1 Bảng A-Ngày 2 Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: SINH HỌC (BẢNG A) * Ngày thi: 06/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (2 điểm) Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra như thế nào? Nêu chức năng của glicôprôtêin. Câu 2: (2 điểm) Giải thích ngắn gọn bằng cơ chế sinh học các hiện tượng sau: a) Prôtêin được tổng hợp tại mạng lưới nội chất hạt, rồi được dùng để hình thành nên màng sinh chất của tế bào. Thế nhưng phân tử prôtêin ở màng tế bào khác đôi chút so với phân tử prôtêin vừ a được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt. b) Na + và glucose không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid. c) Khi nhiệt độ tăng quá cao enzim bị bất hoạt vĩnh viễn. d) Với lượng enzim xác định, khi lượng cơ chất tăng quá cao hoạt tính của enzim (vận tốc phản ứng) không tăng. Câu 3: (2 điểm) Trình bày các vật liệu, dụng cụ, hóa chất cần thiết và các bước tiến hành thí nghiệm nhận biết protein bằng axit tricloaxetic (TCA). Câu 4: (2 điểm) Ở cà độc dược bộ NST l ưỡng bội 2n = 24. Khi giảm phân hình thành giao tử, bộ NST này thay đổi về số lượng và trạng thái đơn và kép. Xác định số NST theo trạng thái của nó trong một tế bào ở các thời điểm sau: a) Kì trung gian trước khi phân bào lần I. b) Kì giữa lần I. c) Kì cuối lần I khi 2 tế bào con được tạo thành. d) Kì giữa lần II. e) Kì sau lần II. f) Kì cuối lần II khi quá trình phân bào kết thúc. Câu 5: (2 điểm) Nêu cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Cấu trúc xo ắn qua nhiều cấp độ của NST có ý nghĩa gì trong di truyền ? Câu 6: (2 điểm) 1. Phân biệt qui luật di truyền phân li độc lập với qui luật hoán vị gen của 2 cặp tính trạng trội hoàn toàn do 2 cặp gen trên NST thường qui định. (Gồm 02 trang) CHÍNH THỨC 2 Bảng A-Ngày 2 2. Có một số cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb), các gen nằm trên NST thường. a) Các cá thể này có thể có các kiểu gen như thế nào ? b) Nêu tên các qui luật di truyền tương ứng với các kiểu gen trên. c) Nếu các cá thể trên tự thụ phấn thì số kiểu gen tạo ra ở đời con: + Nhiều nhất là bao nhiêu ? Tương ứng với qui luật di truyền nào ? + Ít nhất là bao nhiêu ? Tương ứng với qui luật di truyền nào ? Câu 7: (2 điểm) Trong phòng thí nghiệm có 3 dung d ịch. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amylaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích. Câu 8: (2 điểm) Ở một loài thực vật, các alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể số 2; các alen B và b nằm trên nhi ễm sắc thể số 3. Người ta tiến hành phép lai: P ♀ aaBB x ♂ AAbb. Hãy viết các kiểu gen có thể có của con lai trong các trường hợp sau: Trường hợp 1: Xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♀ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 2. Trường hợp 2: Xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♂ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 3. Câu 9: (2 điểm) a) Có thể tạo ra dòng thuần chủng bằng những cách nào? Tại sao việc duy trì dòng thuần thường rất khó khăn? b) Vì sao việc chọn lọc trong dòng thuần không mang lại hiệu quả? Câu 10: (2 điểm) Một quần thể tự thụ phấn bắt buộc có cấu trúc di truyền ban đầu là: P: 50% AA : 50% aa. a) Hãy xác định thành phần kiểu gen c ủa quần thể sau 5 thế hệ. b) Quần thể trên đã đạt trạng thái cân bằng di truyền chưa? Tại sao? c) Nêu các điều kiện cần thiết để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. HẾT 1 Bảng A – Ngày 2 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: SINH HỌC (BẢNG A) * Ngày thi: 06/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2 điểm) Quá trình tổng hợp glicôprôtêin: - Glicoprotein cấu tạo từ gluxit liên kết với protein. (0.25đ) - Gluxit được tổng hợp bên trong mạng lưới nội sinh chất. (0.25đ) - Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên mạng lưới nội chất hạt. (0.25đ) - Sau khi tổng hợp xong gluxit và prôtêin được đưa vào gôngi để tổng hợp nên glycoprotein. (0.25đ) Chức năng của glicoprotein: - Là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau. (0.5đ) - Là các thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin. (0.5đ) Câu 2: (2 điểm) Giải thích ngắn gọn bằng cơ chế sinh học các hiện tượng sau: a. Prôtêin được tổng hợp tại mạng lưới nội chất hạt, rồi được dùng để hình thành nên màng sinh chất của tế bào. Thế nhưng phân tử prôtêin ở màng tế bào khác đôi chút so với phân tử prôtêin vừa được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt là vì các phân tử protein này đã được biế n đổi tại bộ máy Golgi cho phù hợp với cấu trúc của màng tế bào. (0.5đ) b. Na + và glucose không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid vì: Na + có tính phân cực và có “áo nước” cồng kềnh và glucose cũng có kích thước to nên không thể qua được “lỗ màng”. (0.5đ) c. Khi nhiệt độ tăng quá cao enzim bị bất hoạt vĩnh viễn vì : Enzim có thành phần chính là protein, khi nhiệt độ tăng quá cao protein bị biến tính (mất cấu trúc không gian) nên trung tâm hoạt động của enzim không thể gắn cơ chất. Và khi nhiệt độ trở lại bình thường các phân tử protein cũng không lấy lại được cấu trúc không gian ban đầu. (0.5đ) d. Vớ i lượng enzim xác định, khi lượng cơ chất tăng quá cao, hoạt tính của enzim (vận tốc phản ứng) không tăng vì: tất cả các trung tâm hoạt động của enzim đã bão hòa cơ chất. (0.5đ) Câu 3: (2 điểm) - Chuẩn bị: (0.5đ) + Dung dịch lòng trắng trứng 5%, Axit TCA 10% + Ống nghiệm, pipet - Cách tiến hành: (0.5đ) + Cho 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 5% vào ống nghiệm. + Thêm 5 – 10 giọt dung dịch axit TCA 10% vào ống nghiệm, lắc đề u. - Quan sát hiện tượng: (1,0đ) + Kết quả thí nghiệm: Có kết tủa dạng keo xuất hiện trong ống nghiệm. (Gồm 04 trang) CHÍNH THỨC 2 Bảng A – Ngày 2 + Giải thích thí nghiệm: Axit TCA làm biến tính protein, protein trong lòng trắng trứng bị đông tụ lại thành dạng keo không hòa tan, tạo ra kết tủa. Câu 4: (2 điểm) a. 24 NST đơn khi NST chưa tự nhân đôi. (0,5đ) 24 NST kép khi NST đơn đã nhân đôi xong. (0,25đ) b. 24 NST kép. (0,25đ) c. 12 NST kép. (0,25đ) d. 12 NST kép (0,25đ) e. 24 NST đơn (0,25đ) f. 12 NST đơn (0,25đ) Câu 5: (2 điểm) - NST cấu tạo gồm ADN liên kết với protein Histon được xoắn qua nhiều cấp độ: + Nucleoxom:146 cặp nu xoắn quanh 1 4 3 vòng khối cầu gồm 8 phân tử protein Histon (0,25 đ) + Sợi cơ bản : gồm các nucleoxom liên kết với nhau, giữa các nucleoxom có 1 phân tử protein Histon. Sợi cơ bản có chiều ngang 11nm (0,25 đ) + Sợi nhiễm sắc: do sợi cơ bản xoắn bậc 2 tạo thành có chiều ngang 30nm (0,25 đ) + Vùng xếp cuộn (sợi siêu xoắn) : do sợi nhiễm sắc xoắn cuộn lần nữa tạo nên, có chiều ngang 300 nm (0,25 đ) + Cromatid: sợi siêu xoắn xoắn ti ếp tạo thành, chiều ngang 700 nm (0,25 đ) Ý nghĩa: Thuận lợi cho sự tổ hợp, phân li của NST trong quá trình phân bào . (0,25 đ) Câu 6: (2 điểm) 1. Phân li độc lập Hoán vị gen 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau, 2 tính trạng di truyền độc lập nhau 2 cặp gen nằm trên 1cặp NST, 2 tính trạng di truyền liên kết với nhau 2 cặp gen PLĐL và có sự tổ hợp tự do nên F 1 phát sinh 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau 2 cặp gen phân li cùng nhau và có tái tổ hợp nên F 1 phát sinh 4 loại giao tử có tỉ lệ phụ thuộc tần số hoán vị gen F 2 có 9 KG tỉ lệ (1:2:1) 2 , 4 KH có tỉ lệ 9:3:3:1 F 2 có 10 KG và 4KH với tỉ lệ phụ thuộc tần số hoán vị gen F b có 4 KG và 4KH với tỉ lệ 1:1:1:1 F b có 4 KG và 4 KH tỉ lệ phụ thuộc tần số hoán vị gen (Mỗi cặp ý đúng ghi 0,25 điểm) 2. a. KG của cá thể dị hợp tử có thể là: AaBb hay AB/ab hay Ab/aB b. Qui luật di truyền phân li độc lập, tương tác gen, liên kết hoàn toàn, liên kết không hoàn toàn c. -Tạo ra KG nhiều nhất (10 KG) tương ứng với qui luật liên kết không hoàn toàn -Tạo ra KG ít nhất (3 KG) tương ứng với qui luật liên kết hoàn toàn (Mỗi ý đúng ghi 0,25 điểm) Câu 7: (2 điểm) - Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắ c nhất là amylaza. - Giải thích: + Amylaza là enzym có bản chất là prôtêin, vì vậy rất dễ bị biến đổi cấu (0.5 đ) 3 Bảng A – Ngày 2 trúc khi bị đun nóng (các liên kết hydro bị bẻ gãy). Amylaza gồm nhiều loại axit amin cấu tạo nên (tính đồng nhất không cao), vì vậy, sự phục hồi lại các liên kết yếu (liên kết hydro) sau khi đun nóng là khó khăn. + ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên kết hydro giữa hai mạch bị đứt gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hydro của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ h ạ xuống, các liên kết hyđrô được tái hình thành (sự hồi tính); vì vậy, khi hạ nhiệt độ, ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu. + Glucôzơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào; cũng rất bền vững với tác dụng đun nóng dung dịch. (0.5 đ) (0.5 đ ) (0.5 đ) Câu 8: (2 điểm) Trường hợp 1: P ♀ aaBB x ♂ AAbb (2n) (2n) G aaB , B Ab (n+1) (n-1) (n) F 1 AaaBb ABb (2n+1) (2n-1) Thể ba Thể một Trường hợp 2: P ♀ aaBB x ♂ AAbb (2n) (2n) G aB Abb , A (n) (n+1) (n-1) F 1 AaBbb AaB (2n+1) (2n-1) Thể ba Thể một (0,25 đ) (0,25 đ) (0,5 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,5 đ) Câu 9: (2 điểm) a. Có thể tạo ra dòng thuần chủng bằng những cách: + Cho giao phối gần hoặc tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (0,5 đ) + Bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào: từ tế bào hạt phấn (n) người ta l ưỡng bội hóa tạo ra tế bào (2n) và cho tái sinh cây. (0,5 đ) - Việc duy trì dòng thuần chủng thường rất khó khăn vì các dòng thuần thường có sức sống kém do nhiều gen lặn có hại đã được đưa vào thể đồng hợp và rất khó ngăn ngừa sự giao phấn. (0,5 đ) 4 Bảng A – Ngày 2 b. Việc chọn lọc trong dòng thuần chủng không mang lại hiệu quả, vì các alen quan tâm đều ở trạng thái đồng hợp. Sự sai khác về kiểu hình lúc đó chỉ là thường biến. (0,5 đ) Câu 10: (2 điểm) a. (0,5 điểm) Nếu là QT tự thụ phấn bắt buộc: QT chỉ có thể đồng hợp, tự thụ phấn bắt buộc qua bao nhiêu thế hệ thì thành phần kiểu gen vẫn không đổi. Æ F 5 giống P: 50% AA : 50% aa b. (0,75 điểm) Quần thể trên đạt trạng thái cân bằng di truyền. Vì: - Quần thể tự thụ phấn bắt buộc qua bao nhiêu thế hệ thì thành phần kiểu gen vẫn không đổi. (F n giống P: 50% AA : 50% aa) - Do thành phần kiểu gen không đổi Æ tần số tương đối của các alen về gen trên cũng không đổi: A = 0,5, a = 0,5. Î Cấu trúc di truyền không đổi qua các thế hệ tự thụ phấn bắt buộc. c. (0,75 điểm) Điều kiện để QT đạt trạng thái cân bằng là: + Các cá thể trong quần thể phải tự thụ phấn bắt buộc ở mỗi thế hệ; + Sức sống củ a các loại giao tử, hợp tử khác nhau phải như nhau; + QT không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên; + QT không xảy ra đột biến, di nhập gen,… HẾT . hợp 1: P ♀ aaBB x ♂ AAbb (2n) (2n) G aaB , B Ab (n+1) (n-1) (n) F 1 AaaBb ABb (2n+1) (2n-1) Thể ba Thể một Trường hợp 2: P ♀ aaBB x ♂ AAbb (2n) (2n) G aB Abb , A (n) (n+1). Bảng A – Ngày 2 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2 012 * Môn thi: SINH HỌC (BẢNG A) * Ngày thi: 06/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian. Môn thi: SINH HỌC (BẢNG A) * Ngày thi: 06/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (2 điểm) Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra