1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kết nối hệ thống điện gió với lưới điện

69 2,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

1 Chương 1 GIỚI THIỆU Chương này giới thiệu về tầm quan trong của năng lượng tái tạo hiện nay khi nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn hiện khan hiếm, giá cả đắt đỏ. Tầm quan trọng của năng lượng gió, tình hình nghiên cứu, sử dụng, phát triển năng lượng gió trên thế giới và Việt Nam hiện nay. Tình hình phát triển điện gió tại một số nước tiêu biểu. 1.1 Tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng tái tạo hiện nay Đứng trước thực tiễn nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ, các sản phẩm từ dầu mỏ, khí thiên nhiên ngày càng cạn kiệt dẫn đến giá cả của dạng năng lượng này ngày một tăng, điều này là điều không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch để lại nhiều hậu quả về ô nhiễm môi trường như gây ra hiệu ứng nhà kính, gây nóng lên toàn cầu, việc sử dụng các dạng năng lượng truyền thống gây ra những hiểm họa cho môi trường sinh thái như gây ra lũ lụt, hạn hán xảy ra trên toàn cầu. Ngày nay, kinh tế và xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Bên cạnh việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng truyền thống, các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các nguồn năng lượng mới- Năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng truyền thống, cung cấp cho năng lượng cho nền kinh tế, xã hội đã và đang phát triển ngày càng khát năng lượng. Nguồn năng lượng tái tạo có những ưu điểm sau: - Nguồn năng lượng tái tạo có sẵn trong thiên nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng biển … - Việc sử dụng năng lượng tái tạo gây ô nhiễm môi trường và khí thải ít hơn rất nhiều so với việc sử dụng nguồn năng lượng truyền thống như dầu mỏ, than đá, các sản phẩm từ dầu mỏ, khí thiên nhiên… 2 - Sử dụng năng lượng tái tạo thân thiệt với môi trường, làm giảm hiệu ứng nhà kính, giảm sự nóng lên của trái đất do giảm lượng lớn khí CO 2 . - Việc nghiên cứu, sử dụng, phát triển nguồn năng lượng tái tại góp phần giải quyết những vấn đề về thiếu hụt năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào việc sử dụng năng lượng truyền thống. Vì vậy, năng lượng tái tạo có tầm quan trọng rất lớn, việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo là hết sức cần thiết. Các quốc gia trên thế giới đã và đang quan tâm, phát triển nguồn năng lượng này góp phần giải quyết những vấn đề, nhu cầu năng lượng ở mỗi quốc gia. 1.2 Tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng gió Bên cạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng điện mặt trời, năng lượng điện sóng biển, năng lượng điện địa nhiệt…Năng lượng gió ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm, nghiên cứu, ứng dụng, phát triển chủ yếu hệ thống năng lượng điện gió, do năng lượng điện gió có những ưu điểm: - Nguồn năng lượng gió có sẵn trong thiên nhiên và rất ít gây ô nhiễm môi trường. - Việc sử dụng năng lượng điện gió gây ra ô nhiễm môi trườngvà khí thải ít hơn rất nhiều so với việc sử dụng nguồn năng lượng truyền thống như dầu mỏ, than đá, các sản phẩm từ đâu mỏ, khí thiên nhiên… - Sử dụng năng lượng điện gió thân thiệt với môi trường làm giảm hiệu ứng nhà kính, giảm sự nóng lên của trái đất do giảm lượng khí thải CO 2 trong quá trình sản suất rất là ít. - Việc nghiên cứu, ứng dụng, phát triển nguồn năng lượng điện gió góp phần giải quyết những vấn đề về thiếu hụt năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào việc sử dụng năng lượng hóa thạch. 