ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 5 ngữ văn ( THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình)

5 1K 1
ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 5 ngữ văn ( THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 5 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ MÔN : NGỮ VĂN Ngày thi : 10/5/2015 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi. Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi - Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường. Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa. Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. Em vẫy tay cười đôi mắt trong. (Trường Sơn, 12/1974) 1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,25đ) 2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ) 3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương? (0,25đ) 4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (0,5đ) 5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ) 6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc? (0,5đ) 7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ) 8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ (0,5đ). PHẦN II : LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 : (3.0 điểm) “ Wilma Rudolph sinh ra trong một gia đình rất nghèo ở bang Tennessee - Mỹ. Cô là đứa con thứ 20 trong một gia đình 22 anh chị em (bố cô hai đời vợ), sinh thiếu tháng và rất yếu ớt. Năm lên bốn, cô bé bị mắc cùng lúc hai chứng bệnh là viêm phổi và ban đỏ dẫn đến chân trái bị tê bại. Cô phải mang một cái nẹp bằng sắt ở chân, cuộc sống của cô bé chỉ quanh quẩn bên chiếc giường. Năm lên chín, cô gái được phép bỏ chiếc nẹp và chập chững những bước đi đầu tiên. Trong bốn năm, cô đã luyện được những bước dài và nhịp nhàng, đây được xem là một điều diệu kì trong y học. Mười ba tuổi, cô bắt đầu tham gia chơi bóng rổ và sau đó trở thành 1 cầu thủ nhà nghề cấp liên bang. Rồi cô được chọn vào đội điền kinh nữ, tuy vậy trong các cuộc thi, cô đều về cuối. Mọi người nói cô nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ, cho đến một ngày cô giành được chiến thắng. Năm 1960, cô tham gia vào thế vận hội Olympic Rome và giành được 3 Huy chương vàng.” (Trích Những câu chuyện cuộc sống) Từ câu chuyện trên, anh /chị hãy viết một bài văn với chủ đề: nghị lực trong cuộc sống. Câu 2 : (4.0 điểm) “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi.” (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23) “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.” (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. ………………………… Hết …………………………… SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH HDC THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 5 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN NGỮ VĂN 2 HOÀNG VĂN THỤ Ngày thi : 10/5/2015 PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn. (0,25đ) Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ tự do (0,25đ) Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê hương) (0,25đ) Câu 4. - Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ. (0,25đ). Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió (0,25đ) Câu 5. Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa (0,25đ) Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) (0,25đ) Câu 6. - Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ (0,25đ) - Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. (0,25đ) Câu 7. Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. điều đó được thể hiện qua câu thơ chào em, em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé, giữa Sài gòn. (0,25đ) Câu 8. - Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên nền của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài không dứt là hình ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm (0,25đ) - Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến (0,25đ) PHẦN II : LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 : (3.0 điểm) 3 Câu 2 : (4.0 điểm) I/ Mở bài: (0.5 điểm) Giới thiệu khái quát về hai tác giả Xuân Diệu, Xuân Quỳnh và hai bài thơ Vội vàng, Sóng, hai đoạn thơ được yêu cầu cảm nhận. II/ Thân bài: (3.0 điểm) a. Đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: (1.0 điểm) - Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt. Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự xác định một thái độ sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê ) những gì tươi đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi ). (0.5 điểm) - Các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh góp phần thể hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp điệu đoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt. (0.5 điểm) b. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: (1.0 điểm) 4 - Giới thiệu vấn đề nghị luận 0.25 1. Giải thích ý nghĩa của câu chuyện Câu chuyện của Wilma Rudolph gợi suy nghĩ về tấm gương những con người có ý chí nghị lực phi thường, không bao giờ chịu đầu hàng số phận. Wilma Rudolph đã vượt lên hoàn cảnh bất hạnh của bản thân không chỉ để trở thành con người bình thường mà còn trở thành con người xuất chúng. 2. Vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống - Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống. - Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. - Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. 3. Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Trong cuộc sống, có không ít người gặp phải hoàn cảnh bất hạnh (do bẩm sinh, do tai nạn, bệnh tật…). Nhiều người trong số đó đã vươn lên không ngừng, tự khẳng định mình “tàn nhưng không phế”. (Có thể liên hệ thêm đến những con người có cùng cảnh ngộ: Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujicic ) - Câu chuyện của Wilma Rudolph và nhiều người khác gợi suy nghĩ: + Sự khâm phục, ngưỡng mộ với những con người giàu ý chí, nghị lực trong cuộc sống. + Không có khó khăn nào mà con người không thể vượt qua, điều quan trọng là cần phải có ý chí nghị lực, có hoài bão ước mơ, có tình yêu với cuộc sống. - Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có nghị lực, ý chí, ước mơ hoài bão. 3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học. 0.5 1.0 1.0 0.25 - Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé-con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn- “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông; Những câu thơ có tính chất tự nhủ mình gợi cách sống, tình yêu mãnh liệt, hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao của cuộc đời. Đó là cách để tình yêu trở thành bất tử. (0.5 điểm) - Thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng”vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính. (3.0 điểm) c. So sánh (1.0 điểm) - Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời. Đây là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc-triết lí. (0.25 điểm) - Điểm khác biệt: không chỉ nằm ở phong cách thơ (Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính, xuân Quỳnh thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính) mà còn trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ: trước sự “chảy trôi” của thời gian, Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp, tận hưởng, Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử … (0.75 điểm) III/ Kết bài: (0.5 điểm) Kết luận lại giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên. 5 . GD&ĐT HÒA BÌNH ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 5 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ MÔN : NGỮ VĂN Ngày thi : 10 /5/ 20 15 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3 .0. …………………………… SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH HDC THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 5 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN NGỮ VĂN 2 HOÀNG VĂN THỤ Ngày thi : 10 /5/ 20 15 PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3 .0 điểm) Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng. Sơn. (0 , 25 ) Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ tự do (0 , 25 ) Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em ( ứng bên đường )- quê hương) (0 , 25 ) Câu 4. - Các hình ảnh miêu tả thi n

Ngày đăng: 29/07/2015, 09:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan