NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CON NGƯỜI Khi nghiên cứu về con người thì giữa triết học và các khoa học khác có rất nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, có những điểm khác nhau cơ bản sau: Các ngành khoa học khác khi nghiên cứu về con người thì lấy một phần nào đó (một bộ phận, một hoạt động, một quan hệ) của con người làm đối tượng nghiên cứu và sau khi chọn đối tượng thì nó trực tiếp nghiên cứu về đối tượng mà nó đã chọn xem như nó đã hiểu con người là gì. Triết học nghiên cứu về con người với tư cách là một chỉnh thể (một thể trọn vẹn) với tất cả tính chất đa dạng, tính chất phức tạp của con người, với tất cả các hoạt động, qua hệ, giá trị của con người thuộc về quá khứ, hiện tại, tương lai. Khi nghiên cứu về con người triết học đi theo một hướng nhất định, bắt đầu từ việc trả lời câu hỏi con người là gì, sau đó tìm hiểu về bản chất của con người và cuối cùng là đưa ra định hướng giải phóng con người. Con người là gì? là câu hỏi khó trả lời nhất đối với triết học. Có học thuyết cho rằng con người là nơi hội tụ của âm dương, học thuyết khác lại cho rằng con người là nơi giao thoa của ngũ uẩn,… Khi nói về bản chất của con người có học thuyết cho rằng con người có bản tính thiện, học thuyết khác lại cho rằng con người có bản tính ác, học thuyết khác lại cho rằng bản chất con người không phải thiện mà cũng không phải ác mà trong mỗi con người đều có trần tục tính và phật tính chỉ có điều con người biết khai thác cái phật tính của mình không hay để các trần tục tính lấn át,… Về vấn đề định hướng giải phóng con người có học thuyết cho rằng để con người ngày càng tiến gần cái chân, thiện, mỹ thì thiết lập nên một hệ thống các nguyên tắc chuẩn mực chặt chẽ (tam cương-ngũ luân, tam tòng-tứ đức,…). Học thuyết khác lại cho rằng các nguyên tắc chuẩn mực đó chính là sợi dây trói buộc con người cho nên giải phóng con người là để con người sống theo bản tính tự nhiên của mình,… vv……………………… Có rất nhiều học thuyết đưa ra quan niệm về con người, về bản chất con người nhưng có một học thuyết về con người mà ngay cả kẻ thù của những người sáng lập ra học thuyết này cũng phải thừa nhận rằng đây là những quan điểm rất khoa học và rất đáng được quan đâm đó chính là quan điểm triết học Mác- xít về con người của Marx và những người theo Marx. I. Con người là gì? Tư tưởng của Marx và Angel về con người như sau : Con người là một thực thể sinh vật – xã hội. I.1 con người là một thực thể sinh vật Đề cập đến con người trước hết phải tiếp cận con người ở góc độ sinh vật. Ở góc độ này con người là một thực thể sinh vật vì con người tồn tại với tư các là một cơ thể sống, là một động vật do đó con người có bản chất tự nhiên. Bản chất tự nhiên của con người được thể hiện rất đa dạng, một trong những thể hiện rõ nét nhất bản chất tự nhiên của con người đó là những nhu cầu có tính bản năng (rất động vật). Con người hay động vật khi đói đều muốn ăn, khát đều muốn uống, đau đều muốn kêu,… I.2 con người là một thực thể xã hội. Cũng là động vật nhưng con người khác những động vật khác ở chỗ con người còn tồn tại với tư cách là một thực thể xã hội. Con người là một thực thể xã hội vì chính những hoạt động xã hội làm cho con người trở thành Người với đầy đủ ý nghĩa của nó. Theo như Marx nói thì ″chữ Người viết hoa″. Trong các hoạt động xã hội thì hoạt động quan trọng nhất để cho con người từ từ, chậm chạp nhưng chắc chắn trở thành Người chính là hoạt động lao động sản xuất. Hoạt động lao động làm hai chi trước của động vật thành tay, dáng đi cong của động vật thành dáng đi thẳng,… Trong quá trình tham gia lao động các thành viên cần phải trao đổi với nhau, những ngôn ngữ viết đầu tiên ra đời tuy thô sơ, mộc mạc nhưng là đầu mối của một hệ thống ngôn ngữ cực kì phong phú, đa dạng sau này. Con người là một thực thể xã hội vì với tư cách là một thực thể xã hội con người sống không bao giờ tách khỏi cộng đồng. Con người có rất nhiều mối liên hệ, các mối liên hệ liên quan đến hôn nhân, huyết thống, tôn giáo, đạo đức,… Với tư cách là một thực thể xã hội con người có bản chất xã hội. Bản chất xã hội của con người được thể hiện rất đa dạng nhưng một trong những cái thể hiện rõ nét nhất bản chất xã hội của con người là trong khi thực hiện những nhu cầu có tính bản năng thì con người luôn chú ý để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, của xã hội. Đây chính là điểm phân biệt giữa con người với động vật. Động vật đói thì ăn thậm chí là ăn luôn đồng loại của mình, khát thì uống và uống bất kì thứ gì, trước cái chết nó tìm mọi cách để sống sót. Con người đói cũng muốn ăn nhưng con người không ăn vì con người ý thức được xã hội cần cái nhịn của mình, khát con người cũng muốn uống nhưng chưa chắc đã uống, trước cái chết con người không sợ mà đón nhận nó. Ở mỗi cơ thể đều có tính người và tính vật chỉ khác nhau ở chỗ tỉ lệ tính vật trong cơ thể người nhiều hay ít, tỉ lệ tính người trong cư thể vật nhiều hay ít. Để đánh giá tỉ lệ đó người ta xem xét khi con người thực hiện một nhu cầu bản năng theo bản năng hay theo nhu cầu của xã hội. I.3 Mối liên hệ giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội. Con người tồn tại với tư cách vừa là một thực thể sinh vật vừa là một thực thể xã hội, vừa có bản chất tự nhiên vừa có bản chất xã hội nhưng không có sự tách rời giữa hai yếu tố thực thể cũng như hai bản chất mà nó thống nhất với nhau. Trong mỗi một yếu tố cấu thành thực thể sinh vật thì đã có tính xã hội ở trong đó, hành động mang tính xã hội của con người được thực hiện qua cơ thể sinh vật. Tóm lại, yếu tố sinh vật mang tính xã hội, yếu tố xã hội được thể hiện qua cơ thể sinh vật . Bởi vì hai yếu tố sinh vật và xã hội thống nhất với nhau nên khi xem xét sự phát triển của con người (cá nhân, dân tộc) hay sự phát triển của một giai đoạn lịch sử thì phải căn cứ vào hai yếu tố sinh vật và xã hội. Trong đó, yếu tố sinh vật là tiền đề và trên tiền đề đó yếu tố xã hội tồn tại và phát triển, yếu tố quan trọng mang tính quyết định để đánh giá sự phát triển của cá nhân, của cộng đồng là yếu tố xã hội. II. Bản chất con người. Bản chất con người với tư cách là bản chất của một thực thể sinh vật-xã hội là sự thống nhất giữa bản chất tự nhiên và bản chất xã hội. Câu nói của Marx về bản chất con người ″bản chất con người không phải là một cái gì đó trừu tượng, cố hữu của mỗi cá nhân riêng biệt mà trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội ″. II.1 Tính hiện thực khi nói về bản chất con người. Tính hiện thực có nghĩa là muốn tìm hiểu về bản chất con người là phải tìm hiểu bản chất con người hiện thực. Con người hiện thực là con người cụ thể sống trong không gian, thời gian cụ thể, trong những mối quan hệ cụ thể với những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội cụ thể,… II.2 Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bản chất của con người. Các mối quan hệ xã hội này thâm nhập vào nhau, ràng buộc nhau, tác động qua lại lẫn nhau nhưng có vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình hình thành bản chất con người. Có quan hệ quyết định, quan hệ không quyết định, quan hệ cơ bản, quan hệ không cơ bản,… Có nhiều cách để tiếp cận vấn đề ″bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội″. Có một số cách sau : + Tiếp cận ở góc độ chung nhất tất cả các quan hệ của con người được chia làm hai loại là quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần. Hai loại quan hệ này góp phần tạo nên bản chất con người nhưng suy cho cùng quan hệ vật chất giữ vai trò quyết định. + Xét theo thời gian : Quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ tương lai đều góp phần hình thành nên bản chất của con người, trong đó suy cho cùng quan hệ hiện tại giữ vai trò quyết định. Quan hệ quá khứ là cái đã qua nhưng không mất đi mà ở lại với con người. Quan hệ quá khứ thể hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của con người thậm chí hằn lên khuôn mặt con người. Quan hệ tương lai là cái chưa xảy ra nhưng tiền đề và mầm mống của nó đã có ở hiện tại và nó góp phần hình thành nên bản chất con người. + Xét theo các loại quan hệ : Con người có bao nhiêu quan hệ xã hội thì bấy nhiêu quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bản chất của con người. Các quan hệ đó gồm : Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ đạo đức, quan hệ luật pháp, quan hệ tôn giáo, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế,…trong đó quan hệ kinh tế giữ vai trò quyết định, trong quan hệ kinh tế thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. III. Định hướng giải phóng con người. Học thuyết này quan niệm rằng giải phóng con người là tạo điều kiện để con người có thể phát huy tối ưu khả năng của mình. Ai cũng có khả năng, nhưng khả năng nhiều hay ít, và khả năng đó được bộc lộ hay bị kìm chặt không thể bộc lộ được. Vậy muốn giải phóng con người thì phải hiểu được yếu tố nào quyết định đến việc khả năng con người được bộc lộ hay bị chôn chặt. Theo học thuyết này yếu tố mang tính quyết định chính là các mối quan hệ xã hội, trong các mối quan hệ xã hội suy cho cùng quan trọng nhất là các quan hệ về lĩnh vực kinh tế. Học thuyết này định hướng giải phóng con người là phải từ từ, từng bước xoá bỏ các mối quan hệ xã hội đang kìm hãm khả năng của con người. Trong đó suy cho cùng là phải xoá bỏ quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất, bởi chính chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất dẫn tới sự tha hoá lao động, tha hoá con người, dẫn đến hiện tượng người bóc lột người,… VD : quan hệ đạo đức với đạo tam tong không cho phép người phụ nữ được học hành, tham gia các hoạt động xã hội,…thì phải xoá bỏ nó. VẬN DỤNG HỌC THUYẾT NÀY VÀO VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam hiện nay vấn đề phát huy nhân tố con người là một bước trong lộ trình giải phóng con người. Giải phóng con người nghĩa là tạo mọi điều kiện để phát huy tài lực, trí lực của con người thông qua những chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục,… Trên lĩnh vực kinh tế: Xây dựng con người thông qua cơ chế lao động. Thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN nhằm tạo công ăn việc làm cho mọi người và thông qua cơ chế thị trường với những đòn bẩy về kinh tế kích thích năng lực lao động làm việc cho mình và cho xã hội. Trên lĩnh vực chính trị: Khẳng định con đường đi lên CNXH trên nền tảng của chủ nghĩa nhằm nâng cao tính tích cực chính trị của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia nhiều hơn vào quản lý nhà nước, quản lý XH. Trên lĩnh vực xã hội: Giải phóng con người khỏi sự thao túng của các mối quan hệ cũ đã lỗi thời, kế thừa truyền thống tốt đẹp, xây dựng hệ thống những chuẩn mực quan hệ mới. Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo – khoa học, công nghệ: Giáo dục và đào tạo – khoa học, công nghệ được xem là “quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, “là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trên lĩnh vực văn hoá: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được coi vừa là mực tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. Mọi hoạt động của văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội”. Cố thể nói xay dựng con người đang được người Việt Nam thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những lĩnh vực khác nhau có những trọng tâm khác nhau nhưng đều bổ trợ nhau để hình thành cuộc sống mới với những con người mới. Nội dung cần nắm trong phần này 1. Con người là gì? 2. Bản chất của con người (bản chất tự nhiên và bản chất xã hội). 3. Tư tưởng cơ bản về giải phóng con người. 4. Vận dụng học thuyết này vào bối cảnh Việt Nam. . Mác- xít về con người của Marx và những người theo Marx. I. Con người là gì? Tư tưởng của Marx và Angel về con người như sau : Con người là một thực thể sinh vật – xã hội. I.1 con người là. buộc con người cho nên giải phóng con người là để con người sống theo bản tính tự nhiên của mình,… vv……………………… Có rất nhiều học thuyết đưa ra quan niệm về con người, về bản chất con người. Con người hay động vật khi đói đều muốn ăn, khát đều muốn uống, đau đều muốn kêu,… I.2 con người là một thực thể xã hội. Cũng là động vật nhưng con người khác những động vật khác ở chỗ con người