ĐỀ thi học sinh giỏi chính thức năm 2014 môn sinh đề (3)

6 361 0
ĐỀ thi học sinh giỏi chính thức năm 2014 môn sinh đề (3)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2013 -2014 Môn: Sinh học Lớp: 12 BTTHPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 21/3/2014 (Đề thi gồm có 02 trang, 08 câu) Câu 1 (2,0 điểm). a. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có những điểm gì khác biệt so với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ ? b. Tính đặc trưng của prôtêin do yếu tố nào quy định ? Câu 2 (2.0 điểm). a. Ưu thế lai là gì ? Vì sao không nên sử dụng con lai F 1 để làm giống ? b. Lai xa là gì ? Tại sao cơ thể lai xa thường bất thụ ? Muốn khắc phục hiện tượng bất thụ do lai xa người ta làm thế nào ? Câu 3 (2,0 điểm). a. Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự. b. Một số loại đột biến NST có thể nhanh chóng góp phần dẫn đến hình thành loài mới, đó là những loại đột biến nào ? Giải thích. Câu 4 (2,0 điểm). Trình bày cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể. Câu 5 (3,0 điểm). Một quần thể ngẫu phối ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền: 0,6AA: 0,2Aa : 0,2 aa. a. Quần thể trên có đạt trạng thái cân bằng di truyền không ? Vì sao ? b. Xác định và nhận xét về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ tiếp theo. c. Khi một quần thể đã ở trạng thái cân bằng di truyền, nếu muốn duy trì trạng thái cân bằng đó thì cần những điều kiện gì ? Câu 6 (3.0 điểm). Bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp nhiễm sắc thể (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (kí hiệu a, b, c), phân tích tế bào học ba thể đột biến đó, thu được kết quả sau: Thể đột biến Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp I II III IV V a 2 2 1 2 2 b 4 4 4 4 4 c 3 3 3 3 3 a. Gọi tên các thể đột biến trên. Vai trò của thể đột biến b và c đối với tiến hoá và chọn giống ? b. Trình bày cơ chế hình thành thể đột biến a. SBD: Câu 7 (3.0 điểm). Ở người, bệnh u xơ nang do alen a nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, người bình thường mang alen A. Có 2 cặp vợ chồng bình thường và đều mang cặp gen dị hợp. Biết rằng không có hiện tượng đồng sinh. Hãy xác định: a. Xác suất sinh con bình thường và bị bệnh của hai cặp vợ chồng trên. b. Xác suất để cặp vợ chồng thứ nhất sinh được 2 người con trai đều bình thường. c. Xác suất để cặp vợ chồng thứ 2 sinh được 3 người con, trong đó có 2 người con bình thường và 1 người con mắc bệnh. Câu 8 (3,0 điểm). Ở đậu Hà Lan gen A qui định hạt vàng, gen a qui định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn. Các gen phân ly độc lập. a. Nếu bố và mẹ đều mang gen dị hợp tử về 2 tính trạng thì đời con F 1 có tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình như thế nào ? b. Biện luận để xác định P và viết sơ đồ lai nếu đời con F 1 phân tính theo tỉ lệ: (3:3:1:1). HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN THI: SINH HỌC LỚP 12 BTTHPT Ngày thi: 21/3/2014 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 (2,0đ) a. Điểm khác biệt về sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực: Điểm khác biệt Sinh vật nhân sơ Sinh vật nhân thực Số đơn vị tái bản có 1 đơn vị tái bản có nhiều đơn vị tái bản Tốc độ tái bản nhanh chậm Enzim tham gia ít loại enzim nhiều loại enzim hơn b. Các yếu tố quy định tính đặc trưng của phân tử protein: - Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axitamin trong chuỗi polipeptit. - Số chuỗi polipeptit trong phân tử protein. - Bậc cấu trúc không gian của phân tử protein. 1,0 1,0 2 2,0 a. - Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ. - Không nên sử dụng con lai F 1 để làm giống vì: ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở đời F 1 sau đó giảm dần ở các thế hệ tiếp theo. b. - Lai xa là hình thức lai giữa các dạng bố mẹ thuộc 2 loài khác nhau hoặc thuộc các chi, các họ khác nhau. - Cơ thể lai xa thường bất thụ, vì con lai mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ khác nhau → không tạo cặp NST tương đồng → quá trình giảm phân phát sinh giao tử bị trở ngại, không hình thành được giao tử hoặc giao tử không có sức sống. - Cách khắc phục : đa bội hóa cơ thể lai xa F 1 → tạo thể song nhị bội hữu thụ do có các NST đều tồn tại thành cặp tương đồng, quá trình giảm phân tạo giao tử diễn ra bình thường. 0,5 0.25 0.5 0.5 0.25 3 2,0 a. Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự: Cơ quan tương đồng Cơ quan tương tự - Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. - Phản ánh sự tiến hoá phân li. - Là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự. - Phản ánh sự tiến hoá đồng quy. b. Một số loại đột biến NST có thể nhanh chóng góp phần dẫn đến hình thành loài mới: 1,0 - Đa bội (đa bội cùng nguồn và đa bội khác nguồn); đột biến cấu trúc NST (đột biến đảo đoạn và đột biến chuyển đoạn). - Giải thích: + Đa bội: Các dạng đa bội có bộ NST tăng gấp bội (tự đa bội, đa bội chẵn) hoặc mang hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau (thể song nhị bội) → cách ly sinh sản với dạng gốc → loài mới. + Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn NST: Làm thay đổi chức năng của gen trong nhóm liên kết mới, làm thay đổi kích thước và hình dạng NST → cách li sinh sản với các dạng gốc → loài mới. 0,5 0,25 0,25 4 2,0 - Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể chủ yếu là sự thay đổi mối quan hệ giữa mức sinh sản và tử vong thông qua các hình thức sau: - Cạnh tranh: khi mật độ quần thể tăng cao quá sức chịu đựng của môi trường, thiếu nguồn thức ăn, nơi ở, mức ô nhiễm tăng dẫn đến cạnh tranh giữa các cá thể xuất hiện → mức tử vong tăng, mức sinh sản giảm → kích thích quần thể giảm phù hợp với sức chứa của môi trường. - Di cư: khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao → cạnh tranh gay gắt → một bộ phận của quần thể di cư → kích thước của quần thể giảm. - Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ, con bệnh tùy thuộc mật độ, tác động tăng lên khi mật độ cao, tác động của chúng giảm khi mật độ quần thể thấp. Trong quan hệ vật kí sinh - vật chủ, vật ăn thịt là nhân tố quan trọng khống chế kích thước quần thể con mồi và ngược lại → mối quan hệ này tạo nên trạng thái cân bằng sinh học. 0,5 0,5 0,5 0,5 5 3,0 a. Quần thể chưa cân bằng di truyền. Vì: - Tần số của alen A: p (A) = 0,6 + = 2 2,0 0,7 - Tần số của alen a: q (a) = 0,2 + = 2 2,0 0,3 Nếu quần thể cân bằng di truyền thì phải thỏa mãn điều kiện: p 2 AA : 2pqAa : q 2 aa ⇔ 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa ≠ 0,6AA: 0,2Aa : 0,2 aa b. Xác định và nhận xét về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ tiếp theo - Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ tiếp theo: P: (0,6AA: 0,2Aa : 0,2 aa) × (0,6AA: 0,2Aa : 0,2 aa) G: 0,7A; 0,3a 0,7A; 0,3a F 1 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa Ở thế hệ tiếp theo quần thể có cấu trúc di truyền: 0,49AA: 0,42Aa : 0,09aa thỏa mãn biểu thức p 2 AA: 2pqAa : q 2 aa, do đó quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. c. Điều kiện để quần thể duy trì trạng thái cân bằng: - Số lượng cá thể lớn; - Xảy ra hiện tượng ngẫu phối trong quần thể; - Các loại giao tử có sức sống và thụ tinh như nhau, các loại hợp tử có sức 0,5 0,25 0.25 0.5 0.5 1,0 sống như nhau; - Không có đột biến và chọn lọc, không có sự di nhập gen 6 3,0 a. Gọi tên các thể đột biến: + Thể đột biến a cặp NST số III thiếu 1 chiếc → Thể một (2n -1). + Thể đột biến b mỗi cặp NST đều có 4 chiếc → Thể tứ bội (4n). + Thể đột biến c mỗi cặp NST đều có 3 chiếc → Thể tam bội (3n). - Vai trò của thể đột biến b, c đối với quá trình tiến hoá và chọn giống: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống, tạo các giống cây trồng có giá trị kinh tế, năng suất cao (dạng 3n, quả không hạt), góp phần hình thành loài mới (dạng 4n). b. Cơ chế hình thành thể một (2n - 1): + Trong giảm phân, cơ thể bố (hoặc mẹ) cặp nhiễm sắc thể số III không phân li, tạo 2 loại giao tử (n + 1) và (n - 1) nhiễm sắc thể, cơ thể mẹ (hoặc bố) giảm phân bình thường tạo giao tử n. + Trong thụ tinh, giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử n → hợp tử (2n - 1) nhiễm sắc thể, phát triển thành thể một. (HS có thể trình bày cơ chế bằng sơ đồ, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 7 3,0 a. Xác suất sinh con bình thường và bị bệnh của hai cặp vợ chồng: Do cả 2 cặp vợ chồng đều có kiểu gen Aa, nên có xác suất sinh con bình thường và bị bệnh bằng nhau: - P: Aa x Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa → 3/4 bình thường : 1/4 bị bệnh. - Xác suất sinh con bình thường: 3/4 - Xác suất sinh con mắc bệnh: 1/4 b. Xác suất sinh được 2 người con trai bình thường của cặp vợ chồng thứ nhất: - Xác suất sinh con trai là: 1/2. - Xác suất sinh con trai, bình thường là : 1/2 x 3/4 = 3/8 - Xác suất sinh 2 con trai đều bình thường là: (3/8) 2 = 9/64. c. Xác suất sinh được 3 người con, trong đó có 2 con bình thường và 1 con bị bệnh của cặp vợ chồng thứ hai: Xác suất sinh 3 người con trong đó 2 người con bình thường và 1 người bị bệnh là: 2 3 C [(3/4) 2 x 1/4] = 27/64 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 1,0 8 3,0 a. Xác định tỉ lệ KG, KH ở F 1 : - Theo dề ta có sơ đồ lai: P : AaBb x AaBb (Hạt vàng, trơn) (Hạt vàng, trơn) G P : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F 1 + TLKG: 1AABB : 2AABb : 1AAbb : 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb + TLKH: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 3 xanh, nhăn 0.5 0.25 0.25 b. Biện luận: - F 1 có 4 phân lớp kiểu hình, trong đó có kiểu hình xanh nhăn (aabb) nên P đều phải cho giao tử ab (AaBb hoặc Aabb hoặc aaBb hoặc aabb) - Mặt khác F 1 phân tính tỉ lệ: (3:3:1:1) = 8 tổ hợp → P: 4 giao tử × 2 giao tử. - P có 2 trường hợp thỏa mãn: P 1 : AaBb x Aabb P 2 : AaBb x aaBb - Sơ đồ lai + Trường hợp 1: P 1 : AaBb x Aabb vàng, trơn vàng, nhăn G P : AB, Ab, aB, ab Ab, ab F 1 Kiểu gen: 1AABb : 2AaBb: 1AAbb : 2Aabb : 1aaBb : 1aabb Kiểu hình: 3 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 1xanh, trơn : 1 xanh, nhăn + Trường hợp 2: P 2 : AaBb x aaBb vàng, trơn xanh, trơn G P : AB, Ab, aB, ab aB, ab F 1 Kiểu gen: 1AaBB : 2AaBb: 1aaBB : 2aaBb: 1Aabb : 1aabb Kiểu hình: 3 vàng, trơn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, nhăn 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 Lưu ý: Học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án. . TẠO THANH HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2013 -2014 Môn: Sinh học Lớp: 12 BTTHPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 21/3 /2014 (Đề thi gồm có 02. (3:3:1:1). HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN THI: SINH HỌC LỚP 12 BTTHPT Ngày thi: 21/3 /2014 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1. suất sinh con bình thường: 3/4 - Xác suất sinh con mắc bệnh: 1/4 b. Xác suất sinh được 2 người con trai bình thường của cặp vợ chồng thứ nhất: - Xác suất sinh con trai là: 1/2. - Xác suất sinh

Ngày đăng: 30/07/2015, 12:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan