1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 10 chọn lọc số 5

4 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 263,05 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN ĐỊA LÝ 10 . NĂM HỌC 2011 - 2012 ( Thời gian làm bài : 120 phút ) Câu 1 ( 1,5 điểm ) : Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 20h30’ ngày 28/02/2011 ( nêu công thức và cách tính ). Câu 2 ( 3,5 điểm ) : Dựa vào kiến thức đã học, em hãy : a) Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. b) Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Câu 3 ( 3,5 điểm ) : Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời ? Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo nên các mùa trong năm ? Câu 4 ( 5,5 điểm ) : Dựa vào kiến thức đã học và các hình dưới đây, em hãy : a) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. b) Trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa theo vĩ độ ở các khu vực : xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. Câu 5 ( 2,0 điểm ) : Hãy phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Câu 6 ( 4,0 điểm ) : Dựa vào kiến thức đã học, em hãy : a) Nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất. b) Kết hợp với bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ địa lý ở Bán cầu Bắc? Vĩ độ Nhiệt độ TB năm (độ C) Biên độ nhiệt năm (độ C) 0 0 24,5 1,8 20 0 25,0 7,4 30 0 20,4 13,3 40 0 14,0 17,7 50 0 5,4 23,8 60 0 - 0,6 29,0 70 0 - 10,4 32,2 o0o Họ tên thí sinh: …………………………… Số báo danh: ………………………… Giám thị 1 : Giám thị 2 : 2 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 20h30’ ngày 28/02/2011 ( nêu công thức và cách tính ). ( 1,5 điểm) Câu 1 - Ta có công thức : Tm = To + m ( trong đó Tm là giờ của múi m, To là giờ GMT, và m là số thứ tự của múi giờ ) - Giờ GMT đang là 20h30’ ngày 28/02/2011, mà Việt Nam lại ở múi giờ số 7 (giờ đến sớm hơn giờ GMT là 7h ). Nên ta có: T 7 = 20h30’ + 7 = 27h30’ - Vậy vào thời điểm đó thì ở Việt Nam đang là 3h30’ ngày 1/03/2011 ( tháng 2 chỉ có 28 ngày ). 0,5 0,5 0,5 ( 3,5 điểm) a) Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông ( ngược chiều kim đồng hồ ) - Trái Đất chuyển động quanh trục một vòng mất khoảng thời gian theo quy ước là 24 giờ. - Khi chuyển động, vận tốc của Trái Đất giảm dần từ xích đạo về cực. 0,75 đ 0,25 0,25 0,25 Câu 2 b) Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. * Sự luân phiên ngày đêm: - Do Trái Đất hình cầu nên một nửa luôn được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban ngày và một nửa không được chiếu sáng gọi là ban đêm. - Do Trái Đất tự quay nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm. * Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: - Trái Đất có hình cầu và tự quay từ Tây sang Đông, nên cùng một thời điểm, độ cao Mặt Trời ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ khác nhau. Đó là giờ địa phương. - Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi sẽ có chung một giờ gọi là giờ múi. - Quy định giờ ở múi số 0 ( chứa kinh tuyến gốc ) là giờ quốc tế ( GMT ). Đánh số thứ tự múi theo hướng Tây sang Đông, các múi giờ ở phía Đông kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 180 0 có giờ sớm hơn giờ GMT. - Để phân định 2 ngày khác nhau trên lịch, người ta chon kinh tuyến 180 0 chạy qua giữa múi giờ số 12 làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông qua 180 0 thì lùi lại một ngày trên lịch và ngược lại. * Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: - Sự tự quay của Trái Đất làm cho các vật thể chuyển động trên bề mặt đều bị lệch hướng so với ban đầu, lực làm lệch hướng chuyển động gọi là lực Côriôlit. - Ở Bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, còn Bán cầu Nam thì lệch về bên trái. 2,75 đ 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời ? Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo nên các mùa trong năm ? ( 3,5 điểm) Câu 3 * Khái niệm: - Mặt Trời không di chuyển, mà do Trái Đất chuyển động chung quanh Mặt Tr ời, nên ta có ảo giác Mặt Trời chuyển động. Sự chuyển động không có thực đó c ủa Mặt Trời được gọi là sự chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Tr ời. - Mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. - Mặt trời lên thiên đỉnh hằng năm trong vùng nội chí tuyến, lần lược từ chí tuy ến Nam đến chí tuyến Bắc (23 0 27'N -> 23 0 27'B) 1,5 đ 0,5 0,5 0,5 3 * Giải thích: - Do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trong quá trình chuyển động trục của Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 66 0 33’ và không đổi phương trong không gian. - Nên có thời kỳ Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kỳ thì Bán cầu Nam, có thời kỳ Mặt Trời chiếu đều cả 2 bán cầu. - Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu thay đổi trong năm, tạo nên những đặc điểm riêng biệt về thời tiết - khí hậu trong từng thời kỳ của năm, đó là các mùa. 2,0 đ 0,75 0,5 0,75 ( 5,5 điểm) a) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. - Khí áp: Các khu khí áp thấp thường là nơi hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao, nên có lượng mưa lớn. Ngược lại, các khu khí áp cao là nơi không khí trên cao bị nén xuống, chỉ có gió thổi đi, nên mưa rất ít hoạc không co mưa. - Frông: là nơi thường xảy ra sự tranh chấp của các khối khí nóng lạnh, dẫn đến những nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Nơi có frông đi qua thường là vùng mưa nhiều. - Gió: Miền có gió từ biển thổi vào, gió mùa thường mang nhiều không khí ẩm, dễ gây mưa. Miền có gió Mậu dịch ít mưa, vì gió này xuất phát từ cao áp chí tuyến khô. - Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang theo hơi nước voà lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít hoặc không mưa, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được nên không gây mưa. - Địa hình: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. Cùng một sườn đón gió, nhưng càng lên cao do nhiệt độ càng giảm nên càng mưa nhiều, tới độ cao nhất định sẽ không còn mưa do độ ẩm đã giảm nhiều. 3,5 đ 0,75 0,5 0,75 0,75 0,75 Câu 4 b) Trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa theo vĩ độ ở các khu vực : xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. * Lượng mưa phân bố không đều theo từng khu vực: - Khu vực xích đạo có lượng mưa nhiều nhất ( 1000 -> 2000 mm). Do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực này có diện tích đại dương và rừng xích đạo lớn, nên nước bốc hơi mạnh mẽ. - Hai khu vực chí tuyến mưa ít ( 200 -> 700 mm). Do khí áp cao, diện tích lục địa lớn. - Hai khu vực ôn đới lượng mưa trung bình ( 500 -> 1000 mm). Do có khí áp thấp, chịu ảnh hưởng của gió tây ôn đới từ biển thổi vào. - Hai khu vực cực lượng mưa ít nhất ( < 200 mm). Do có khí áp cao, nhiệt độ không khí rất thấp, nước khó bốc hơi để ngưng tụ thành mây. 2,0 đ 0,5 0,5 0,5 0,5 Hãy phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. ( 2,0 điểm) Câu 5 - Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: Chế độ nước sông phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ( đầy nước vào mùa mưa, cạn nước vào mùa khô). Thời kỳ băng tuyết tan sông nhiều nước. Nước ngầm có vai trò lớn trong việc điều hoà chế độ nước sông. - Địa thế: nơi nào dốc nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài. - Thực vật: Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hoà dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt. Lớp phủ thực vật bị phá huỷ làm cho chế độ dòng chảy thất thườngm tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt. - Hồ, đầm: Nếu nối với sông sẽ có tác dụng điều hoà chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm; khi nước sông xuống thì ở hồ đầm lại 0,5 0,5 0,5 0,5 4 chảy vào sông. Câu 6 ( 4,0 điểm) a) Nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất. - Từ cực Bắc tới cực Nam co 7 khối khí là: Bắc cực, Ôn đới BBC, Chí tuyến BBC, Xích đạo, Chí tuyến NBC, Ôn đới NBC, Nam cực. - Từ cực Bắc tới cực Nam có 4 frông là: Địa cực Bắc, Ôn đới BBC, Ôn đới NBC, Địa cực Nam. 1,5 đ 0,75 0,75 b) Kết hợp với bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ địa lý ở Bán cầu Bắc? - Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Do càng lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời càng nhỏ ( riêng ở vĩ độ 20 nhiệt độ TB năm cao hơn xích đạo do ở xích đạo có diện tích đại dương lớn). - Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn. Do càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng dài hơn nhiều so với mùa đông, trong khi mùa đông góc nhập xạ nhỏ dần tới 0 0 và thời gian chiếu sáng ít. 2,5 đ 1,25 1,25 ======================= GV : Ngô Quang Tuấn ====================== . TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN ĐỊA LÝ 10 . NĂM HỌC 2011 - 2012 ( Thời gian làm bài : 120 phút ) Câu 1 ( 1 ,5 điểm ) : Hãy tính giờ và ngày ở Việt. về bên phải, còn Bán cầu Nam thì lệch về bên trái. 2, 75 đ 0 ,5 0 ,5 0, 25 0, 25 0 ,5 0, 25 0, 25 0, 25 Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời ? Tại sao. frông là: Địa cực Bắc, Ôn đới BBC, Ôn đới NBC, Địa cực Nam. 1 ,5 đ 0, 75 0, 75 b) Kết hợp với bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ địa lý ở

Ngày đăng: 29/07/2015, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w