SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN NĂM 2014 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Câu 1. (1,5 điểm) a. Có hai mảnh lụa bề ngoài giống nhau: một được dệt bằng sợi tơ tằm và một được dệt bằng sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn. Cho biết cách đơn giản để phân biệt chúng. b. Từ 10 tấn vỏ bào (chứa 80% xenlulozơ) có thể điều chế được bao nhiêu tấn rượu thực phẩm 45 0 (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%, khối lượng riêng của rượu etylic là D = 0,8 g/ml, của nước là 1 g/ml)? c. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm rượu có dạng C n H 2n+1 OH (A) và hiđrocacbon có dạng C m H 2m (B), hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200ml dung dịch Ba(OH) 2 1M thu được 19,7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 0,7 gam. Đun nóng dung dịch thấy xuất hiện thêm kết tủa. Xác định công thức phân tử của A và B, biết A có thể được tạo thành trực tiếp từ B. Câu 2. (1,5 điểm) a. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng và dung dịch sau: lòng trắng trứng, dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic và dung dịch rượu etylic. b. Tiến hành este hóa axit X có dạng C n H 2n+1 COOH với rượu etylic, sau phản ứng tách và thu được hỗn hợp Z gồm este Y, axit X và rượu. Chia 14,8 gam Z thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy phần 1 bằng khí oxi dư thu được 14,85 gam CO 2 và 6,75 gam H 2 O. Phần 2 phản ứng với 125 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch chứa m gam muối và 3,45 gam rượu. Xác định công thức cấu tạo của X, Y; tính m và hiệu suất phản ứng este hóa. Câu 3. (1,5 điểm) Cho 11,424 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H 2 và 2 hiđrocacbon A, B mạch hở (B hơn A một nguyên tử cacbon) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Nung hỗn hợp X, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 6 hiđrocacbon có tỉ khối hơi đối với H 2 là 17,68. a. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y trong oxi dư thu được 14,112 lít (đktc) khí CO 2 và 11,52 gam H 2 O. Xác định công thức phân tử hai hiđrocacbon A và B. b. Hỗn hợp Y làm mất màu tối đa V lít dung dịch Br 2 1M và thoát ra 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Tính V và tổng thể tích các khí A, B trong hỗn hợp Y. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. c. Viết các phương trình điều chế polietilen và etyl axetat từ chất A; các chất vô cơ cần thiết khác và điều kiện xem như có đủ. Câu 4. (1,5 điểm) a. Thế nào là gang và thép? Nêu một số ứng dụng của gang và thép. Những khí thải (CO 2 , SO 2 ) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? b. Cho sơ đồ các phương trình hóa học sau: (1) (X) + HCl → (X 1 ) + (X 2 ) + H 2 O (5) (X 2 ) + Ba(OH) 2 → (X 7 ) (2) (X 1 ) + NaOH → ↓(X 3 ) + (X 4 ) (6) (X 7 ) + NaOH → ↓(X 8 ) + (X 9 ) + … (3) (X 1 ) + Cl 2 → (X 5 ) (7) (X 8 ) + HCl → (X 2 ) + … (4) (X 3 ) + H 2 O + O 2 → ↓(X 6 ) (8) (X 1 ) + (X 9 ) → (X) + (X 4 ) Biết X là hợp chất của sắt; % khối lượng oxi trong X là 41,379%. Xác định các chất từ X đến X 9 và viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ trên. Câu 5. (1,5 điểm) a. X, Y, Z là 3 chất tan trong nước, được dùng làm 3 loại phân bón hóa học đơn để cung cấp các thành phần chính khác nhau: đạm, lân và kali cho cây trồng. - Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch X và đun sôi, thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, X tạo kết tủa trắng với dung dịch BaCl 2 nhưng không phản ứng với dung dịch HCl. - Dung dịch Y tạo kết tủa trắng với dung dịch Na 2 CO 3 dư. - Dung dịch Z tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO 3 , nhưng không phản ứng với dung dịch BaCl 2 . Xác định X, Y, Z và viết các phương trình hóa học minh họa cho các thí nghiệm mô tả trên. b. Chia 34,08 gam hỗn hợp A gồm bột MgO và Al 2 O 3 thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào 400ml dung dịch HCl nồng độ x mol/l khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Làm bay hơi cẩn thận hỗn hợp sau phản ứng, thu 1 ĐỀ CHÍNH THỨC được 33,54 gam chất rắn khan. Phần 2 cho vào 750ml dung dịch HCl x mol/lít rồi tiến hành thí nghiệm như phần 1 thu được 43,44 gam rắn khan. Tìm x và tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp A. Câu 6. (1,5 điểm) a. Có các hóa chất và dụng cụ sau: khí CO 2 , bình tam giác có một vạch chia, dung dịch NaOH và pipet. Trình bày ngắn gọn phương pháp điều chế Na 2 CO 3 tinh khiết (không vẽ hình). b. Hòa tan hoàn toàn 38,7 gam hỗn hợp A gồm M 2 CO 3 , MHCO 3 và MCl (M là kim loại kiềm) trong V ml dung dịch HCl 10,52% (D = 1,05 g/ml) dư, thu được dung dịch B và 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Chia B thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M, thu được m gam muối khan. Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 dư, thu được 50,225 gam kết tủa. Xác định kim loại M và tính giá trị của V, m. Câu 7. (1,0 điểm) Cho khí CO qua 70,25 gam hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 và một oxit của kim loại R (R có hóa trị không đổi), nung nóng thu được 3,36 lít (đktc) khí CO 2 và hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 , oxit của R. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với 750ml dung dịch H 2 SO 4 1M thu được 1,12 lít (đktc) khí H 2 và hỗn hợp Z. Thêm tiếp dung dịch NaOH từ từ cho tới dư vào hỗn hợp Z, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa T. Lọc kết tủa T để ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 101,05 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit kim loại R. Cho C = 12, H = 1, O = 16, Br = 80, S = 32, Cl = 35,5, Na = 23, Ca = 40, Ba = 137, K = 39, Al = 27, Ag = 108, Fe = 56, Cu = 64, Cr = 52, Zn = 65, Mg = 24, Li = 7, Rb = 85, Cs = 133, Be = 9. HẾT 2 . ĐÀ NẴNG KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN NĂM 2 014 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 15 0 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Câu 1. (1, 5 điểm) a đổi thu được 10 1 ,05 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit kim loại R. Cho C = 12 , H = 1, O = 16 , Br = 80, S = 32, Cl = 35,5, Na = 23, Ca = 40, Ba = 13 7, K = 39, Al = 27, Ag = 10 8 , Fe = 56,. ml dung dịch HCl 10 , 52% (D = 1, 05 g/ml) dư, thu được dung dịch B và 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Chia B thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: phản ứng vừa đủ với 10 0 ml dung dịch KOH 1M, thu được m gam