MỘT SỐ ĐỀ DẠNG SO SÁNH VĂN HỌCPHẦN THƠ 1/ Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đè
Trang 1MỘT SỐ ĐỀ DẠNG SO SÁNH VĂN HỌC
PHẦN THƠ
1/ Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa " mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó ”.
( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm) 2/ Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.110)
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.156)
Trang 23/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
("Tây Tiến" - Quang Dũng)
"Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu sỳng bạn cựng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đỏ muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên ("Việt Bắc" - Tố Hữu)
4/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
( Trích Mặt đường khát vọng- Chương Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
( Trích Sóng – Xuân Quỳnh)
5/ Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Trang 3Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
(Việt Bắc- Tố Hữu)
6/ Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
(Trích Việt Bắc- Tố Hữu)
PHẦN VĂN XUÔI
1/ Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên qua 2 đoạn văn sau:
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã
có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi ở những cây
đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng
( Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng
vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong gần tâm hồn
Trang 4Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm
"liên thanh" một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pratica cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.
( Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu)
2/Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”( Kim
Lân) và “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu)
3/ Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân và truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
4/ Cảm nhận của anh/chị về tình huống truyện trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân và truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
5/Cái mới của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX là “ tính
chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường”
( Trích SGK Ngữ văn 12, trang 17,Tập I, NXBGD năm 2008)
Từ cảm nhận nhân vật người đàn bà hàng chài của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” ( Nguyễn Minh Châu) và nhân vật Hồn Trương Ba thuộc đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba,
da hàng thịt” ( Lưu Quang Vũ), anh(chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
6/Cảm nhận của anh/chị về số phận và vẻ đẹp của nhân vật Mỵ trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và nhân vật Dít trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
7/Cảm nhận của anh/chị về tuổi thơ của nhân vật Tnú trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và nhân vật thằng Phác trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
8/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nữ tính của dòng sông Đà trong đoạn trích tuỳ bút
“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và dòng sông Hương trong đoạn trích bút kí “Ai đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
9/ Về đoạn kết truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Mời thầy cô và các em học sinh cùng tìm hiểu ( kể cả đáp án)
TRONG
CD DẠY- HỌC VÀ ÔN TẬP TRONG KỲ THI QUỐC GIA THPT NĂM 2015 NGỮ VĂN 12
(100 Đề đọc hiểu, có đáp án chi tiết với ngữ liệu văn 11, văn 12 , ngoài chương trình và 30 đề thi thử , đáp án theo cấu trúc đề minh hoạ của Bộ)
Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc bài tập này, xin liên hệ qua Thầy giáo có địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com và gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp
Tài liệu (có phí) chuyển qua bưu điện hoặc Email của thầy/cô Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email
Trang 5ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn