1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học kỳ II – năm học 2012 – 2013 môn hóa học – lớp 9

6 556 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 104 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 9   PHẦN LÝ THUYẾT I. Chương 3: Phi kim - Sơ lược bảng tuần hoàn các NTHH. * Tính chất của axit cacbonnic và muối cacbonat. * Tìm hiểu về tính chất của Silic và sơ lược về công nghiệp Silicat. * Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo bảng tuần hoàn, sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm). II. Chương 4: Hydrocacbon - Nhiên liệu. * Định nghĩa, cách phân loại hợp chất hữu cơ (HCHC) * Cấu tạo phân tử HCHC. * Cấu tạo và tính chất của các hydrocacbon tiêu biểu như metan, etilen, axetilen, benzen. * Thành phần cơ bản của dầu mỏ, khí thiên nhiên. * Một số nhiên liệu thông thường và nguyên tắc sử dụng nhiên liệu hiệu quả. III. Chương 5: Dẫn xuất của hydrocacbon - Polime. * Công thức phân tử, công thức cấu tạo và tính chất hóa học đặc trưng của một số dẫn xuất của hydrocacbon: Rượu etylic, axit axetic, chất béo, các hợp chất của gluxit như glucozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo.  PHẦN BÀI TẬP A. Trắc nghiệm Khoanh tròn chữ cái A hoặc B, C, D trước câu trả lời đúng: Câu 1: Có 3 lọ đựng ba chất lỏng là:rượu etylic, axit axetic, etyl axetat. Thuốc thử để nhận biết các chất trên là: A. Na B. Cu, H 2 O C. Na 2 CO 3 , H 2 O D. Na 2 CO 3 Câu 2: Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau: A. SiO 2 và NaOH B. SiO 2 và H 2 SO 4 C. SiO 2 và CO 2 D. SiO 2 và H 2 O Câu 3: Hiện nay, nguyên tắc chính dùng để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là: Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều: A. Tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Giảm dần điện tích hạt nhân nguyên tử. C. Giảm dần khối lượng nguyên tử. D. Tăng dần khối lượng nguyên tử. Câu 4: Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch nước clo, xảy ra hiện tượng: A. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu ngay. B. Quỳ tím chuyển sang màu xanh, sau đó mất màu ngay. C. Quỳ tím mất màu ngay, sau đó chuyển sang màu đỏ. D. Quỳ tím mất màu ngay, không chuyển màu khác. Câu 5: Chất có liên kết đôi có phản ứng đặc trưng: A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng trùng hợp D. Phản ứng cháy Câu 6: Để thu được C 2 H 4 tinh khiết từ hỗn hợp C 2 H 4 và CO 2 , ta dùng hóa chất: A. dd Brom dư B. dd Ca(OH) 2 dư C. dd HCl dư D. Nước Câu7: Cho 0,25 mol Etilen phản ứng hết với dd Brom, khối lượng sản phâm là: A. 42 (g) B. 94 (g) C. 47 (g) D. 93 (g) Câu 8: Cặp chất đều làm mất màu dung dịch Brom là: A. metan, etilen. B. etilen, axetilen. C. benzen, axetilen. D. etilen, hydro. Câu 9: Tính chất vật lý nào sau đây không phù hợp với dầu mỏ: Đề cương ôn tập học kỳ II, môn Hóa học lớp 9, năm học 2012-2013 – trang 1 – A. Chất lỏng sánh B. Không tan trong nước C. Màu nâu đen. D. Nặng hơn nước. Câu 9: Để dập tắt đám cháy do xăng dầu người ta dùng cách: (1) Phun nước vào đám cháy; (2) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa; (3) Phủ cát vào ngọn lửa. A. 1 B. 1,2 C. 2,3 D. 1,3 Câu 10: Trong