1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề thi hsg môn sử thcs vòng 1

8 213 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 34,5 KB

Nội dung

sở giáo dục- đào tạo Đề thi học sinh giỏi bậc THCS thừa thiên huế Năm học 2001- 2002 Đề chính thức Môn: Lịch Sử (vòng 1) số BD (150phút, không kể thời gian giao đề) I-Phần Lịch sử Việt Nam (7 điểm). Câu 1: (5,5 Điểm) Chứng minh những thắng lợi của cách mạng tháng Tám (1945) là kết quả của quá trình chuẩn bị trực tiếp từ 1939 đến 1945 và kịp thời chớp lấy thời cơ của Đảng Cộng sản Đông Dơng và nhân dân Việt Nam. Câu 2: (1,5 Điểm) Hãy điền những sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc gắn liền với các mốc thời gian trong bảng niên biểu dới đây: TT Thời gian Sự kiện 1 5- 6- 1911 2 7- 1920 3 6- 1925 4 3- 2- 1930 5 9- 2- 1930 6 19- 8- 1945 7 13- 3- 1954 8 10- 10 - 1954 9 27-1- 1973 10 30- 4- 1975 II- Phần Lịch sử thế giới (3 điểm). Sự biến đổi của châu á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. sở giáo dục- đào tạo kì thi học sinh giỏi Bậc THCS thừa thiên huế Năm học 2000- 2001 đáp án và biểu điểm môn: Lịch sử I-phần lịch sử việt nam: (7 Điểm). Câu 1: Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là kết quả a- Tháng 1- 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng ta thực hiện sự chuyển hớng chỉ đạo chiến lợc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tích cực chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến đợc thể hiện trong Hội nghị của Đảng tháng 5- 1941. (0,75 điểm) b- Mặt trận Việt Minh ra đời, đã xây dựng lực lợng cách mạng trong cả nớc, bao gồm lực lợng chính trị (các hội cứu quốc của tổ chức Việt Minh) và lực lợng vũ trang ( Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên tuyền giải phóng quân và các căn cứ địa Bắc sơn- Vũ nhai), tiến hành đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang (0,75 điểm) c- Sau cuộc đảo chính Nhật (9-3-1945), Đảng CSĐD và mặt trận Việt Minh đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nớc, chuẩn bị tổng khởi nghĩa cao trào kháng nhật cứu nớc biến thành cao trào tiền khởi nghĩa. (0,75 điểm) d- Ngày 18- 4 -1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Thời cơ cách mạng đã đến. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-8 đến 15-8-1945) chủ trơng phải tập trung lực lợng, thống nhất và kịp thời hành động để thực hiện mục đích là giành độc lập hoàn toàn. Lệnh tổng khởi nghĩa đợc ban bố. Tiếp đó quốc dân đại hội đã hiệu triệu nhân dân toàn quốc vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (1,25 điểm) e- Chớp thời cơ nhân dân cả nớc đã vùng lên khởi nghĩa và giành chính quyền trớc khi quân Đồng minh vào giáp quân Nhật. (0,75 điểm) h- Cách mạng tháng Tám diễn ra trong điều kiện khách quan thuận lợi, nhng nếu không có lực lợng, không vùng lên kịp thời thì cũng không tạo ra thắng lợi kỳ diệu của cách mạng tháng Tám. Sự chuẩn bị lực lợng và chớp thời cơ giữ vị trí rất quan trọng. (1,25 điểm) Câu 2: TT Thời gian Sự kiện 1 5- 6- 1911 Nguyễn Tất Thành đi tìm đờng cứu nớc 2 7- 1920 Nguyễn ái Quốc tìm thấy con đờng cứu nớc 3 6- 1925 Thành lập Hội Việt Nam CM thanh niên 4 3- 2- 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 5 9- 2- 1930 Khởi nghĩa Yên Bái 6 19- 8- 1945 Cách mạng tháng Tám thành công 7 13- 3- 1954 Mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ 8 10- 10 - 1954 Ngày giải phóng thủ đô Hà Nội 9 27- 1- 1973 Hiệp định Paris đợc ký kết 10 30- 4- 1975 Giải phóng hoàn toàn miền Nam II. Lịch sử thế giới ( 3 điểm) Sự biến đổi của châu á sau chiến thanh thế giới thứ hai. a. Trớc chiến tranh thế giới thứ hai, các nớc châu á là những thuộc địa 1/2 thuộc địa và là thị trờng chủ yếu của các nớc đế quốc á, Phi, Mỹ, Nhật, Hà lan. (0,75 điểm) b. Trớc những năm cuối chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào GPDT ở các nớc châu á đã dâng cao và tiếp tục phát triển mạnh mẽ liên tục từ sau chiến tranh đến nay, đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, từng bớc giành lại độc lập dân tộc của đất nớc. đến nay trừ Arập Palextin còn đang tiếp tục đấu tranh chống bọn xâm lợc Ixraen, còn tất cả các nớc châu á khác đều đã giành lại đợc độc lập dân tộc của mình. (0,75 điểm) c. Sau khi giành đợc độc lập, các nớc châu á lựa chọn con đờng phát triển theo hai con đờng. Một số nớc đã đi theo chủ nghĩa xã hội ( Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào) còn đa số quốc gia khác đi theo con đờng t bản chủ nghĩa . (0,75 điểm) d. Một số nớc đạt đợc những thành tựu kinh tế, văn hoá xã hội nh ấn Độ, Xingapo, Inđônêxia, Malaixia Thái Lan, Trung Quốc. Ngày nay châu á đã bớc lên vũ đại chính trị thế giới, góp phần quan trọng vào sự phát triển của lịch sử. (0,75 điểm) sở giáo dục- đào tạo Đề thi học sinh giỏi bậc THCS thừa thiên huế Năm học 2001- 2002 Đề chính thức Môn: Lịch Sử ( vòng 2) số BD (150phút, không kể thời gian giao đề) I-Phần Lịch sử Việt Nam (7 điểm). Bằng sự hiểu biết về lịch sử dân tộc từ 1945 đến 1975, anh (chị) hãy trình bày những cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng và chính phủ ta để bảo vệ độc lập và giải phóng dân tộc. Từ đó, rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa mặt trận ngoại giao và mặt trận quân sự trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lợc. II- Phần Lịch sử thế giới (3 điểm). Những đặc điểm chính của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. sở giáo dục- đào tạo kì thi học sinh giỏi Bậc THCS thừa thiên huế Năm học 2000- 2001 đáp án và biểu điểm môn: Lịch sử I-phần lịch sử việt nam: (7 Điểm). Những cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng ta 1- Từ năm 1945 đến năm 1975, dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngoại giao cũng là một mặt trận để chống lại sự xâm lợc của kẻ thù. (0,5 điểm) 2- Đấu tranh ngoại giao thời kỳ 1945- 1946: Từ 9/1945 đến trớc 6/3/1945, hoà với quân Tởng để chống Pháp ở miền Nam. Từ 6/3/1946 đến trớc 19/12/1946, hoà với Pháp để đuổi 20 vạn quân T- ởng, tranh thủ thời gian hoà hoãn để xây dựng lực lợng chống Pháp lâu dài. (Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ớc 14/9/1946). Đây là đờng lối đấu tranh ngoại giao mềm dẻo nhng vẫn đảm bảo về nguyên tắc (1 điểm) 3- Đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. - Trong kháng chiến chống pháp từ 19/12/1946 đến 7/1954, chính phủ ta tuyên bố sẵn sàng thơng lợng với Pháp. Cuối 1953, ta đã mở đờng thơng l- ợng đình chiến nhng Pháp cha chấp nhận . Khi kế hoạch Na Va sắp tan vỡ thì Pháp - Mỹ buộc phải đồng ý triệu tập hội nghị ở Giơnevơ vào ngày 26/4/1954 để bàn về lập lại hoà bình ở Đông Dơng. - Cuộc đấu tranh ở bàn hội nghị diễn ra căng thẳng, nhng tin chiến thắng Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơnevơ, (21/7/1954), chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dơng, công nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nớc Đông Dơng. Thắng lợi ở hội nghị Giơnevơ tạo ra những tiền đề để giải phóng hoàn toàn miền Nam. (1,5 điểm) 4- Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao thời chống Mỹ. - Đến năm 1968, bị thất bại nặng nề ở miền Nam lẫn miền Bắc, Mỹ phải tuyên bố "ném bom hạn chế" miền Bắc và chấp nhận đàm phán với chính phủ ta tại Paris. - Cuộc đàm phán giữa ta và Mỹ bắt đầu từ ngày13-5-1968 đến 31-10- 1968 xoay quanh 2 nội dung chính: Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc và cuộc đàm phán gồm bốn bên. Đến 31-10-1968, Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom hoàn toàn và không điều kiện miền Bắc. - cuộc thơng lơng giằng co và kéo dài giữa bốn bên từ 18-1-1969 đến năm 1971 nhằm tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam . - cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt trong năm 1972. Tháng 10- 1972, một dự thảo bản hiệp định đợc thảo ra. Nhng sau đó, Mỹ lật lọng. Sau thắng lợi của trận " Điện Biên Phủ trên không" của ta, Mỹ buộc phải chấp nhận những điều khoản do chúng ta đặt ra. - Ngày 27- 1- 1973, Hiệp đợc ký kết. Mỹ phải tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, rút quân Mỹ và ch hầu về nớc - Hiệp định Paris đánh dấu bớc ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ: mỹ cút, tạo điều kiện cho nhân dân miền Nam tiến lên đánh cho ngụy nhào. ( 2,5 điểm) 5- Qua diến biến của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945) và chống Mỹ(1954) đứng trớc các kẻ thù xâm lợc có tiềm lực mạnh, âm mu thâm độc và xảo quyệt, đấu tranh ngoại giao thắng lợi tùy thuộc đấu tranh quân sự. ng- ợc lại, đấu tranh ngoại giao thắng lợi tùy thuộc đấu tranh quân sự giành thắng lợi to lớn hơn. ( 1,5 điểm) II. Lịch sử thế giới ( 3 điểm) Những đặc điểm chính của lịch sử thế giới hiện đại trong thời kỳ từ 1945 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỷ XX? 1- Mặc dù còn mắc phải những sai lầm và thiếu sót, chủ nghĩa xã hội đã thu đợc những thành tựu to lớn về nhiều mặt, có ảnh hởng sâu rộng và tác động to lớn vào sự phát triển của cục diện thế giới. ( 0,75 điểm) 2- Thắng lợi to lớn của phong trào giải phóng dân tộc đã làm biến đổi căn bản bộ mặt thế giới và dẫn tới các nớc á, Phi, Mỹ La Tinh bắt đầu bớc lên vũ đài quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển đi lên của lịch sử nhân loại. ( 0,75 điểm) 3- Chủ nghĩa t bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có sự phát triển mạnh mẽ về Kinh tế, khoa học kỹ thuật và mang những đặc điểm mới. ( 0,75 điểm) 4- Cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp và đấu tranh giữa hai cực Xô- Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt, quyết liệt và phức tạp. ( 0,75 điểm) . lịch sử dân tộc gắn liền với các mốc thời gian trong bảng niên biểu dới đây: TT Thời gian Sự kiện 1 5- 6- 19 11 2 7- 19 20 3 6- 19 25 4 3- 2- 19 30 5 9- 2- 19 30 6 19 - 8- 19 45 7 13 - 3- 19 54 8 10 - 10 . tạo Đề thi học sinh giỏi bậc THCS thừa thi n huế Năm học 20 01- 2002 Đề chính thức Môn: Lịch Sử (vòng 1) số BD (15 0phút, không kể thời gian giao đề) I-Phần Lịch sử Việt Nam (7 điểm). Câu 1: . lịch sử. (0,75 điểm) sở giáo dục- đào tạo Đề thi học sinh giỏi bậc THCS thừa thi n huế Năm học 20 01- 2002 Đề chính thức Môn: Lịch Sử ( vòng 2) số BD (15 0phút, không kể thời gian giao đề)

Ngày đăng: 30/07/2015, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w