UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1 (6,0 điểm). Các cuộc phát kiến lớn về địa lí ở Tây Âu thời hậu kì trung đại: a. Nêu nguyên nhân, điều kiện. b. Lập bảng thống kê các cuộc phát kiến lớn về địa lí theo các nội dung: Số thứ tự, thời gian, người dẫn đầu, kết quả. c. Vì sao nói: "Phát kiến địa lí được coi như một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức, báo hiệu buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa". Câu 2 (3,0 điểm). Tại sao người anh hùng dân tộc Ngô Quyền được các nhà sử học Việt Nam gọi là "ông tổ phục hưng cho nền độc lập tự chủ của dân tộc” ? Câu 3 (3,0 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của quân và dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỉ XIII. Câu 4 (8,0 điểm). Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đất nước Việt Nam thời Lê sơ đã đạt đến trình độ phát triển cao về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, tuy nhiên, cũng bộc lộ một số hạn chế của quan hệ sản xuất phong kiến”. (Theo Lịch sử 10, NXB Giáo dục, H., 2006, tr.173) Hết Họ tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:………………… UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm 2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài 3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,25 điểm II. Hướng dẫn chấm chi tiết Câu hỏi Nội dung §iÓm Câu 1 Các cuộc phát kiến lớn về địa lí ở Tây Âu thời hậu kì trung đại 6,00 a. Nguyên nhân, điều kiện * Nguyên nhân: Do sự phát triển của sản xuất nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày càng tăng. Mặt khác, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm. * Điều kiện: Các nhà hàng hải đã nghiên cứu các dòng hải lưu, hướng gió. La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng. Người ta đã vẽ được bản đồ, hải đồ có ghi tên các bến cảng. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ vượt bậc 0,75 0,75 b. Bảng thống kê về các cuộc phát kiến lớn về địa lí ở châu Âu thời hậu kì trung đại (2,5đ) TT Thời gian Người dẫn đầu Kết quả 1 1415 Hoàng tử Hen-ri Đi dọc theo bờ biển châu Phi 2 1487 B. Đi-a-xơ Tới mỏm cực nam châu Phi (đặt tên mũi Bão Tố sau được vua Hoan II đổi tên là mũi Hảo Vọng) 3 1492 C. Cô-lôm-bô Đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay (phát hiện ra châu Mĩ nhưng lại lầm tưởng là Ấn Độ) 4 1497 Va-xcô đơ Ga-ma Vòng qua châu Phi đến vùng Ca-li-cút (Ấn Độ) 5 1519 - 1522 Ph. Ma-gien-lan Hành trình vòng quanh thế giới c. Tác động của các cuộc phát kiến lớn về địa lí * Các cuộc phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực giao thông và tri thức: Lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng của Trái Đất. Nó đóng góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn cho sự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên thế giới đều như nhau. Đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành Tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hoá và văn minh khác nhau * Các cuộc phát kiến địa lí báo hiệu buổi "bình minh của thời đại TBCN": Đem lại cho thương nhân châu Âu nguồn lợi khổng lồ từ việc buôn bán, cướp bóc ở châu Mĩ, châu Á, châu Phi. Thúc đẩy công nghiệp và thương nghiệp châu Âu phát triển, làm thành thị ở khu vực này phồn thịnh và mở ra quá trình xâm lược và cướp bóc 1,0 1,0 thuộc địa (đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn và hình thức kinh doanh TBCN) Câu 2 Tại sao người anh hùng dân tộc Ngô Quyền được các nhà sử học Việt Nam gọi là "ông tổ phục hưng cho nền độc lập tự chủ của dân tộc” ? 3,00 * Trình bày khái quát về chiến thắng Bạch Đằng (938) từ đó đi đến kết luận: Ngô Quyền được coi là người có công lớn trong việc giành được độc lập cho đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc. Chiến thắng Bạch Đằng (938) có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó. Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ * Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã đánh giá: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" 2,0 1,0 Câu 3 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của quân và dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỉ XIII. 3,00 * Nguyên nhân chủ yếu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân (lấy dẫn chứng minh họa) * Nhà Trần có đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần mà nổi bật nhất là Trần Quốc Tuấn (dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản ). Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. Thắng lợi đó cũng gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của nhà Trần (lấy dẫn chứng minh họa) 1,5 1,5 Câu 4 Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đất nước Việt Nam thời Lê sơ đã đạt đến trình độ phát triển cao 8,00 a. Thời Lê sơ đạt đến trình độ phát triển cao về chính trị, kinh tế, văn hóa * Về chính trị: - Tổ chức bộ máy nhà nước + Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế sáng lập ra nhà Lê, đặt lại tên nước là Đại Việt. Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, quyết định mọi việc. Giúp việc cho vua có Tể tướng và một số quan đại thần, tiếp đến là một số cơ quan điều hành cấp bộ. Cả nước chia thành 5 đạo, dưới đạo là lộ, phủ, huyện, châu, xã với hệ thống quan lại như cũ + Thời Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Ở trung ương chức Tể tướng và Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc, bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn. Cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo đều có 3 ti để trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Người đứng đầu xã là Xã trưởng do dân bầu Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử 0,75 0,75 - Luật pháp: Thời Lê sơ bộ luật đầy đủ đã được ban hành là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức). 0,5 * Kinh tế - Nông nghiệp: Nhà nước ban hành chính sách quân điền, quy định việc chia ruộng công ở làng xã, khuyến khích khai hoang, lập 43 sở đồn điền. Bộ phận ruộng đất tư tăng lên, hệ thống đê điều được quan tâm - Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Được phục hồi và phát triển, kinh thành Thăng Long là trung tâm buôn bán lúc bấy giờ. Nhà nước ban hành lệnh lập chợ, khuyến khích trao đổi sản phẩm. Nhiều làng thủ công mới hình thành * Văn hóa - Nho giáo được độc tôn, giáo dục Nho học thịnh đạt. Quốc tử giám được mở rộng cho con em quan lại đến học. Các khoa thi được mở đều đặn, tất cả người có học, có lí lịch rõ ràng đều được đi thi. Những người đỗ tiến sĩ được khắc vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ” - Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển. Hàng loạt tập thơ văn ra đời như Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, nhiều tập thơ của Lý Tử Tấn, Đặng Minh Khiêm - Một số bộ sử được biên soạn như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư sách Dư địa chí, tập bản đồ An Nam hình thắng đồ, bộ sách Thiên Nam dư hạ - Toán học: Một số nhà Nho cũng biên soạn sách như Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh - Nghệ thuật: Nghệ thuật sân khấu ca múa dân gian bị loại khỏi cung đình, nhà nước có bộ phận ca nhạc riêng. Ca múa dân gian vẫn tiếp tục phát triển Với tất cả những thành tựu trên đã chứng tỏ thời Lê sơ thế kỉ XV thực sự là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt 0,75 0,75 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 b. Hạn chế: Tính chất chuyên chế cao, nhiều vụ tranh giành quyền lực đã xảy ra, một số quy định trong hình luật quá hà khắc. Tình trạng tập trung ruộng đất trong tay giai cấp địa chủ lớn. Ngoại thương không phát triển do nhà Lê không chủ trương mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài. Nội dung iáo dục xem nhẹ các kiến thức khoa học tự nhiên, kiến thức khoa học phục vụ sản xuất. Kiến trúc, điêu khắc phát triển chậm chạp 2,0 Hết . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2 010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu. NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2 010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố. tôn, giáo dục Nho học thịnh đạt. Quốc tử giám được mở rộng cho con em quan lại đến học. Các khoa thi được mở đều đặn, tất cả người có học, có lí lịch rõ ràng đều được đi thi. Những người đỗ