các chất sau, chất có tính axit tương tự axit axetic là: A. CH 3 CHO B. CH 3 CH 2 OH C. HCOOH D. CH 3 COOC 2 H 5 Câu 10: Pha loãng 10ml rượu 90 o bằng nước nguyên chất thành 20ml thì độ rượu của dd thu được là: A. 40 0 B. 45 0 C. 50 0 D. 55 0 Câu 11: Chọn thí nghiệm nào sau đây để phân biệt axit axetic với axit clohydric: A. Làm đỏ quỳ tím B. Phản ứng với đá vôi cho chất khí bay ra. C. Phản ứng với natri kim loại cho chất khí bay ra. D. Phản ứng với rượu etylic có H 2 SO 4 đặc, nóng. Câu 12: Natri không tác dụng với chất nào trong các chất sau: A. C 6 H 6 B. C 2 H 5 OH C. H 2 O D. CH 3 COOH Câu 13: Khi cho sắt tác dụng với dd axit axetic, sản phẩm của phản ứng là: A. (CH 2 COO) 2 Fe B. (CH 2 COO) 3 Fe C. (CH 2 COO) 2 Fe, H 2 D. (CH 2 COO) 2 Fe, (CH 2 COO) 3 Fe Câu 14: Hóa học hữu cơ nghiên cứu: A. Tính chất và sự biến đổi các NTHH B. Tính chất của tất cả các hợp chất của cacbon. C. Tính chất của các hợp chất thiên nhiên D. Tính chất của phần lớn các hợp chất của cacbon Câu 15:. Dãy hợp chất hữu cơ là: A. C 2 H 5 Cl, C 6 H 5 NO 2 , Ca (HCO 3 ) 2 , C 6 H 6 B. C 3 H 8 O, C 6 H 6 Cl 6 , C 2 H 4 , C 2 H 4 O 2 C. C 6 H 12 O 6 , NaHCO 3 , C 2 H 2 , C 2 H 4 Br 2 D. CH 4 , CO 2 , CCl 4 , C 3 H 4 Câu 17:. Dẫn xuất hidrocacbon là dãy chất: A. CH 3 COOH, C 3 H 7 Cl, CHCl 3 , C 4 H 10 B. C 2 H 4 Br 2 , C 3 H 6 , C 6 H 5 Br, C 6 H 12 O 6 C. C 2 H 5 Cl, C 2 H 4 O 2 , C 6 H 12 O 6 , C 3 H 8 O D. CH 4 , CCl 4 , C 6 H 6 Cl 6 , C 2 H 6 O Câu 18: Chọn câu đúng nhất: A. Hợp chất hữu cơ là những hợp chất cacbon hóa trị IV. B. Tính chất hóa học các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. Tính chất hóa học các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử. D. Tính chất hóa học các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử và thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 19: Chọn câu đúng nhất: A. Mỗi CTCT biểu diễn nhiều hợp chất hữu cơ. B. Mỗi CTPT chỉ có một hợp chất hữu cơ. C. Mỗi CTCT chỉ biểu diễn một hợp chất hữu cơ. D. Mỗi CTPT chỉ có một công thức cấu tạo Câu 20: Chất tham gia phản ứng thế với Cl 2 có công thức cấu tạo là: A. CH 2 = CH 2 B. CH ≡ CH C. CH 2 = CH _ CH 3 D. CH 3 _ CH 2 _ CH 3 Câu 21: Chất làm mất màu dd Brôm có công thức cấu tạo là: A. CH 4 B. CH 3 _ CH 3 C. CH 2 = CH _ CH 3 D. CH 3 _ CH 2 _ CH 3 Câu 22: Hidrocacbon nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn? Đề cương ôn tập học kỳ II, môn Hóa học lớp 9, năm học 2012-2013 – trang 2 – A. metan B. etilen C. axetilen D. benzen Câu 23: Hidrocacbon nào sau đây trong phân tử vừa có liên kết đơn vừa có liên kết ba: A. metan B. etilen C. axetilen D. benzen Câu 24: Các hợp chất CH 4 , C 2 H 4 , C 2 H 2 , C 6 H 6 có tính chất giống nhau là: A. tham gia phản ứng cháy B. tham gia phản ứng thế với khí Clo C. tham gia phản ứng cộng với dd Br 2 D. tham gia PƯ thế với clo và PƯ cộng với dd Br 2 Câu 25: Có thể phân biệt 3 chất khí không màu CH 4, C 2 H 4 , C 2 H 2 bằng cách: A. Dùng brom lỏng B. Dùng khí Cl 2 C. Dùng dd Br 2 D. Đốt cháy Câu 26: Những chất có thể tham gia phản ứng cộng với dd Brom là: A. C 2 H 2, C H 4, C 2 H 4 B. C 2 H 2, C 3 H 6, C 2 H 4 C. C 3 H 8, C 3 H 6, C 2 H 4 D. C 3 H 8, C 2 H 6, C 2 H 4 Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon thu được: (các chất đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) * Thể tích CO 2 bằng thể tích hơi nước thì hidrocacbon là: A. C 2 H 2 B. C 6 H 6 C. C 2 H 4 D. C 2 H 6 * Thể tích CO 2 bằng một nữa thể tích hơi nước thì hidrocacbon là: A. CH 4 B. C 2 H 4 C. C 2 H 2 D. C 6 H 6 Câu 28: Câu phát biểu nào đúng nhất: A. Benzen tham gia phản ứng thế với dd Brôm, làm mất màu dd Br 2 . B. Benzen dễ tham gia phản ứng thế và khó tham gia phản ứng cộng. C. Benzen tham gia phản ứng cộng với Brôm lỏng khi đun nóng có mặt bột Fe làm xúc tác. D. Benzen tham gia phản ứng thế với dung dịch Brôm, làm mất màu dung dịch Brôm Câu 29: Hãy chọn câu phát biểu đúng nhất: A. Etilen và axetilen đều tham gia phản ứng cộng với dd brom và làm mất màu brom B. Hidrocacbon có liên kết đôi hoặc liên kết ba trong phân tử như etilen và axetilen đều tham gia phản ứng thế với brom lỏng và làm mất màu Brom C. Những chất có công thức cấu tạo giống metan dễ làm mất màu dung dịch brom. D. Hidrocacbon có liên kết đôi trong phân tử làm mất màu dung dịch brom Câu 30: Có thể phân biệt 4 chất khí không màu CH 4, C 2 H 4 , C 2 H 2 và CO 2 bằng cách: A. Đốt cháy, dùng nước vôi trong dư. B. Dùng quỳ tím ẩm, đốt cháy, dùng nước vôi trong. C. Dùng nước vôi trong dư, dùng dd brom. D. Dùng dd brom. Câu 31: Nếu 2,24 l khí etilen làm mất màu 50 ml ddbrom, thì 1,12 l axetilen có thể làm mất màu bao nhiêu ml dd brom? A. 25 ml B. 50 ml C. 100ml D. 125 ml Câu 32: Để đốt cháy 6,72 lít khí etilen thì thể tích khí oxi cần dùng là (các khí đo ở cùng điều kiện) A. 10,16 l B. 20,16 l C. 30,16 l D. 5,16 l Câu 33: Hợp chất hữu cơ A được điều chế bằng cách cho C 2 H 4 phản ứng với H 2 O và H 2 SO 4 đặc làm xúc tác là: A. C 2 H 5 OH B. CH 3 OH C. CH 3 COOH D. HCOOH Câu 34: Cho Natri dư tác dụng với cồn 96 o sản phẩm là: A. C 2 H 5 ONa B. H 2 , C 2 H 5 Ona C. NaOH, H 2 D. C 2 H 5 ONa, NaOH, H 2 Câu 35: Khi hòa tan 20 l C 2 H 5 OH nguyên chất với 80 l H 2 O ta được rượu etilic: A. 25 o B. 20 o C. 15 o D. 10 o Đề cương ôn tập học kỳ II, môn Hóa học lớp 9, năm học 2012-2013 – trang 3 – Câu 36: Axit axetic tác dụng được với: A. KOH, ZnO, Cu, Na 2 CO 3 , CH 3 OH B. Zn, CuO, Na 2 SO 4 , NaOH, C 2 H 5 OH C. KOH, Na 2 CO 3 , CuO, Zn, CH 3 COOH D. Zn, NaOH, Na 2 CO 3 , K 2 O, CH 3 OH Câu 37: Chất không tác dụng với natri, giải phóng khí hidro là: A. nước B. rượu etilic C. chất béo D. axit axetic Câu 38: Chất tác dụng với axit axetic có công thức cấu tạo là: A. CH 3 _ OH B. CH 3 _ O – CH 3 C. CH 3 - CH 2 _ CH 3 D. CH 3 COOC 2 H 5 Câu 39: Chất X vừa tác dụng với natri, vừa tác dụng với dung dịch KOH. Vậy công thức phân tử của X: A. C 2 H 5 OH B. CH 3 COOH C. C 3 H 7 OH D. CH 3 COOC 2 H 5 Câu 40: Có 3 chất lỏng: rượu etilic, benzen, axit axetic. Muốn nhận biết từng chất phải dùng: A. quỳ tím và nước B. HCl và phenoltalein C. quỳ tím và kiềm D. phenoltalein và kiềm Câu 41: Chất tác dụng được với kiềm là: A. Kali axetat B. Etyl axetat C. glyxerol D. etylic Câu 42: Để phân biệt rượu etilic và axit axetic bằng phương pháp hóa học có thể dùng: A. Na 2 SO 4 B. Na C. Quỳ tím D. Na và quỳ tím Câu 43: Việc sử dụng quá nhiều các sản phẩm dầu mỏ như:xăng, dầu làm nhiên liệu là nguyên nhân gây nên hiện tượng: A. mưa axit B. hiệu ứng nhà kính C. khói bụi D. ô nhiễm nguồn nước Câu 44: Hãy chọn câu đúng: A. Chất béo là hỗn hợp nhiều este của các glixerol với các axit béo B. Hỗn hợp muối của các axit béo là thành phần chính của xà phòng, vì vậy khi đun chất béo với nước ở nhiệt độ cao ta được glixerol và xà phòng C. Phản ứng của chất béo với kiềm là phản ứng xà phòng hóa D. Các chất béo đều bị thủy phân trong môi trường axit, không bị thủy phân trong môi trường kiềm B. TỰ LUẬN I. Viết phản ứng hóa học thực hiện dãy chuyển hóa (ghi rõ điều kiện phản ứng) 1. Canxi oxit→ Canxi Cacbua→ Axetilen → Etilen → Rượu etilic → Axit axetic→ Kẽm Axetat → Kẽm clorua ↓ ↓ ↓ ↑ Clobenzen ← Benzen Poli Etilen Etyl Axetat → Kali Axetat 2. Cacbon đi oxit→ Tinh bột→ Glucozơ → Rượu Etilic → Etyl axetat → Rượu Etilic→ Natri Etilat II. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất (viết phản ứng hóa học xảy ra nếu có) 1. Các chất khí: C 2 H 2 , CH 4 , CO 2 2. Các chất lỏng: C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, CH 3 COOC 2 H 5 3. Các dung dịch: Hồ tinh bột, Glucozơ, Saccarozơ, rượu etylic III. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu cần) 1. ………………. . → C 2 H 4 + H 2 O 2. H 2 O + …………. . → C 2 H 2 + ……………… 3. ……………. → C 6 H 6 4. ……………. + …………… → C 2 H 5 OH 5. ………………. . → C 2 H 5 OH + ……………. . 6. C 4 H 10 + ……………. → CH 3 COOH + …………… Đề cương ôn tập học kỳ II, môn Hóa học lớp 9, năm học 2012-2013 – trang 4 – 7. C 2 H 5 OH + ……………… → CH 3 COOH + ……………. 8. CO 2 + H 2 O → …………… + ……………. 9. …………… + ……………. . → C 6 H 12 O 6 +……………. 10. …………… + …………… → C 2 H 5 Cl 11. ……………+ …………… → C 2 H 5 Cl + HCl 12. C 2 H 5 OH + …………. . → CO 2 + ……………. 13. C 2 H 5 OH + ……………. → H 2 + …………… 14. C 2 H 5 OH + …………… → C 2 H 5 COOC 2 H 5 + ………………. 15. …………… + ……………. → (CH 3 COO) 2 Mg + ………………. 16. …………… + …………… → CH 3 COOK + …………. . +…………. 17. …………… + Na → CH 3 COONa + ………………. 18. CuSO 4 + …………… → (CH 3 COO) 2 Cu + ………………. 19. ……………. + KOH → CH 3 COOK + ………………. 20. (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 + KOH → ……………… + ……………… 21. …………. . + …………… → CH 3 COOH + CH 3 OH 22. …………… + ……………. → C6H12O7 + ………………. IV. Bài toán Bài 1: Lấy 10 gam hỗn hợp axit axetic và rượu etylic tác dụng với lượng CaCO 3 vừa đủ sinh ra 2,24 lit khí (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu. Bài 2: Cho 4,48 lit hỗn hợp khí metan và etylen (đktc) đi qua dd brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 1,4 g. Hãy tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp. Bài 3: Cho 300 gam dd axit axetic 5% tác dụng với một lượng kẽm dư. a. Tính khối lượng kẽm tham gia phản ứng và khối lượng muối axetat thu được. b. Tính thể tích khí hydro (đktc) thu được. Bài 4: Đun nóng 6 gam axit axetic với rượu etylic dư (có H 2 SO 4 đ, xt) sau phản ứng thu được 4,4 gam etylaxetat . Tính hiệu suất của phản ứng trên? Bài 5: Cho 500 ml dung dịch CH 3 COOH tác dụng vừa đủ với 30 g dung dịch NaOH 20% a. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch CH 3 COOH . b. Nếu cho toàn bộ dung dịch CH 3 COOH trên vào 200 ml dung dịch Na 2 CO 3 0,5 M thì thu được bao nhiêu lít khí CO 2 thoát ra ở đktc . Bài 6: Cho a (g) hỗn hợp CH 4 và C 2 H 4 đi qua dung dịch Brom dư thì thấy có 6 g Brom tham gia phản ứng. Khí thoát ra khỏi bình được đốt cháy hoàn toàn thu được 5,6 l khí CO 2 . a. Viết các phản ứng hóa học đã xảy ra b. Tính a Bài 7: Cho V (l) hỗn hợp C 2 H 6 , C 2 H 2 đi qua dung dịch Brom dư, thấy khối lượng bình Brom tăng lên 19,5g. Nếu đốt cháy toàn bộ V (l) hỗn hợp trên cần 65,52 l khí Oxi (các khí đều đo ở đktc). a. Viết các phản ứng hóa học đã xảy ra. b. Tính V. Bài 8: Cho 3,36 l hỗn hợp CH 4, C 2 H 4 (ở đktc) có khối lượng 3g. a. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu? b. Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp nói trên rồi cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? Bài 9: Cho 12,88 l hỗn hợp C 2 H 4 , C 2 H 2 đi qua dung dịch Brom dư, thấy có 112 g Brom tham gia phản ứng. a. Viết các phản ứng hóa học đã xảy ra. Đề cương ôn tập học kỳ II, môn Hóa học lớp 9, năm học 2012-2013 – trang 5 – b. Tính thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. Bài 10: Cho Benzen tác dụng với Brom có bột sắt làm xúc tác. Sau phản ứng thu được 39,25 g Brombenzen. Tính khối lượng các chất tham gia phản ứng nếu biết hiệu suất phản ứng là 75%. Bài 11: Pha loãng 25 ml rượu etylic 96° với 25 ml H 2 O được rượu A. a. Tính độ rượu của rượu A. b. Cho rượu A tác dụng với Natri dư. - Viết các phản ứng hóa học đã xảy ra. - Tính thể tích khí thoát ra ở đktc (Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml). Bài 12: Cho rượu etylic 45° tác dụng vừa đủ với 150 g dung dịch CH 3 COOH 30% (có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác). a. Tính thể tích rượu etylic 45 o cần dùng (biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml). b. Tính khối etyl axetat thu được sau phản ứng nếu biết hiệu suất phản ứng là 45%. Bài 13: Cho 9,75 g Zn tác dụng vừa đủ với m (g) dung dịch CH 3 COOH 60% a. Tính m. b. Tính C% dung dịch muối sau phản ứng. Bài 14: Cho 20 ml dung dịch CH 3 COOH 2M tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH 1,2M. a. Tính thể tích dung dịch KOH 1,2M cần dùng. b. Tính nồng độ mol dung dịch muối thu được sau phản ứng. Bài 15: Cho a g Mg (OH) 2 tác dụng vừa đủ với 75 g dung dịch CH 3 COOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17,04 g muối. a. Tính a. b. Tính nồng độ % dung dịch CH 3 COOH đã dùng. Đề cương ôn tập học kỳ II, môn Hóa học lớp 9, năm học 2012-2013 – trang 6 – . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 9   PHẦN LÝ THUYẾT I. Chương 3: Phi kim - Sơ lược bảng tuần. CH 3 COOH + …………… Đề cương ôn tập học kỳ II, môn Hóa học lớp 9, năm học 2012- 2013 – trang 4 – 7. C 2 H 5 OH + ……………… → CH 3 COOH + ……………. 8. CO 2 + H 2 O → …………… + ……………. 9. …………… + …………… H 2 O ta được rượu etilic: A. 25 o B. 20 o C. 15 o D. 10 o Đề cương ôn tập học kỳ II, môn Hóa học lớp 9, năm học 2012- 2013 – trang 3 – Câu 36: Axit axetic tác dụng được với: A. KOH, ZnO, Cu,

Ngày đăng: 30/07/2015, 12:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w