Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

8 1.4K 2
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1/8 - Mã đề thi 135 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: SINH HỌC - Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi: 135 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Đề kiểm tra gồm 50 câu trong 07 trang Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi– Vanbec? A. Không có chọn lọc tự nhiên. B. Các cá thể giao phối tự do. C. Quần thể có kích thước lớn. D. Có hiện tượng di nhập gen. Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Quá trình phiên mã. (2) Phân tử prôtêin. (3) Phân tử tARN. (4) Phân tử mARN. (5) Quá trình dịch mã. (6) Phân tử ADN mạch đơn. A. (2) và (4). B. (3) và (5). C. (2) và (5). D. (1) và (5). Câu 3: Những điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến là: (1) Thường biến là biến dị kiểu hình, còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen. (2) Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể, còn đột biến chỉ xuất hiện ở các thế hệ sau. (3) Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường, còn đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường. (4) Thường biến xuất hiện đồng loạt, định hướng còn đột biến xuất hiện cá thể, không theo hướng xác định. A. 3, 4. B. 1, 4. C. 1, 2. D. 2, 3. Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về các yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền)? A. Có thể xảy ra ở tất cả các quần thể, nhưng thường làm thay đổi tần số alen một cách đáng kể ở quần thể nhỏ. B. Có thể làm loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể. C. Làm thay đổi tần số alen một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, không thể dự đoán được. D. Trong một môi trường nhất định, các yếu tố ngẫu nhiên ưu tiên giữ lại một số alen có ưu thế hơn các alen khác. Câu 5: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là A. sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I. B. sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I. C. sự trao đổi đoạn giữa hai crômatit cùng nguồn gốc của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I. D. sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân. Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng về số lượng loài và số lượng cá thể của loài trong quần xã? A. Khi đi từ vùng biển khơi vào bờ, số lượng loài giảm nhưng số lượng cá thể của mỗi loài tăng. B. Khi đi từ vùng cực đến vùng xích đạo, số lượng loài giảm nhưng số lượng cá thể của loài tăng lên. C. Khi đi từ mặt đất lên các đỉnh núi cao, số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài đều giảm. D. Khi đi từ mặt đại dương xuống đáy sâu, số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài đều tăng. Câu 7: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào của một loài thực vật: Chiếc nhiễm sắc thể thứ nhất mang gen B, qui định hoa màu đỏ; Chiếc nhiễm sắc thể thứ hai mang gen b, qui định hoa màu trắng. Các gen có cấu trúc dạng xoắn và đều có 75 vòng xoắn. Gen B có 2025 liên kết hiđrô; gen b có hiệu số giữa G với một nuclêôtit khác bằng 150. Cho giao phấn giữa hai cây đều mang kiểu gen Bb được loại hợp tử ở F 1 có 1050 nuclêôtit loại A. Kiểu gen của loại hợp tử F 1 là A. BBBb. B. BBB hoặc BBb. C. Bbbb. D. BBbb. Trang 2/8 - Mã đề thi 135 Câu 8: Ở một sinh vật nhân sơ, đoạn đầu gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung là 5´ ATG XGX TXX TAX TXT ATT XTA GXG GTX AAT 3´ Tác nhân đột biến làm cặp nuclêôtit thứ 19 G - X bị mất thì chuỗi pôlipeptit tương ứng được tổng hợp từ gen đột biến có số axit amin là A. 9. B. 8. C. 4. D. 5. Câu 9: Ở ruồi giấm, gen A qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định mắt màu lựu, gen B qui định cánh bình thường trội hoàn toàn so với gen b qui định cánh xẻ. Lai hai cá thể ruồi giấm P thu được F 1 gồm: Ruồi đực: 7,5% mắt đỏ, cánh bình thường : 7,5% mắt lựu, cánh xẻ: 42,5% mắt đỏ, cánh xẻ : 42,5% mắt lựu, cánh bình thường: Ruồi cái: 50% mắt đỏ, cánh bình thường : 50% mắt đỏ, cánh xẻ. Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Hai gen qui định màu mắt và dạng cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng và xảy ra hoán vị gen ở giới cái với tần số 15%. (2) Kiểu gen của ruồi bố mẹ P: a B A b XX x YX A b (3) Gen qui định màu mắt nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, gen qui định dạng cánh nằm trên NST thường. (4) Gen qui định màu mắt và dạng cánh nằm trên cùng NST giới tính X, không có alen trên Y; xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số 15%. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 10: Cho các bước sau: (1) Nuôi cấy tế bào xôma chứa ADN tái tổ hợp trong môi trường nhân tạo. (2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào xôma có chứa ADN tái tổ hợp. (3) Kích thích tế bào trứng cừu có chứa ADN tái tổ hợp phát triển thành phôi. (4) Tạo ADN tái tổ hợp chứa gen người chuyển vào tế bào xôma của cừu. (5) Lấy nhân tế bào xôma có chứa ADN tái tổ hợp chuyển vào tế bào trứng cừu đã bị loại bỏ nhân. (6) Cấy phôi vào tử cung của cừu mẹ, cừu mẹ mang thai sinh ra cừu con mang gen sản sinh prôtêin của người. Trình tự các bước trong quy trình tạo cừu mang gen tổng hợp prôtêin của người là A. (4) → (2) → (1) → (5) → (3) → (6). B. (4) → (1) → (5) → (2) → (3) → (6). C. (2) → (1) → (5) → (4) → (3) → (6). D. (4) → (1) → (2) → (5) → (3) → (6). Câu 11: Trong các cặp cấu trúc tương ứng sau đây, có bao nhiêu cặp cấu trúc là tương đồng với nhau? (1) Cánh của dơi và tay của người. (2) Não của mèo và não của chó. (3) Ty thể của động vật và ty thể của thực vật. (4) Cánh của chim và cánh của côn trùng (5) Hemôglôbin của khỉ đầu chó và hemôglôbin của Gôrila. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 12: Xét một quần thể thực vật tự thụ phấn P: 0,45 AA : 0,3 Aa : 0,25 aa. Biết quần thể không chịu tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về quần thể này? (1) Tần số alen không thay đổi qua các thế hệ tự thụ. (2) Thành phần kiểu gen không có sự thay đổi qua các thế hệ tự thụ. (3) Qua nhiều thế hệ tự thụ, quần thể trở nên đa dạng di truyền. (4) Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, nếu quần thể chuyển sang giao phấn thì tần số alen của quần thể vẫn không đổi qua các thế hệ. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 13: Trong quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit, axit amin thứ (p+1) được liên kết với axit amin thứ p của chuỗi pôlipeptit đang được tổng hợp để hình thành liên kết peptit mới bằng cách: A. nhóm (-COOH) của axit amin thứ p liên kết với nhóm (-NH 2 )của axit amin thứ p+1. B. nhóm (-COOH) của axit amin thứ p+1 liên kết với nhóm (-NH 2 )của axit amin thứ p. C. nhóm (-NH 2 ) của axit amin thứ p+1 liên kết với nhóm (-COOH) của axit amin thứ p. D. nhóm (-NH 2 ) của axit amin thứ p liên kết với nhóm (-COOH) của axit amin thứ p+1. Câu 14: Nhóm cá thể nào trong các nhóm cá thể sau đây không phải là quần thể? A. Đàn cá rô phi đơn tính trong một cái Đầm. B. Đàn cá mòi cờ hằng năm di cư vào sông Hồng để sinh sản. Trang 3/8 - Mã đề thi 135 C. Các con ốc bươu vàng sống trong ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. D. Nhóm cá diếc bạc có kiểu trinh sản sống trong các vực nước ở châu Âu. Câu 15: Ở châu chấu cái có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX (2n = 24), châu chấu đực có cặp NST giới tính XO (2n = 23). Khi châu chấu đực giảm phân có khả năng cho bao nhiêu loại giao tử trong trường hợp không xảy ra đột biến và trao đổi chéo, các cặp NST tương đồng đều mang cặp gen dị hợp? A. 2 12 + 1 loại. B. 2 11 loại. C. 2 11 + 1 loại. D. 2 12 loại. Câu 16: Hoán vị gen có vai trò: 1. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. 2. tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau. 3. sử dụng để lập bản đồ di truyền. 4. làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể. Phương án đúng là: A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4. Câu 17: Ở 1 loài thực vật, nếu trong kiểu gen có cả 2 alen trội A và B cho kiểu hình hoa vàng, nếu thiếu 1 trong 2 alen trội nói trên hoặc không có alen trội nào cho kiểu hình hoa trắng. Gen D qui định hạt phấn dài là trội hoàn toàn so với gen d qui định hạt phấn ngắn. Cho cây P lai phân tích thu được F 1 gồm: 43,75% cây hoa trắng, hạt phấn ngắn : 31,25% cây hoa trắng, hạt phấn dài : 18,75% cây hoa vàng, hạt phấn dài : 6,25% cây hoa vàng, hạt phấn ngắn. Biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen cây P là A. ad AD Bb B. ab AB Dd C. aD Ad Bb D. Aa bd Bd Câu 18: Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen qui định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là: 1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau. 2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này. 3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen. 4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. A. 3  2  1  4. B. 1  2  3  4. C. 3  1  2  4. D. 1  3  2  4. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính? A. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN. B. Chỉ các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho thế hệ sau. C. Những đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại. D. Các đột biến lặn gây chết có thể truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp tử. Câu 20: Trong tự nhiên, nhiều quần thể thực vật tự thụ phấn qua nhiều thế hệ nhưng không bị thoái hóa vì A. quần thể cây này sinh sản khỏe nên có thể bù lại số cây bị chết do tự thụ phấn. B. loài cây này có bộ gen bền vững nên ít xảy ra đột biến. C. môi trường mà chúng sống ít có tác nhân gây đột biến. D. chọn lọc tự nhiên đã duy trì ở quần thể các dòng thuần chứa các gen có lợi. Câu 21: Ở 2 quần thể thực vật giao phấn, quần thể 1 có 9000 cây có kiểu gen AA, 900 cây Aa và 100 cây aa; quần thể 2 có 100 cây AA, 900 cây Aa và 9000 cây aa. Trong điều kiện hai quần thể này trao đổi hạt phấn và hạt cho nhau, nếu không có alen nào có ưu thế chọn lọc thì theo thời gian, tần số alen và tần số kiểu gen của 2 quần thể này thay đổi như thế nào? A. tần số alen A và tần số kiểu gen AA ở 2 quần thể ngày càng giảm do có sự mất giao tử và hạt sang quần thể kia. B. tần số kiểu gen đồng hợp ở 2 quần thể ngày càng tăng, dị hợp ngày càng giảm vì có hiện tượng giao phối gần. C. tần số alen A của quần thể 1 ngày càng tăng, tần số alen a ngày càng giảm và ở quần thể 2 thì ngược lại. D. tần số alen và tần số kiểu gen của 2 quần thể này sẽ ngày càng giống nhau hơn do có hiện tượng di nhập gen. Trang 4/8 - Mã đề thi 135 Câu 22: Thế hệ xuất phát của một quần thể là P: 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa. Biết quần thể xảy ra quá trình ngẫu phối và các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Cấu trúc quần thể sau 4 thế hệ ngẫu phối là: A. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa B. 484 361 AA : 484 57 Aa : 484 9 aa C. 144 121 AA : 144 22 Aa : 144 1 aa D. 121 100 AA : 121 20 Aa : 121 1 aa Câu 23: Cấu trúc xương của phần trên tay người và cánh dơi rất giống nhau, trong khi đó các xương tương ứng trên ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng ba dạng sinh vật trên đều xuất phát từ một dạng tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng về các số liệu nghiên cứu trên? (1) Người và dơi được tiến hóa theo cơ chế chọn lọc tự nhiên, cá voi tiến hóa theo cơ chế hình thành loài của Lamarck. (2) Các gen của cá voi đột biến nhanh hơn so với người và dơi nên cấu trúc chi của nó có nhiều khác biệt. (3) Cá voi có chi trước rất khác biệt với người và dơi, xếp cá voi vào lớp Thú là không đúng. (4) Chi trước người và dơi có sự tiến hóa thích nghi, còn chi trước cá voi tiến hóa nhưng kém thích nghi. (5) Chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của cá voi. A. 1. B. 4. C. 3 D. 2. Câu 24: Thể song nhị bội có tính hữu thụ vì trong mỗi tế bào thể song nhị bội có A. cơ sở vật chất di truyền của một loài nhân lên gấp đôi. B. bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài này bằng với bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài kia tạo thành n cặp nhiễm sắc thể tương đồng. C. mang bộ nhiễm sắc thể là 4n. D. các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng, không có trở ngại trong quá trình tiếp hợp và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo giao tử. Câu 25: Tại sao vi khuẩn có 2 loại ADN là ADN - nhiễm sắc thể và ADN - plasmit nhưng trong kỹ thuật di truyền, người ta chỉ lấy ADN - plasmit làm vectơ? A. Vì plasmit đơn giản hơn nhiễm sắc thể. B. Vì plasmit tự nhân đôi độc lập. C. Vì plasmit to hơn, dễ thực hiện thao tác và plasmit dễ xâm nhập vào tế bào. D. Do plasmit không làm rối loạn nhân của tế bào. Câu 26: Ở một loài thực vật, khi lai 2 cây có kiểu gen ♂ AaBb x ♀ AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBBb. Để hình thành cây tứ bội trên là do sự không phân li của các cặp nhiễm sắc thể ở lần A. giảm phân II của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn. B. nguyên phân đầu tiên của hợp tử. C. giảm phân I của giới này và lần giảm phân II của giới kia. D. giảm phân I của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn. Câu 27: Ở một số loài thực vật, khi cá thể bị bạch tạng thì toàn thân có màu trắng; tuy nhiên một số loài chỉ có hiện tượng lá xanh có đốm trắng. Có thể giải thích hai hiện tượng này là: A. bạch tạng và lá đốm đều do gen trong nhân bị đột biến. B. lá đốm do gen trong lục lạp bị đột biến, bạch tạng do gen trong nhân bị đột biến. C. lá đốm do thường biến, bạch tạng do gen trong nhân bị đột biến. D. lá đốm do gen trong nhân bị đột biến, bạch tạng do gen trong lục lạp bị đột biến. Câu 28: Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu tế bào là A. khảo sát về quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào. B. khảo sát sự trao đổi chất của tế bào diễn ra bình thường hay không. C. quan sát về hình thái, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào, để dự đoán sự phát triển bình thường hay bất thường của cơ thể. Trang 5/8 - Mã đề thi 135 D. tạo tế bào trần để lai tế bào sinh dưỡng, nhằm tăng năng suất cây trồng đối với những loài không sinh sản hữu tính. Câu 29: Điều kiện cần thiết nghiệm đúng quy luật phân li độc lập là: A. số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác. B. các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. C. các nhiễm sắc thể phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử. D. mỗi cặp gen phải nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Câu 30: Gen dài 3060Å, có tỉ lệ A = 3/7 G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ: A/G ≈ 42,18%. Số liên kết hiđrô của gen đột biến là A. 2430. B. 2070. C. 2433. D. 2427. Câu 31: Gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên NST thường vì A. tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y. B. phần lớn các gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. C. gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội. D. chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của giới nữ hoạt động. Câu 32: Ở một loài động vật, có 5 tế bào sinh tinh của một cá thể đực có kiểu gen AaBb de DE Hh tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là A. 16. B. 20. C. 10. D. 32. Câu 33: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, đơn vị nào sau đây là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa trong tự nhiên? A. Giao tử. B. Cá thể. C. Loài. D. Quần thể. Câu 34: Sắp xếp các loài trong chi Homo theo lịch sử xuất hiện: A. Homo erectus → Homo habilis → Homo neanderthalensis → Homo sapiens B. Homo habilis → Homo erectus → Homo neanderthalensis → Homo sapiens C. Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens → Homo neanderthalensis D. Homo habilis → Homo neanderthalensis → Homo sapiens → Homo erectus Câu 35: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, sự kiện nào chỉ diễn ra khi môi trường có đường lactôzơ? A. Enzim ARN pôlimeraza không liên kết với vùng khởi động. B. Các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã. C. Prôtêin ức chế liên kết với đường lactôzơ. D. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế. Câu 36: Những nhận định nào sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên? (1) Chọn lọc tự nhiên chỉ có thể tác động lên các biến dị đang có sẵn trong quần thể. (2) Khi thể dị hợp tử chiếm ưu thế hơn thể đồng hợp, chọn lọc tự nhiên có xu hướng duy trì hai hoặc nhiều hơn 2 alen của locus này trong quần thể. (3) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tạo ra nhiều alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể. (4) Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp trội, giảm đồng hợp lặn. (5) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen của quần thể với tốc độ nhanh hơn chọn lọc chống lại alen lặn. A. (2), (4), (5). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (5). D. (2), (3), (5). Câu 37: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quyết định đến sự đa dạng của hệ sinh thái biển nhiệt đới? A. Đa dạng về sinh cảnh và nơi sống. B. Nguồn thức ăn giàu có. C. Nhiều kẻ thù và dịch bệnh. D. Nhiệt độ nước. Câu 38: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Phấn trắng (Krêta)? A. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng. B. Xuất hiện thực vật có hoa. C. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật, kể cả bò sát cổ. D. Tiến hoá động vật có vú. Câu 39: Nhận định nào sau đây không đúng về cấu trúc tuổi của quần thể? A. Nhóm tuổi sau sinh sản thường chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi sinh thái. Trang 6/8 - Mã đề thi 135 B. Những loài có tuổi thọ cao thì cấu trúc tuổi phức tạp hơn so với những loài và những quần thể có tuổi thọ thấp. C. Tuổi thọ sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể từ lúc sinh ra đến lúc chết vì những lí do sinh thái. D. Những loài sống ở vĩ độ thấp có cấu trúc tuổi đơn giản hơn so với những quần thể cùng loài sống ở các vĩ độ cao. Câu 40: Ổ sinh thái là A. một không gian được giới hạn bởi giới hạn sinh thái của tất cả các nhân tố sinh thái. B. nơi sống của sinh vật trong đó chứa đựng nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật. C. khoảng không gian sinh thái hình lục diện bao xung quanh sinh vật. D. khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái nào đó liên quan đến đời sống của sinh vật. Câu 41: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 36 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tam bội (3n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 3 nên bộ nhiễm sắc thể n = 12 và 3n = 36. B. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau và 1 chiếc khác với 2 chiếc kia. C. trong tế bào, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 3 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước. D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt. Câu 42: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân làm các loài thú lớn dễ bị tuyệt chủng? (1) Nơi sống của chúng ngày càng bị thu hẹp. (2) Kích thước lớn dễ bị con người chú ý. (3) Kích thước quần thể lớn. (4) Tuổi thành thục sinh sản muộn, sức sinh sản thấp. (5) Thích nghi cao với điều kiện môi trường. (6) Tiến hóa và thích nghi hơn các loài thú nhỏ. A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 43: Để chuyển một gen của người vào vi khuẩn E.coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn, người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển, cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Vì nếu không làm như vậy thì A. gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn. B. gen của người có kích thước lớn không đưa vào được tế bào vi khuẩn. C. sản phẩm được tổng hợp từ gen của người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng. D. gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn. Câu 44: Trong các khu sinh học (biôm) sau đây, khu sinh học nào có thành phần loài kém đa dạng nhất? A. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. B. Rừng ôn đới Bắc Bán Cầu. C. Đồng cỏ và savan cây bụi nhiệt đới. D. Vùng cửa sông nhiệt đới. Câu 45: Hãy xác định mối quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau đây: (1) Quả cây ké thường có gai nhỏ để dễ dàng bám vào lông trâu, bò, thú nhỏ nên dễ phát tán xa. (2) Cá khoang cổ sống trong xúc tu của hải quỳ. (3) Cây bắt ruồi bắt các loại côn trùng và tiết enzyme tiêu hóa để lấy chất dinh dưỡng từ côn trùng. (4) Loài tảo hai roi (Dinoflagellata) tiết chất độc làm cho những loài giáp xác, cá ăn thực vật nổi chết. A. (1) Hội sinh; (2) Cộng sinh; (3) Sinh vật này ăn sinh vật khác; (4) Ức chế cảm nhiễm. B. (1) Hợp tác; (2) Hội sinh; (3) Cạnh tranh; (4) Quan hệ vật chủ – vật kí sinh. C. (1) Hội sinh; (2) Cộng sinh; (3) Ức chế cảm nhiễm; (4) Cạnh tranh. D. (1) Quan hệ vật chủ – vật kí sinh; (2) Hỗ trợ; (3) Sinh vật này ăn sinh vật khác; (4) Ức chế cảm nhiễm. Câu 46: Những nhận định nào sau đây đúng về hệ sinh thái? (1) Hệ sinh thái chỉ bao gồm các nhân tố hữu sinh, không bao gồm các nhân tố vô sinh của môi trường. Trang 7/8 - Mã đề thi 135 (2) Hệ sinh thái là hệ động lực mở và có khả năng tự điều chỉnh. (3) Mỗi thành phần cấu trúc của hệ sinh thái có chức năng riêng, hoạt động một cách riêng rẽ, ít tương tác với nhau. (4) Kích thước của hệ sinh thái thường rất lớn và có chứa rất nhiều loài sinh vật tạo nên sự đa dạng của hệ sinh thái. (5) Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái tồn tại và phát triển phụ thuộc vào nhau, không cô lập khỏi nhau. A. (1), (2), (5). B. (2), (5). C. (3), (4), (5) D. (1), (4). Câu 47: Trong một quần xã, xét các sinh vật sau đây: A 1 : Sư tử A 2 : Hổ A 3 : Linh dương A 4 : Chim sáo mỏ đỏ Trong các sơ đồ dưới đây, có bao nhiêu sơ đồ thể hiện đúng mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã trên? Ghi chú: Gây tác động trực tiếp và ảnh hưởng bất lợi. Gây tác động trực tiếp và ảnh hưởng có lợi. Gây tác động gián tiếp và ảnh hưởng bất lợi. Gây tác động gián tiếp và ảnh hưởng có lợi. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 48: Ở một loài thực vật, chiều cao của cây được qui định bởi 3 cặp gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động cộng gộp với nhau. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10cm. Người ta tiến hành lai giữa cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được các cây F 1 đều có chiều cao 180cm. Tính theo lí thuyết, nếu cho F 1 tự thụ phấn thì ở F 2 cây có chiều cao 190 cm chiếm tỉ lệ A. 15/64. B. 3/32. C. 27/64. D. 9/16. Câu 49: Ở một loài thực vật, hình dạng quả được chi phối bởi 2 cặp gen không alen (A/a và B/b) phân li độc lập. Sự có mặt đồng thời của hai gen trội trong kiểu gen sẽ qui định kiểu hình quả dẹt; sự có mặt riêng rẽ của mỗi gen trội trong kiểu gen sẽ qui định quả tròn; kiểu gen đồng hợp lặn qui định quả dài. Cho giao phấn giữa cây quả dẹt dị hợp về hai cặp gen với cây quả dài, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 1 sẽ như thế nào? Biết rằng cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen Aa không phân li ở lần phân bào thứ hai của quá trình giảm phân, cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen Bb phân li bình thường. A. 1 quả dẹt : 4 quả tròn : 3 quả dài. B. 1 quả dẹt : 2 quả tròn : 1 quả dài. C. 1 quả dẹt : 3 quả tròn : 4 quả dài. D. 3 quả dẹt : 1 quả dài. Câu 50: Những bệnh, hội chứng nào sau đây ở người dễ xuất hiện ở nam giới hơn nữ giới? (1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Hội chứng Tơcnơ. (3) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm. (4) Bệnh mù màu đỏ - lục. (5) Bệnh bạch tạng. (6) Bệnh máu khó đông. A. (4), (6). B. (1), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (2), (4), (6). HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. A 1 A 4 (4) A 3 A 3 A 4 (3) A 1 A 1 A 4 (2) A 1 A 2 (1) Trang 8/8 - Mã đề thi 135 ĐÁP ÁN 1 D 11 C 21 D 31 B 41 C 2 B 12 B 22 D 32 B 42 C 3 B 13 C 23 A 33 D 43 C 4 D 14 A 24 D 34 B 44 C 5 B 15 D 25 B 35 C 45 A 6 C 16 B 26 C 36 C 46 B 7 D 17 A 27 B 37 A 47 A 8 D 18 C 28 C 38 A 48 A 9 A 19 B 29 D 39 A 49 A 10 D 20 D 30 C 40 A 50 A . Mã đề thi 135 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: SINH HỌC - Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể phát đề ĐỀ. coi thi không giải thích gì thêm. A 1 A 4 (4) A 3 A 3 A 4 (3) A 1 A 1 A 4 (2) A 1 A 2 (1) Trang 8/8 - Mã đề thi 135 ĐÁP ÁN 1 D 11 C 21 D 31 B 41 C 2 B 12 B 22 D 32 B 42 C 3 B 13 C 23 A 33 D 43 C 4 D 14 A 24 D 34 B 44 C 5 B 15 D 25 B 35 C 45 A 6 C 16 B 26 C 36 C 46 B 7 D 17 A 27 B 37 A 47 A 8 D 18 C 28 C 38 A 48 A 9 A 19 B 29 D 39 A 49 A 10 D 20 D 30 C 40 A 50 A . hệ sinh thái? (1) Hệ sinh thái chỉ bao gồm các nhân tố hữu sinh, không bao gồm các nhân tố vô sinh của môi trường. Trang 7/8 - Mã đề thi 135 (2) Hệ sinh thái là hệ động lực mở và có khả năng tự

Ngày đăng: 30/07/2015, 19:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan