1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề nghị chon HSG Vật lý 2009 - 2010 (THPT Trương Định, Tiền Giang)

2 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SỞ GD – ĐT TIỀN GIANG KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI QUỐC GIA TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH NĂM HỌC: 2009 − 2010 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN VẬT LÝ THỜI GIAN: 180 Phút. Câu 1. ( 4 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ 1. Cuộn dây thuần cảm, có độ tự cảm L thay đổi được. Điện trở R = 50(Ω), tụ điện có điện dung C 3 5 mF π = . Ampe kế, dây nối và khóa K có điện trở không đáng kể. Điện áp tức thời đặt vào hai đầu mạch có dạng: 200 2 cos100 ( )u t V π = . 1. Chọn giá trị của L sao cho khi K mở hoặc khi K đóng thì số chỉ của ampe kế không đổi a- Tính giá trị L tương ứng . b- Viết biểu thức dòng điện trong mạch chính khi K đóng. 2. Tìm giá trị của L để số chỉ của ampe kế là nhỏ nhất. Câu 2 ( 3,5 điểm) Một bán cầu bằng thủy tinh có chiết suất n, bán kính R, mặt phẳng được mạ bạc. Đặt vật sáng AB có chiều cao rất nhỏ so với R ở trước hệ thống, vuông góc với trục đối xứng của hệ và cách mặt mạ bạc một khoảng 3R. Xác định vị trí và độ phóng đại của ảnh cho bởi hệ thống này. Câu 3 ( 3 điểm) Viết phương trình vận tốc và phương trình chuyển động của vật rơi nếu kể đến lực cản của không khí. Biết rằng lực cản này tỉ lệ với vận tốc của vật rơi. Câu 4 ( 4 điểm) Một dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một dây dẫn điện thẳng dài. Tại các khoảng cách a và b có đặt song song với dây dẫn này hai sợi dây dẫn trần mà một đầu của chúng gắn với một điện trở R. Một thanh kim loại MN trượt với vận tốc không đổi v r như hình vẽ 2. Bỏ qua điện trở của các thanh kim loại.Hệ thống được bố trí trên cùng một mặt phẳng ngang a/ Xác định chiều và cường độ dòng điện cảm ứng i xuất hiện trong mạch kín MNPQ. A i 2 L K i 1 C R ~ U Hình 1 I M N Q R P b a Hình 2 b/ Xác định điểm đặt , phương , chiều và độ lớn của lực cần tác dụng vào thanh MN để nó chuyển động tịnh tiến với vận tốc v r không đổi Câu 5 ( 3,5 điểm) Một hình trụ đặc có khối lượng M được gắn với một lò xo, sao cho nó có thể lăn không trượt trên một mặt phẳng ngang. Lò xo có độ cứng k = 300N/m, khối lượng không đáng kể. Hệ được thả từ trạng thái nghỉ ở vị trí mà lò xo giãn x 0 = 2cm. Bỏ qua ma sát. a/ Tính động năng tịnh tiến và động năng quay của hình trụ khi nó đi qua vị trí cân bằng. b/ Chứng minh rằng chuyển động của khối tâm hình trụ là dao động điều hòa. Định chu kỳ dao động của hình trụ. Biết M = 200g . Câu 6 ( 2 điểm) Một quả bóng đá có khối lượng m = 640g, đường kính d = 21cm được bơm căng đến áp suất 2,5atm, rơi từ độ cao h = 4m xuống đất. Tính nhiệt độ của khí chứa trong bóng lúc tiếp đất. Cho rằng vỏ bóng hoàn toàn mềm và cách nhiệt. Nhiệt độ ban đầu của quả bóng là 20 0 C. Bỏ qua sức cản của không khí. Nhiệt dung mol đẳng tích của không khí C V = 2,5R . Lấy g = 9,8m/s 2 . HẾT Hình 3 O . SỞ GD – ĐT TIỀN GIANG KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI QUỐC GIA TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH NĂM HỌC: 2009 − 2010 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN VẬT LÝ THỜI GIAN: 180. giá trị của L sao cho khi K mở hoặc khi K đóng thì số chỉ của ampe kế không đổi a- Tính giá trị L tương ứng . b- Viết biểu thức dòng điện trong mạch chính khi K đóng. 2. Tìm giá trị của L để. tốc và phương trình chuyển động của vật rơi nếu kể đến lực cản của không khí. Biết rằng lực cản này tỉ lệ với vận tốc của vật rơi. Câu 4 ( 4 điểm) Một dòng điện

Ngày đăng: 29/07/2015, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w