3 - Việc xây dựng, vận hành hệ thống năng lượng điện gió tạo tạo ra công ăn việc làm cho xã hội không chỉ các ngành liên quan trực tiếp tới điện gió mà còn các ngành phụ trợ cung cấp phụ kiện và dịch vụ cho điện gió. - Việc xây dựng hệ thống năng lượng điện gió sử dụng ít tài nguyên đất còn tạo ra quang cảnh du lịch. - Hệ thống năng lượng điện gió có thể xây dựng ở đất liền, trên biển và ngoài hải đảo. Bên cạnh đó năng lượng điện gió có những khuyết điểm sau: - Tính ổn định của năng lượng điện gió kém, do gió có vân tốc luôn thay đổi theo mùa trong năm nên cần nghiên cứu kỹ những vị trí xây dựng các nhà máy điện gió sao cho phù hợp. - Mật độ phân bố năng lượng điện gió thấp về quy mô, diện tích chiếm đất, phạm vi ảnh hưởng của các dự án năng lượng gió bao giờ cũng lớn hơn nhiều so với các nguồn năng lượng truyền thống, trong khi đó công suất đặt và công suất ổn định lại nhỏ. - Kỹ thuật khai thác phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao. - Chi phí vận hành, bảo dưỡng cao vì công suất đặt của tổ máy không cao, sản lượng điện thấp, khu vực lắp đặt rộng…dẫn đến chi phí vận hành, bảo dưỡng cao. Vì thế năng lượng điện gió có giá thành đắt hơn giá thành của các nguồn năng lượng truyền thống. Tuy nhiên, khi mà các nguồn năng lượng truyền thống ngày càng kiệt, giá cả tăng, xem xét lại nguồn năng lượng gió, nó có ưu điểm mà nguồn năng lượng truyền thống không có được đó là khả năng tái tạo, sử dụng lâu dài, bền vững, thân thiện với môi trường. Qua những khuyết điểm và ưu điểm trên ta thấy nguồn năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo có tầm quan trọng rất lớn, nếu được khai thác tốt sẽ cung cấp một nguồn năng lượng không nhỏ cho nhu cầu năng lượng hiện nay, dần thay thế các nguồn năng lượng truyền thống, thân thiện với môi trường, tiềm năng còn rất lớn. 4 1.3 Tình hình nghiên cứu, sử dụng, phát triển năng lượng gió trên thế giới và Việt Nam Việc sử dụng nguồn năng lượng điện gió mới phát triển vào những năm đầu thế kỷ 21, vẫn chưa được khai thác nhiều, tiềm năng và sản lượng còn rất lớn. 1.3.1 - Tình hình nghiên cứu, sử dụng, phát triển năng lượng điện gió trên thế giới. Từ xa xưa con người trên thế giới đã biết sử dụng năng lượng gió phục vụ cho lợi ích của con người như dựa vào sức gió để chạy thuyền buồm, tàu thuyền, các cối xay gió được sử dụng ở thế kỷ 7 với mục đích bơm nước phục vụ cho nông nghiệp ở các nước Trung Đông, Trung Á dần lan tới Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài lợi dụng sức gió để chạy cói xay gió để say bột mì… Cho đến cuối thế kỷ 19 con người phát minh tua bin máy phát điện nhưng đến đầu thế kỷ 20 máy phát điện gió phát triển với những tua bin công suất 1- 3kW, đến những năm 1930 phát triển tua bin có công suất 100kW, tiền thân của máy phát điện gió ngang trục được sử dụng tại Yalta- Liên Xô. Năm 1956 một cựu sinh viên tên là Johannes Juul, xây dựng 200 kW điện gió tại Gedser ở Đan Mạch. Năm 1975, Bộ năng lượng Hoa Kỳ đã tài trợ một dự án để phát triển các tua bin gió tiện ích quy mô. Các tua-bin gió NASA dự án xây dựng các tua-bin, 13 thử nghiệm đã mở đường cho nhiều công nghệ ngày nay được sử dụng. Kể từ đó, tua bin đã tăng lên rất nhiều kích thước với Enercon E-126 có khả năng cung cấp lên đến 7 MW. Sản xuất tua bin gió đã được mở rộng sang nhiều nước và năng lượng gió được dự kiến sẽ tăng trưởng trên toàn thế giới trong thế kỷ 21. [1.1] Ngày nay, nhà máy điện gió ngày càng được nghiên cứu, sử dụng và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, với sản lượng điện sản xuất được ngày càng tăng. 5 Hình 1.1: Tổng công suất lắp đặt điện gió trên thế giới Qua hình 1.1, ta thấy sản lượng gió trên thế giới ngày một tăng qua các năm, từ năm 2001 đến năm 2011, năm 2001 sẳn lượng năng lượng điện gió mới chỉ 24.322 MW, năm 2002 hơn 3.100 MW…và đến năm 2011 tổng sản lượng điện gió trên thế giới đạt hơn 239.000 MW. Điều này cho thấy rằng các nước trên thế đang chú trọng nghiên cứu phát triển dạng năng lượng này. 6 Hình 1.2: Tổng sản lượng điện gió trên thế giới năm 2011 Qua hình 1.2, tổng sản lượng điện gió trên thế giới năm 2011 khoảng hơn 239.000 MW, trong đó nước Trung Quốc chiếm 26% sản lượng, Hoa Kỳ chiếm 20%, Đức chiếm 12%, Tây Ban Nha chiếm 9%, Ấn Độ chiếm 7%, Pháp chiếm 3%, nước Ý chiếm 3%, Canada 2%, tất cả các nước còn lại chiếm 15%. Tình hình sản xuất năng lượng điện gió ở một số nước tiêu biểu: - Đức: là nước dẫn đầu về phát triển điện gió. Từ những năm 80 thế kỷ 20 Chính phủ Đức đã tài trợ một số kế hoạch nghiên cứu. Năm 1991 Quốc hội Đức thông qua đạo luật bắt buộc mua điện gió khiến cho thị trường có bước đột phá. Căn cứ của đạo luật đó là: năng lượng sạch cần có đầy đủ cơ chế khuyến khích để tạo lập được thị trường, như vậy mới có thể cạnh tranh bình đẳng với các loại điện năng dùng nhiên liệu truyền thống, vốn vẫn được trợ giá (như than và năng lượng hạt nhân). Luật năng lượng mới của Đức quy định, Chính phủ bù lỗ cho mỗi 1 KWh điện gió là 9,1 cent Euro, chính sách bù lỗ ít nhất là 5 năm. Điện gió được ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị nhờ công của các tổ chức bảo vệ môi trường, trong đó có các thành viên của Đảng 7 Xanh. Đến cuối năm 2003, tổng công suất lắp đặt điện gió của nước Đức đã đạt đến 14.600 MW, chiếm hơn 1/3 công suất lắp đặt điện gió của toàn thế giới, chiếm hơn một nửa của toàn Châu Âu. Lượng khí thải hiệu ứng nhà kính của Đức mấy năm gần đây đã giảm 17 triệu tấn, là một sự đóng góp rõ rệt của nước Đức trong việc thực hiện “Nghị định thư Kyoto”, tăng thêm lòng tin cho nước Đức về phát triển bền vững. - Mỹ: sau một thời kỳ ảm đạm về điện gió của thập kỷ 90 thế kỷ 20, đến nay nước Mỹ đã trở thành một trong những thị trường lớn nhất về điện gió. Hiện 27 Bang đã có các công trình điện gió lớn. Đến cuối năm 2003 tổng công suất lắp đặt điện gió đã đạt 6.370 MW. Chính phủ Liên bang Mỹ đã có chính sách ưu đãi đối với điện gió: mua thiết bị điện gió được miễn thuế hoàn toàn, đồng thời sau khi đưa vào hoạt động còn miễn giảm một phần thuế sản xuất, cứ phát ra 1 KWh được giảm thuế 1,5 cent USD. Một số bang của Mỹ còn thông qua Luật yêu cầu các Công ty điện lực tăng tỷ lệ phát điện bằng năng lượng tái tạo. Ví dụ năm 1999 bang Texat quy định hạn ngạch có tính chất cưỡng bức đối với nguồn điện năng lượng tái tạo, do đó tổng công suất lắp đặt nguồn điện gió của bang này đã vượt quá 1.000 MW. - Đan Mạch: Tổng diện tích toàn quốc chỉ có 4.300 km 2 (không kể đảo Greenland và quần đảo Faro). Là một nước nhỏ nhất Bắc Âu nhưng trong vương quốc đồng thoại của 5 triệu dân này có đến 65.000 người tham gia làm nghề điện gió, tổng thu nhập đã đạt đến 3 tỷ Euro. Nghề chế tạo máy phát điện gió của Đan Mạch đã trở thành một động lực lớn lao của nền kinh tế đó là một ví dụ thành công về thương mại hóa trong lĩnh vực này. Thu nhập về xuất khẩu của các sản phẩm điện gió và năng lượng mặt trời của Đan Mạch hàng năm đã đạt đến 5-6 tỷ USD, sản phẩm máy phát điện gió của Đan Mạch chiếm 60 – 70% thị trường thế giới. Năm 1981 Đan Mạch vạch ra kế hoạch năng lượng lần thứ 1, dự định đến năm 2000 công suất lắp đặt điện gió đạt 900 MW, đáp ứng 10% nhu cầu điện năng. Nhiều nhiệm kỳ Chính phủ kế tiếp nhau của Đan Mạch đều kiên định kế hoạch năng lượng quốc gia, nhằm giảm nhập khẩu nhiên liệu, xúc tiến phát triển bền vững. Từ năm 1976 đến 1995, Đan Mạch đã đầu tư 8 100 triệu USD vào công việc nghiên cứu và phát triển năng lượng gió. Chính phủ Đan Mạch bù lỗ cho mỗi chiếc máy phát điện gió bằng 30% giá thành của nó, áp dụng chế độ ưu đãi về thuế cho những người sử dụng điện gió, đối với các hộ dùng nhiên liệu hóa thạch thì đánh thuế ô nhiễm không khí. Kết quả là mục tiêu 10% năng lượng sạch của kế hoạch năng lượng được thực hiện sớm trước 3 năm. Đan Mạch đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu điện gió đáp ứng 20% yêu cầu về điện. Năm 2003 lại đặt kế hoạch đến năm 2030 điện gió sẽ đáp ứng một nửa yêu cầu về điện. Năm 2000 và 2003 mỗi năm xây dựng một trang trại điện gió ở gần bờ biển Bắc, trang trại điện gió trên biển Middle Grunder là trang trại điện gió trên biển lớn nhất thế giới hiện nay, công suất lắp đặt 40 MW gồm 20 máy, mỗi máy 2 MW. Đan Mạch còn có kế hoạch đến năm 2008 sẽ lắp đặt thêm 5 trang trại điện gió, tổng công suất lắp đặt là 750 MW. Theo tin đã đưa chính phủ Đan Mạch đã cùng với các xí nghiệp ký kết hợp đồng xây dựng trên mặt biển Bantich một số nhà máy phát điện gió có tổng công suất 4000 MW. - Tây Ban Nha: Ngày 30/12/1999, Hội nghị Liên tịch Bộ trưởng Tây Ban Nha đã thông qua kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo 2000-2010, có quy hoạch tương đối cụ thể về phát triển năng lượng gió. Mục tiêu là đến năm 2010 sản lượng phát điện của các loại năng lượng tái tạo phải đạt đến 12% tổng lượng phát điện toàn quốc. Kế hoạch phát triển đó đã đưa ra phân tích kỹ lưỡng về các mặt kỹ thuật, ảnh hưởng đối với môi trường, tính toán giá thành đầu tư, những trở ngại, các biện pháp khuyến khích, dự báo về thị trường của việc phát triển năng lượng gió, có tính khả thi rất cao. - Anh: Năm 1991 xây dựng nhà máy phát điện gió đầu tiên, sau đó điện gió không ngừng phát triển. Năm 2003 tổng công suất lắp đặt điện gió đã đạt 649 MW, đáp ứng yêu cầu dùng điện của 441.000 gia đình. Tháng 7/2003 Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh tuyên bố kế hoạch quy mô lớn về sự nghiệp điện gió gần biển, theo đó sẽ lắp đặt 3.000 tổ máy điện gió cỡ lớn tại bờ biển phía đông và phía tây, chuẩn bị sử dụng năng lượng gió trên quy mô lớn, nhằm mục tiêu đến trước năm 2010 có thể cung cấp điện gió cho 1/6 tổng số hộ gia đình. Dự tính, sau khi các máy phát điện gió nói 9 trên đưa vào vận hành, điện gió sẽ chiếm 15% tổng lượng điện phát ra của toàn nước Anh. - Pháp: Ngày 23/4/2004 nước Pháp đóng cửa mỏ than cuối cùng, từ đó kết thúc việc khai thác than. Đó là hình ảnh thu nhỏ và là mốc lịch sử quan trọng của việc phát triển nguồn năng lượng của thế giới. Pháp là một nước chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, nhưng đến nay đã đưa việc phát điện bằng sức gió lên vị trí chiến lược. Pháp đã hoạch định một kế hoạch trung kỳ phát triển điện gió. Theo kế hoạch đó, năm 2007 sẽ lắp thêm 1000 MW – 3000 MW thiết bị điện gió, đến năm 2010 sẽ có 3000 MW đến 5000 MW điện gió đưa vào vận hành. Theo tính toán sau khi kế hoạch nói trên được thực thi mỗi năm sẽ giảm được 3 triệu đến 6 triệu tấn khí thải CO 2 . Điện gió hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng mỗi năm hơn 60%. - Ấn Độ: là một nước đi tiên phong về điện gió trong các nước đang phát triển, tuy bắt đầu hơi muộn nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh, Ấn Độ thành lập Bộ nguồn năng lượng phi truyền thống, xây dựng mạng lưới đo đạc tốc độ gió trong toàn quốc, nắm vững tình hình tài nguyên nguồn năng lượng gió, tìm kiếm các địa điểm có lợi nhất cho các trang trại phát điện gió. Chính phủ có nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư điện gió, bao gồm việc bù lỗ 10% đến 15% tiền đầu tư thiết bị cho các xí nghiệp có liên quan, đẩy nhanh khấu hao 100% đối với các thiết bị điện gió… Năm 2002 đưa ra kế hoạch miễn thuế, quy định 10 năm đầu thu nhập của các trang trại phát điện gió được miễn thuế 100%. Luật điện lực Ấn Độ còn quy định, việc phát điện bằng các nguồn năng lượng mới ít nhất phải đạt 10%, đồng thời thực hiện giá ữu đãi. Ngoài ra, các Bang còn đưa ra các chính sách ưu đãi của mình. Ấn Độ đã trở thành nước sản xuất điện gió chiếm vị trí thứ 5 trên thế giới, các hãng sản xuất máyđiện gió đã có quy mô tương đối lớn. Máy phát điện gió cỡ lớn do Ấn Độ sản xuất không những tự cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác, được các giới năng lượng quốc tế đánh giá cao về chất lượng và giá cả. 10 - Nhật Bản: Năm 2002 Nhật Bản đã lắp đặt 486 MW điện gió, năm 2003 đã có 730 MW, năm 2004 đã có 936 MW. Dự kiến đến năm 2010 tổng công suất lắp đặt điện gió sẽ đạt 3.000 MW. + Chính sách năng lượng mới của Nhật Bản quy định, các Công ty điện lực có nghĩa vụ mở rộng việc sử dụng điện gió, một là tự mình phải phát điện gió, mặt khác phải mua điện gió của các Công ty khác, mỗi năm đều có chỉ tiêu quy định. + Nhật Bản phấn đấu tự sản xuất hoàn toàn thiết bị điện gió, đồng thời hướng đến xuất khẩu. Máy phát điện gió của các Công ty Nhật Bản có nhiều tính năng ưu việt, tốc độ gió 1 m/s đã có thể bắt đầu phát điện, công suất điện phát ra thường cao hơn 15 - 20% so với các thiết bị của các nước khác. + Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2030 điện gió sẽ có công suất lắp đặt là 11.800 MW - Trung Quốc: Năm 1986 tại Vinh Thành, Sơn Đông trang trại điện gió đầu tiên của Trung Quốc gồm 3 tổ máy, 55 KW/1 máy, nhập từ Đan Mạch phát điện lên lưới. Đến tháng 10 năm đó tại trang trại điện gió Bình Đàm - Phúc Kiến cũng đưa vào hoạt động 4 tổ máy, 200 KW/máy do chính phủ Bỉ tặng. Sau đó dựa vào nguồn vốn chính phủ cũng như 1 số viện trợ của nước ngoài đã có một số cơ sở phát điện gió được xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu và làm mẫu. + Ủy ban kế hoạch nhà nước trước đây cũng đã từng đề ra 2 kế hoạch về phát triển điện gió gọi là một. “Công trình ánh sáng” nhằm ủng hộ phát triển các máy điện gió cỡ nhỏ, giải quyết vấn đề cấp điện cho vùng sâu, vùng xa. 2. “Kế hoạch cưỡi gió” ủng hộ việc xây dựng các trang trại điện gió cỡ lớn, hòa điện lên mạng và việc nội địa hóa chế tạo máy phát điện gió. + Năm 1995 Bộ Điện lực đã đề ra mục tiêu đến cuối năm 2000 sẽ có tổng công suất điện gió đạt 1000 MW. Nhưng mục tiêu đó không thực hiện được. Đến cuối năm 2003 chỉ đạt 567 MW, gồm 1042 tổ máy phát. [...]... trời, hệ thống năng lượng điện gió kết máy phát điện Diesel,… 3.3) Hệ thống điện gió Hệ thống điện gió gồm nhiều tuabine, ngày nay có nhiều mô hình hệ thống điện gió trong đất liền, hệ thống điện gió ở ngoài biển, hệ thống điện gió ngoài đảo, hệ thống điện gió kết hợp với hệ thống điện năng lượng mặt trời, hệ thống điện gió kết hợp với máy phát điện Diezel Về nguyên lý hoạt động, hệ thống điện gió gồm... cứu bài toán kết nối hệ thống điện gió với lưới điện trên thế giới, ta thấy điện gió trên thế giới đã hơn 2 thập kỷ phát triển đã có nhiều sự nghiên cứu về hệ thống điện gió kết nối lưới điện, tuy hướng nghiên cứu co khác nhau nhưng đều đi đến vấn đề chung đó là hệ thống điện gió kết nối với lưới điện cần phải đảm bảo 23 sự ổn định của lưới điện, nâng cao chất lượng điện năng của hệ thống điện bằng các... việc nghiên cứu kết nối hệ thống điện gió với lưới điện Đối với những nước có hệ thống điện gió phát triển, sản lượng điện gió sản xuất ra không những tiêu dùng tại khu vực, nó còn được kết nối với lưới điện để truyền tải tới nơi có nhu cầu góp phần quan trọng giải quyết thiếu hụt năng lượng Việc kết nối hệ thống điện gió với lưới điện phải tuân thủ theo nguyên tắc hòa lưới để đảm bảo cho hệ thống lưới. .. lưới để đảm bảo cho hệ thống lưới điện vận hành an toàn ổn định Việc nghiên cứu kết nối hệ thống điện gió với lưới điện đối với những nước có hệ thống điện gió phát triển không còn là đề tài mới mẻ nhưng đối Việt Nam, một nước 16 mới và đang xây dựng, phát triển hệ thống điện gió còn là đề tài khá mới Cho nên nghiên cứu kết nối hệ thống điện gió với hệ thống lưới điện rất quan trọng 1.5 Bố cục của... hỏi, nghiên cứu, sử dụng phát triển năng lượng điện gió sao cho hiệu quả, an toàn và ổn định Do đó trong luận văn này sẽ trình bày, khảo sát về hệ thống năng lượng điện gió kết nối lưới điện 18 Chương 2 TỔNG QUAN BÀI TOÁN KẾT NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN GIÓ VỚI LƯỚI ĐIỆN Chương này giới thiệu tình hình nghiên cứu bài toán kết nối hệ thống điện gió với lưới điện ở nước ngoài và trong nước 2.1- Tình hình nghiên cứu. .. suất lên lưới 3.3.3) Bộ chuyển đổi công suất trong hệ thống điện gió (3.11) 34 Hình 3.7: Sơ đồ hệ thống điện gió khi kết nối với lưới điện Trong hình 3.7, ta thấy hệ thống điện gió khi kết nối với hệ thống lưới thông qua bộ biến đổi công suất Bộ biến đổi công suất gồm có gồm có bộ chỉnh lưu AC- DC, bộ nghịch lưu DC- AC, hệ thống quản lý và điều khiển - Bộ chỉnh lưu AC- DC: do hệ thống điện gió có công... những nơi thiếu năng lượng điện để sản xuất, phát triển Việc nghiên cứu, khảo sát hệ thống năng lượng điện gió kết nối lưới điện là đề tài, là bài toán đòi hỏi các nhà khoa học cần nghiên cứu, để khi kết nối hệ thống năng lượng điện gió với lưới điện phải đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống lưới điện 17 và vận hành có hiệu quả Với những nước có ngành năng lượng điện gió phát triển thì đề tài này... Việt Nam cũng có những công trình nghiên cứu về bài toán thống điện gió kết nối lưới như đã nêu ở trên và những công trình khác nữa chưa được nêu ở đây 24 Chương 3 HỆ THỐNG ĐIỆN GIÓ Chương này giới thiệu về sự hình thành năng lượng gió, sản suất điện từ năng lượng gió, hệ thống điện gió, hệ thống điện gió kết nối lưới điện 3.1) Sự hình thành năng lượng gió Năng lượng gió là động năng đi chuyển của không... thống điện gió có tần số cố định với tần số lưới và không điều khiển được, hệ thống này được nhiều nhà chế tạo Đan Mạch sản xuất vào những năm 1980-1990 Do không điều khiển được lên khi tốc độ gió thay đổi thì công suất của hệ thống điện gió thay đổi khi kết nối với lưới có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng điện năng của hệ thống lưới b) Tuabine gió tốc độ thay đổi Hệ thống gồm tuabine gió kết nối với lưới. .. lượng gió trong một sự cố nghiêm trọng của lưới điện Kết quả cho thấy một hiệu suất thoáng qua tốt hơn, đạt được cân bằng hệ thống điện kết nối năng lượng điện gió Trên tạp chí hệ thống IEEE tháng 9 năm 2010, ông Mohod, S.W Người Ấn Độ đã nghiên cứu với đề án STATCOM điều khiển cho hệ thống năng lượng gió nối lưới để cải thiện chất lượng điện [2.5] Tiêm điện gió vào lưới điện ảnh hưởng đến chất lượng điện . toán kết nối hệ thống điện gió với lưới điện  Chương 3: Hệ thống năng lượng điện gió  Chương 4: Hệ thống năng lượng điện gió kết nối lưới  Chương 5: Mô phỏng và các kết quả  Chương 6: Kết. TOÁN KẾT NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN GIÓ VỚI LƯỚI ĐIỆN Chương này giới thiệu tình hình nghiên cứu bài toán kết nối hệ thống điện gió với lưới điện ở nước ngoài và trong nước 2.1- Tình hình nghiên cứu bài. việc nghiên cứu kết nối hệ thống điện gió với lưới điện Đối với những nước có hệ thống điện gió phát triển, sản lượng điện gió sản xuất ra không những tiêu dùng tại khu vực, nó còn được kết nối với

Ngày đăng: 30/07/2015, 17:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w