1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (1)

4 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 20,31 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Năm học 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Không kể thời gian giao đề Câu 1: 4 điểm Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật đượ

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI

Năm học 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )

Câu 1: ( 4 điểm )

Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

(Quê hương - Tế Hanh)

Câu 2: ( 6 điểm )

Tục ngữ phương Tây có câu: “ Im lặng là vàng”, nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:

Khóc là nhục Rên, hèn Van, yếu đuối.

Và dại khờ là những lũ người câm.

Trên đường đi như những bóng âm thầm.

Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng

( Liên hiệp lại )

Suy nghĩ của em về những nhận xét trên.

Câu 3: (10 điểm )

Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu

thương giữa con người với con người.

Trang 2

-Hết -Phòng GD&ĐT Thanh Oai ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Trường THCS Cự Khê ĐỀ THI OLYMPIC

Môn: Ngữ văn 8

Câu 1: ( 4 điểm )

-Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh ví “chiếc thuyền” như “con tuấn

mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như

được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ; gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng.

(1 điểm )

- Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn”

tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió (1 điểm)

- Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng

hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi (1 điểm)

- Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người

dân làng chài (1 điểm)

Câu 2: ( 6 điểm)

1.Kĩ năng: ( 1điểm )

- Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.

- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.

2.Nội dung: ( 5 điểm ) Bài viết cần nêu được các ý sau đây

- Cả hai nhận xét đều đúng, mỗi nhận xét đúng với mỗi hoàn cảnh khác

nhau ( 1 điểm)

- “Im lặng là vàng” là im lặng để giữ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao

tiếp ( 1 điểm)

- Nếu im lặng trước những bất công, sai trái , bạo ngược thì đó là im

lặng của sự hèn nhát ( 1 điểm)

- Còn im lặng trong câu thơ của Tố Hữu:” Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng” là sự im lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng để chấp nhận gian khổ, hy sinh với

mục đích cao cả, vì lí tưởng cách mạng ( 2 điểm) Câu 3: (10 điểm )

* Yêu cầu chung:

Trang 3

a Thể loại: Sử dụng thao tác lập luận chứng minh HS cần thực hiện tốt các

kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận.

b Nội dung: Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa con

người với con người.

- HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết

- Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp.

- Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là phần văn học hiện thực.

c Về hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính

xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

* Yêu cầu cụ thể:

Hình thức: (1 điểm) Có đủ bố cục 3 phần, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí, dẫn

chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi

chính tả, chữ viết đẹp

Nội dung: ( 9 diểm )

- Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương).

- Giới thiệu vấn đề cần giải quyết.

Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội.

- Tình cảm xóm giềng:

+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố) + Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao).

- Tình cảm gia đình:

+ Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).

+ Tình cảm giữa cha mẹ và con cái:

• Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con (Lão Hạc - Nam Cao).

• Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng).

Nêu tác dụng của văn chương : khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn.

Trang 4

Ký duyệt của tổ CM Người ra đề , đáp án

Dương Thị Tuyết Nhung Nguyễn Thùy Dung

Ban giám hiệu nhà trường

PHT: Vũ Thị Hồng Thắm

Ngày đăng: 29/07/2015, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w