1. Trang chủ
  2. » Đề thi

ĐỀ ÔN TẬP KÌ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010

8 543 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 239,27 KB

Nội dung

Châu Tiến Lộc Tài liệu ơn tập kì thi Tuyển sinh ĐH & CĐ năm 2010 Trang 1/8 đề ôn tập Kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 MÔN LỊCH SỬ    A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM : 1. Giai đoạn 1919 – 1930 : Câu 1. Những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? Tại sao lại có những mâu thuẫn đó ? Câu 2. Trình bày bước phát triển của khuynh hướng vơ sản trong phong trào u nước Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Câu 3. Trình bày mục tiêu chung của các phong trào u nước dân chủ cơng khai ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1926 do giai cấp tư sản và tiểu tư sản phát động. Phân tích mặt tích cực và hạn chế của các phong trào này. Câu 4. Nêu hoạt động u nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngồi trong những năm 1919 – 1925. Câu 5. Vì sao phong trào u nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 lại bị thất bại nhanh chóng ? Sự thất bại của phong trào u nước theo khuynh hướng trên nói lên điều gì ? Câu 6. Sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng vơ sản và tư sản để xác lập con đường phát triển cho cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX. Hãy giải thích vì sao khuynh hướng vơ sản lại thắng thế ? Câu 7. Q trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ người chiến sỹ u nước trở thành người chiến sĩ cộng sản đã diễn ra như thế nào ? Câu 8. Tại sao năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vơ sản ? Nêu nội dung cơ bản của con đường giải phóng dân tộc mà Người đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong những năm 20 (thế kỷ XX). Câu 9. Tại sao năm 1929, Việt Nam lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ? Nêu kết quả cuộc đấu tranh. Câu 10. Tại sao nói : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh u nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX ? 2. Giai đoạn 1930 – 1935 : Câu 11. Trình bày điều kiện bùng nổ và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xơ viết Nghệ – Tĩnh. Câu 12. Sau khi thành lập, chính quyền Xơ viết Nghệ – Tĩnh đã thực hiện những chính sách cơ bản nào để đem lại lợi ích cho quần chúng nhân nhân ? Câu 13. Trình bày nhận xét về quy mơ, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1930 – 1931. 3. Giai đoạn 1936 – 1939 : Câu 14. Trình bày nhận xét về quy mơ, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939. Câu 15. So sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đơng Dương và hình thức đấu tranh giữa thời kì 1930 – 1931 với thời kì 1936 – 1939. 4. Giai đoạn 1939 – 1945 : Câu 16. Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940, 1941, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều triệu tập hội nghị ? Từ việc trình bày nội dung chính của các Hội nghị, hãy cho biết vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập đến là gì ? Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH & CĐ năm 2010 Trang 2/8 Câu 17. Trình bày tóm tắt diễn biến của Khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi nghĩa Nam Kì và Binh biến Đông Lương. Ý nghĩa của ba sự kiện trên ? Câu 18. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). Câu 19. Trình bày vắn tắt công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và nhân dân Việt Nam kể từ sau Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941). Nêu ý nghĩa của công cuộc chuẩn bị đó. Câu 20. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941), so với Hội nghị lần lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11 - 1931) có điểm gì mới ? Câu 21. Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 - 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). Câu 22. So sánh và phân tích điều kiện lịch sử, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1939 – 1945 với điều kiện lịch sử, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kì 1936 – 1939. Câu 23. Nêu nội dung chủ trương khởi nghĩa vũ trang được đề ra trong trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). Chủ trương đó đã được Đảng ta triển khai và thực hiện như thế nào để đưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ?  Dạng đề tương tự : 1. Quá trình khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong toàn quốc của nhân dân Việt Nam năm 1945 : - Nêu đặc điểm nổi bật. - Trình bày những nét chính về diễn biến của quá trình đó. 2. Bằng những sự kiện lịch sử trong thời kì tiền khởi nghĩa và trong thời gian tiến hành tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945, hãy chứng minh rằng Cách mạng tháng Tám đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Câu 24. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tháng 5 - 1941 đến tháng 6 - 1945, hãy chứng minh Mặt trận Việt Minh đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 25. Trình bày điều kiện bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của cao trào “Kháng nhật cứu nước” (từ tháng 3 đến tháng 8 - 1945). Câu 26. Tại sao ngày 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp ? Nêu chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Câu 27. Vì sao trong Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có thể phát động được toàn dân nổi dậy ở cả nông thôn lẫn thành thị ? Câu 28. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, nhân dân ta đã sử dụng các lực lượng cách mạng nào để đập tan bộ máy thống trị của giặc ngoại xâm ? Câu 29. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng những bài học kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 ? Câu 30. Lập bảng so sánh những vấn đề cơ bản của Cách mạng tháng Tám 1945 (mục đích, nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả) với nội dung của Chính chương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc khởi thảo năm 1930. Trên cơ sở đó, hãy xác định tính chất của cuộc cách mạng này. Câu 31. Trình bày hoàn cảnh ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH & CĐ năm 2010 Trang 3/8 Câu 32. Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như thế nào ? Tại sao nói, ngay khi mới thành lập, nước ta đã ở vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc ?  Một số câu hỏi Tổng hợp kiến thức lịch sử từ năm 1919 đến năm 1945 cần lưu ý : Câu 33. Hãy nêu nhận xét về lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta trong những năm 1919 – 1925, phong trào cách mạng 1930 – 1931 và cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939. Câu 34. Trình bày khái quát những sự kiện lịch sử liên quan đến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) trong suốt tiến trình cách mạng từ năm 1930 đến năm 1945. Câu 35. Hãy phân tích bài học kinh nghiệm về bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang của Cách mạng tháng Tám 1945. Bài học kinh nghiệm này đã được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) như thế nào ? Câu 36. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tám Tám 1945, nhân dân ta đã sử dụng các lực lượng cách mạng nào để đập tan bộ máy thống trị của giặc ngoại xâm ? Câu 37. Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kỳ lịch sử, Đảng ta đã giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ như thế nào ? Phân tích sự sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết hai nhiệm vụ đó. Câu 38. Trong thời kỳ cách mạng 1939 – 1945, Đảng ta đã có những Nghị quyết quan trọng nào ? Trình bày một Nghị quyết có tác dụng đến việc vận động toàn quân, toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc năm 1945. Câu 39. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy chứng minh Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của 15 năm (1930 – 1945) chuẩn bị lực lượng và lãnh đạo đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương.  Dạng đề tương tự : 1. Bằng những sự kiện có chọn lọc trong 15 năm đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 – 1945), hãy phân tích và chứng minh nhận định sau đây: “Cách mạng tháng Tám 1945 là một điểm nút, đường dẫn điểm nút ấy được khởi đầu bằng sự thành lập của Đảng năm 1930, để có cao trào 1930 – 1931 và cùng trên một sợi dây liên mạch dẫn tới cao trào 1936 – 1939, đặc biệt là cao trào 1939 – 1945. Những thắng lợi của cao trào 1939 – 1945 chính là có những thắng lợi và bài học của cao trào 1930 – 1931 và 1936 – 1939 gộp lại.” 2. Bằng những sự kiện cụ thể trong lịch sử dân tộc từ năm 1930 đến 1945, hãy chứng minh nhận định sau: Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi trong 15 ngày và đề có thắng lợi trong 15 ngày đó là sự chuẩn bị trong 15 năm. Câu 40. Trình bày các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất ở nước ta từ năm 1930 đến năm 1945. Nêu vai trò của từng Mặt trận. 5. Giai đoạn 1945 – 1954 : Câu 41. Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 42. Trong thời kỳ 1954 – 1954, thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta ? Nêu âm mưu của Pháp, chủ trương của ta và kết quả của chiến dịch đó. Câu 43. Tại sao nói từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã có những bước phát triển mới, giữ vững và phát huy quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ ? Câu 44. Hãy cho biết nội dung cơ bản của kế hoạch Nava và chủ trương chiến lược của quân dân ta trong đông - xuân 1953 - 1954. Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH & CĐ năm 2010 Trang 4/8 Câu 45. Trình bày mối quan hệ giữa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Nêu ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ.  Một số câu hỏi Tổng hợp kiến thức lịch sử từ năm 1945 đến năm 1954 cần lưu ý : Câu 46. Tại sao trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối kháng chiến toàn diện ? Kháng chiến toàn diện đã thể hiện trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 – 1954) như thế nào ? Câu 47. Từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951), hậu phương trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của quân và dân ta đã phát triển về mọi mặt như thế nào ? Nêu vai trò của hậu phương đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. Câu 48. Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh rằng cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) không chỉ là cuộc chiến tranh giải phóng mà còn là bước kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới của nhân dân ta. 6. Giai đoạn 1954 – 1975 : Câu 49. Trình bày những nét chính về tình hình và nhiệm vụ cách mạng của nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Câu 50. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam có gì khác nhau giữa hai giai đoạn 1954 – 1960 và 1961 – 1965 ? Câu 51. Nêu hoàn cảnh triệu tập, nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960). Câu 52. So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam. Nêu thắng lợi quyết định của quân dân ta trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Thắng lợi đó có tác dụng như thế nào đối với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước? Câu 53. Nêu âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ”. Từ đó, hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược trên. Câu 54. Trong thời kỳ 1954 – 1975, thắng lợi quân sự nào của quân và dân miền Nam buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa chiến tranh” ? Trình bày những nét chính về diễn biến và kết quả của chiến thắng đó. Câu 55. Nêu âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Từ đó, hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược trên. Câu 56. Nêu những thắng lợi chung của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”của Mĩ (1969 - 1973). Câu 57. Phân tích vai trò hậu phương của miền Bắc từ sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 58. Trình bày những sự kiện tiến công chiến lược và tổng tiến công chiến lược để đưa đến thắng lợi hoàn toàn của cách mạng miền Nam Việt Nam từ năm 1972 đến 1975. Câu 59. Tại sao Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công đầu tiên trong năm 1975 ? Phân tích nghệ thuật quân sự của chiến dịch Tây Nguyên. Chiến dịch này thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ tiến trình phát triển của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ? Câu 60. Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ngày 2 - 3 - 1975 nêu rõ: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam…”. Nghị quyết đó đã đưa đến thắng lợi nào trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ? Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH & CĐ năm 2010 Trang 5/8  Một số câu hỏi Tổng hợp kiến thức lịch sử từ năm 1954 đến năm 1975 cần lưu ý : Câu 61. Bốn thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam có ý nghĩa đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam ? Hãy giải thích vì sao ? Câu 62. Những thắng lợi tiêu biểu của cách mạng miền Nam trong các giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 ?  Dạng đề tương tự : 1. “Đẩy lùi kẻ địch từng bước, giành thắng lợi từng bước cho cách mạng, tiến lên đánh bại hẳn kẻ địch, giành thắng lợi hoàn toàn, đó là một quy luật đấu tranh cách mạng.” (Lê Duẫn). Qua từng bước phát triển, thắng lợi của cách mạng miền Nam và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta (từ tháng 7 – 1954 đến tháng 5 – 1975), hãy chứng minh nhận định trên 2. Thông qua các sự kiện lịch sử chính yếu, hãy nêu khái quát các bước phát triển của tiến trình cách mạng giải phóng miền Nam từ năm 1954 – 1975. Nguyên nhân có bước phát triển đó ? 3. Chứng minh rằng : Cách mạng Việt Nam từ “Đồng khởi” cuối năm 1959 đến đầu năm 1960 đến chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 là quá trình liên tục tấn công, đẩy lùi từng bước, đánh bại địch từng âm mưu chiến lược, giành thắng lợi từng bước, tiến lên đánh bại hẳn quân địch, giành thắng lợi hoàn toàn. Câu 63. Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” và “Ngăn đe thực tế” của đế quốc Mĩ đã được ứng dụng như thế nào trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) ? Sự thất bại của nó ra sao ? Câu 64. Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 – 1964) : “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”. Câu 65. Phân tích những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có tác động đến việc buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari và chấp nhận kí kết Hiệp định Pari. Câu 66. Quân và dân miền Bắc đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ như thế nào ? Nêu ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Câu 67. Những thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và trong việc thực hiện hậu phương kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) được thể hiện như thế nào ? Câu 68. Phân tích vai trò của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975). Câu 69. Sự kết hợp tài tình giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta từ năm 1954 đến năm 1975 ? Câu 70. Tại sao nói Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam “là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước” ? 7. Giai đoạn 1975 – 2000 : Câu 71. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975, Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn gì ? Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH & CĐ năm 2010 Trang 6/8 Câu 72. Trình bày thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội trong 15 năm (1986 - 2000) thực hiện đường lối đổi mới đất nước và ý nghĩa của những thành tựu đó. Câu 73. Hãy chứng tỏ rằng trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước 1986 – 2010, Việt Nam ngày càng “tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới hiện đại”.  MỘT SỐ CÂU TỔNG HỢP KHÓ CẦN LƯU Ý : Câu 74. Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Hãy : a. Giải thích khái niệm và cho biết bối cảnh xuất hiện hai nhiệm vụ này trong lịch sử cận đại Việt Nam. b. Trong hơn 30 năm đầu của thế kỉ XX, những người Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xác định hai nhiệm vụ này như thế nào ? Nêu nhận xét. Câu 75. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) thắng lợi, một phần là do ta đã có căn cứ địa cách mạng vững chắn và hậu phương vững mạnh. Hãy cho biết căn cứ địa được xây dựng dựa vào những điều kiện như thế nào ? Nêu vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến. Câu 76. Trình bày và nhận xét nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 – 1930), Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 – 1951) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960). Câu 77. Tính chủ động, liên tục và kiên quyết tiến công trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã được thể hiện qua sự chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta như thế nào ? Thí dụ liên hệ với chiến cuộc Đông xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ để phân tích ? Câu 78. Nêu những thay đổi to lớn trong tình hình chính trị, xã hội Việt Nam sau thắng lợi : Cách mạng tháng Tám 1945; Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Câu 79. Hãy phân tích những điểm giống và khác nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Câu 80. Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa các đại hội I, II, III, IV và VI của Đảng (có thể trình bày theo cách lập bảng theo các nội dung: tên đại hội, thời gian, địa điểm; hoàn cảnh lịch sử; nội dung cơ bản và ý nghĩa). B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI : I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 : Câu 1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đối với Cách mạng Việt Nam như thế nào ? Câu 2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của Quốc tế Cộng sản. Các nghị quyết của Đại hội II và VII đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào ? Câu 3. Trình bày nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đối với các nước tư bản chủ nghĩa. Nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới. Câu 4. Nêu chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng thế giới được đề ra tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935). Những chủ trương đó đã tác động đến tình hình Việt Nam trong những năm 1936 – 1939 như thế nào ? Câu 5. Phân tích vai trò của Liên Xô đối với việc đánh bại chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH & CĐ năm 2010 Trang 7/8 Câu 6. Bằng kiến thức về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), hãy rút ra những nhân tố góp phần đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Những nước ở Đông Nam Á đã tận dụng cơ hội Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng minh để tuyên bố độc lập như thế nào ? II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 : 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Câu 7. Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị cấp cao Ianta (2 - 1945) và hệ quả của những quyết định đó. Câu 8. Hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) Câu 9. Trình bày vai trò quốc tế của Liên bang Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991. Câu 10. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu ? Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga đã làm những gì với vai trò kế tục Liên Xô trong những năm 1991 – 2000 ? 3. Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 – 2000) 3.1. Các nước Đông Bắc Á Câu 11. Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. Câu 12. Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949). Câu 13. Trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959), nhân dân Trung Quốc đã đạt được những thành tựu như thế nào ? Câu 14. Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong những năm 1978 – 2000. Câu 15. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc đã ra đời như thế nào ? Quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc báo đảo Triều Tiên có những chuyển biến gì từ những năm 70 đến năm 2000 ? 3.2. Các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Đông Câu 16. Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của Hiệp ước Bali năm 1976. Triển vọng của ASEAN ? Câu 17. Nêu những nét chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập và công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Câu 18. Tại sao tình hình các nước Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định ? Hãy trình bày một số nét chính về sự khởi đầu của cuộc xung đột giữa Ixraen với Palextin và tình hình khu vực từ năm 1993 đến năm 2005. 3.3. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh : Câu 19. Những nhân tố nào thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Nêu những sự kiện trong quá trình đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi. Câu 20. Nêu những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai và những khó khăn mà châu lục này đang đối mặt phải trên chặng đường phát triển. Câu 21. Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trình bày những thành tựu và khó khăn của các nước Mĩ Latinh trong thời kỳ xây dựng đất nước. Câu 22. Nêu những sự kiện tiêu biểu trong quá trình đấu tranh của cách mạng Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1961. Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH & CĐ năm 2010 Trang 8/8 4. Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu (1945 – 2000) Câu 23. Trình bày sự phát triển kinh tế của Mĩ trong những năm 1945 – 1973. Những nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển đó ? Câu 24. Trình bày những nét chính về tình hình nước Mĩ trong thập kỷ 90 (thế kỷ XX). Mục tiêu cơ bản của chiến lược Cam kết và mở rộng dưới thời Tổng thống B.Clintơn có điểm gì giống so với các đời Tổng thống trước đó ? Câu 25. Hãy cho biết tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và những cải cách dân chủ từ năm 1945 đến năm 1952. Câu 26. Trình bày sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1952 – 1973. Những nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển đó ? Câu 27. Trình bày những nét lớn về chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh. Câu 28. Trình bày sự phát triển kinh tế của các nước Tâu Âu trong những năm 1945 – 1973. Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế đó ? Câu 29. Trình bày quá trình phân hóa về chính trị trong đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. Câu 30. Nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu từ đầu thập niên 50 đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX. Câu 31. Những yếu tố nào thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành ba trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới trong nửa sau thế kỷ XX ? 5. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh Câu 32. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Tổ chức Hiệp ước Vácsava được hình thành và gây hậu quả như thế nào đối với tình hình thế giới ? Câu 33. Chiến tranh lạnh là gì ? Phân tích những ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh đến tình hình châu Á. Câu 34. Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX. Câu 35. Tại sao hai siêu cường Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh ? Nêu những biến đổi to lớn của tình hình kinh tế thế giới sau sự kiện đó. Câu 36. Hãy nêu những nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỷ XX. Trình bày nguyên nhân dẫn tới tình hình đó. Câu 37. Trình bày các xu thế phát triển hiện nay. Qua đó, hãy cho biết thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với các quốc gia và dân tộc trên thế giới ? 6. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa Câu 38. Thế nào là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ? Nêu những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX. HẾT (Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo) . Tiến Lộc Tài liệu ơn tập kì thi Tuyển sinh ĐH & CĐ năm 2010 Trang 1/8 đề ôn tập Kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 MÔN LỊCH SỬ    A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM : 1. Giai. Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ? Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH & CĐ năm 2010 Trang 5/8  Một số câu hỏi Tổng hợp kiến thức lịch sử từ năm 1954 đến năm 1975. cảnh lịch sử; nội dung cơ bản và ý nghĩa). B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI : I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 : Câu 1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm

Ngày đăng: 29/07/2015, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w