SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học: 2013 – 2014 Môn thi: Địa lí Lớp 12 – BT THPT Ngày thi: 21/03/2014 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu. Câu I (6,0 điểm): 1. Thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Em hãy: a. Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta. b. Hoạt động của gió mùa đã dẫn đến sự phân mùa trong chế độ khí hậu nước ta như thế nào? 2. Dân cư và nguồn lao động là nguồn lực quan trọng bậc nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Em hãy: a. Trình bày những chuyển biến về cơ cấu sử dụng lao động của nước ta. b. Tại sao trong những năm qua dân số thành thị nước ta liên tục tăng? Câu II ( 8,0 điểm): 1. Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh và chuyên môn hoá sản xuất của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng. 2. Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) và đường sắt của nước ta. Câu III (6,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2011. Năm 1990 1998 2008 2010 2011 Diện tích gieo trồng lúa (nghìn ha) 6.042,8 7.362,7 7.400,2 7.489,4 7.651,9 Sản lượng lúa (nghìn tấn) 19.225,1 29.145,5 38.729,8 40.005,6 42.331,6 (Nguồn: Niên giám thống kê 2012) Em hãy: 1. Tính năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2011. 2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2011. 3. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 - 2011. Hết Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ 2009 đến nay. Số báo danh ……………………. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học: 2013 – 2014 Môn thi: Địa lí Lớp 12 – BT THPT Ngày thi: 21/03/2014 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Hướng dẫn chấm có 04 trang, gồm 03 câu. Câu Ý Nội dung Điểm I 6.0 1 2,0 a Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta. 1,5 * Gió mùa mùa đông: - Nguồn gốc: Xuất phát từ trung tâm áp cao Xibia ở Bắc bán cầu. - Hướng gió: Hướng đông bắc nên còn gọi là gió mùa Đông Bắc. - Thời gian và phạm vi hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Hoạt động chủ yếu ở miền Bắc nước ta (từ vĩ tuyến 16 o B trở ra). - Tính chất: lạnh khô và lạnh ẩm. + Vào nửa đầu mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô; nửa sau mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua biển gây nên thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. + Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b Hoạt động của gió mùa đã dẫn đến sự phân mùa trong chế độ khí hậu của nước ta: 0,5 - Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. + Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ có sự đối lập về hai mùa mưa, khô. 0,25 0,25 2 4,0 a Những chuyển biến về cơ cấu sử dụng lao động của nước ta. 3,5 * Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: - Cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ do quá trình đổi mới và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Tuy nhiên sự phân công lao động theo ngành còn chậm chuyển biến. - Tỉ lệ lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tỉ lệ lao động trong công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng (dẫn chứng). 0,5 0, 5 - Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vẫn còn cao. Năm 2005 khu vực nông, lâm ngư nghiệp thu hút tới 57,3% lao động. * Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: - Tỉ lệ lao động ở khu vực nhà nước tăng chậm, lao động ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm, lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (dẫn chứng). - Phân bố lao động trong các thành phần kinh tế không đều: năm 2005, lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 9,5%, ngoài Nhà nước chiếm 88,9%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,6%. * Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: - Tỉ lệ lao động ở khu vực thành thị tăng, lao động khu vực nông thôn giảm (dẫn chứng). - Lao động nước ta vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn: năm 2005, lao động ở khu vực nông thôn chiếm 75%, lao động thành thị chiếm 25%. * Nhìn chung: - Năng suất lao động xã hội ngày càng tăng song vẫn còn thấp so với thế giới. - Phần lớn lao động có thu nhập thấp, làm cho quá trình phân công lao động chậm chuyển biến. - Quỹ thời gian lao động trong nông nghiệp nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để. 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 b Trong những năm qua dân số thành thị nước ta liên tục tăng vì: 0,5 - Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đất nước. - Các đô thị được mở rộng, nhiều đô thị mới được thành lập. 0,25 0,25 II 8,0 1 Những đặc điểm nổi bật về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh và chuyên môn hoá sản xuất của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng. 4,0 * Điều kiện sinh thái nông nghiệp: - Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng. - Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình - Có mùa đông lạnh. * Điều kiện kinh tế -xã hội: - Mật độ dân số cao nhất cả nước. Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước. - Mạng lưới đô thị dày đặc, các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến. - Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đang được đẩy mạnh. * Trình độ thâm canh: - Trình độ thâm canh cao, đầu tư nhiều lao động. - Áp dụng giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ. * Chuyên môn hoá: 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 - Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao. - Cây thực phẩm, đặc biệt các loại rau cao cấp. Cây ăn quả. - Cây công nghiệp ngắn ngày như đay, cói. - Chăn nuôi: lợn, bò sữa, gia cầm, thuỷ sản nước ngọt, thuỷ sản nước lợ 0,5 0,25 0,25 0,5 2 Thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) và đường sắt của nước ta: 4,0 * Đường bộ (đường ô tô): - Mạng lưới đường bộ trong những năm gần đây, nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa. - Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng. - Hai trục đường bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Quốc lộ 1 chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2300km là tuyến đường xương sống của các hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. - Đường Hồ Chí Minh là trục xuyên quốc gia thứ hai đi từ Hà Nội dọc phía tây các tỉnh Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên đến thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của phía tây đất nước. - Các tuyến đường bộ quan trọng theo hướng đông - tây như những bậc thang nối liền miền đông với miền tây của đất nước như các tuyến quốc lộ 6, 7, 8, 9 - Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ Việt Nam cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực với các tuyến thuộc mạng đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ nước ta. * Đường sắt: - Tổng chiều dài đường sắt nước ta 3143 km. - Tuyến đường sắt quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất dài 1726 km, chạy theo chiều dài đất nước, gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên một trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam - Các tuyến khác là: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng - Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ nước ta đang được xây dựng, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 III 6,0 1 Tính năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2011 Năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2011. (Đơn vị: tạ/ha) Năm 1990 1998 2008 2010 2011 Năng suất lúa 31,8 39,6 52,3 53,4 55,3 1,0 2 Vẽ biểu đồ: 3,0 * Xử lý số liệu: Tính tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2011. (Đơn vị:%) Năm 1990 1998 2008 2010 2011 Diện tích 100,0 121,8 122,4 123,9 126,6 Năng suất 100,0 124,5 164,5 167,9 173,9 Sản lượng 100,0 151,6 201,5 208,1 220,2 *Vẽ biểu đồ: - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ. - Lưu ý: + Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm. + Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu. 0,5 2,5 3 Nhận xét và giải thích 2,0 a N hận xét: 1,25 Giai đoạn 1990 - 2011, diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta đều tăng, trong đó: - Diện tích tăng 26,6%. - Năng suất tăng 73,9%. - Sản lượng tăng 20,2% =>Tốc độ tăng diện tích, năng suất và sản lượng lúa không đều nhau: năng suất lúa có tốc độ tăng nhanh nhất tiếp đến là diện tích lúa, tăng chậm nhất là sản lượng lúa. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b Giải thích: 0,75 - Diện tích gieo trồng lúa tăng chủ yếu là do thâm canh tăng vụ, một phần do khai hoang phục hóa. - Năng suất lúa tăng do ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong việc thâm canh, đưa các giống lúa có năng suất cao phù hợp với các vùng sinh thái vào trồng đại trà trong cả nước. - Sản lượng lúa tăng là do mở rộng diện tích và tăng năng suất. 0,25 0,25 0,25 Tổng Câu I + Câu II + Câu III 20,0 . TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học: 2013 – 2014 Môn thi: Địa lí Lớp 12 – BT THPT Ngày thi: 21/03 /2014 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi có. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ 2009 đến nay. Số báo danh ……………………. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI HỌC SINH GIỎI. CHẤM KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học: 2013 – 2014 Môn thi: Địa lí Lớp 12 – BT THPT Ngày thi: 21/03 /2014 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Hướng dẫn chấm có 04 trang,