Thuyết Z
Trang 1Thuyết Z
I Hoàn cảnh ra đời :
Sau chiến tranh thế giới thứ II , Nhật Bản là nước bại trận , trong những năm đầu sau chiến tranh , kinh tế Nhật Bản chìm đắm trong lạm phát và thiếu thốn Năm 1949 – 1950 : Nhật Bản đưa ra các chính sách ổn định và phát triển nền kinh tế Từ đó đã đặt cơ sở cho Nhật Bản trở lại thị trường thế giới Nhật bước vào thời kì tăng trưởng kinh tế kéo dài đến những năm đầu 1970
Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày càng cao :
1955 – 1960 : 8.5 % / năm
1960 – 1965 : 9.8 % / năm
1965 – 1971 : 11.2 % / năm
Tốc độ tăng trưởng trung bình những năm 1971 – 1985 là 4.3 %/ năm ( cao nhất trong các nước OECD )
Năng suất lao động tăng nhanh trung bình khoảng 11.5 % / năm trong giai đoạn 1963 – 1973
GDP năm 1970 là 199.8 tỷ USD gấp 8.3 lần so với năm 1955 là 23.9 tỷ USD
Làm cách nào mà nền kinh tế Nhật Bản lại có bước phát triển “ thần kì “ như thế ???
Giáo sư W Ouchi đã nghiên cứu tổng hợp từ các mô hình nghiên cứu trước đồng thời ông liên hệ trực tiếp giữa các công ty Nhật Bản và Mỹ , tìm ra “ mẫu số chung “đưa ra thuyết Z trong tác phẩm xuất bản năm 1981 “ Thoery Z : How American business can meet the Japanese challege “
II Nội dung thuyết Z :
Để xây dựng thuyết Z , W Ouchi dựa trên cơ sở hợp nhất 2 mặt của 1 tổ chức kinh doanh : Tổ chức sinh ra lợi nhuận
và Tổ chức là 1 cộng đồng sinh hoạt
Nội dung chính của thuyết Z :
Chế độ làm việc suốt đời
Ra quyết định tập thể
Trách nhiệm tập thể
Đo đếm đánh giá chi li rõ ràng song biện pháp quản lý mềm dẻo giữ thể diện cho người lao động
Đánh giá,đề bạt 1 cách thận trọng
Quan tâm tới tất cả vấn đề của người lao động kể cả gia đình họ
Công ty Mỹ :
Sử dụng lao động ngắn hạn
Xem xét và đề bạt nhanh chóng
Quyết định cá nhân
Trách nhiệm cá nhân
Cơ chế điều khiển rõ ràng
Kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu
Xem người lao động chỉ là người làm
thuê
Công ty Nhật :
Sử dụng lao động dài hạn
Xem xét và đề bạt chậm
Quyết định tập thể
Trách nhiệm tâp thể
Cơ chế điều khiển “ẩn”
Kỹ năng nghề nghiệp tổng quát
Xem người lao động như một con người thật sự
Ưu điểm :
Tạo ra sự an tâm và mãn nguyện cho người lao động
Người lao động trung thành và cống hiến hết mình cho công việc
Quyết định mang tính toàn diện , tránh sai lầm mang tính chủ quan
Giúp người quản lý hiểu rõ cấp dưới Khôn khéo và tế nhị trong cách cư xử với cấp dưới
Giảm thiểu chi phí khi công ty thiếu hoặc thừa nhân viên
Dễ dàng tìm ra được giải pháp để nâng cao năng suất , cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ
…
Khuyết điểm :
Tốn nhiều thời gian để tìm ra giải pháp và quyết định vấn đề , chậm hơn so với sự thay đổi Khó
quy trách nhiệm khi mắc sai lầm
Chỉ áp dụng đối với các tổ chức kinh doanh , và môi trường bên trong doanh nghiệp
Yếu điểm căn bản là tạo ra sức ỳ lớn trong các công ty Nhật , là điều mà từ trước đến nay các
công ty Nhật ra sức nghiên cứu và thay đổi
…
Trang 2Vai trò thuyết Z :
Trong thực tế :
Thuyết Z đã được nhiều công ty Nhật áp dụng , đem lại thành công cho rất nhiều công ty Nhật, đưa nước Nhật thành một cường quốc của thế giới Làm nhiều công ty Nhật trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của bất kì tổ chức kinh doanh nào trên thế giới
Định hướng cho nguyên tắc quản lý mới
Tạo ra sự ổn định trong công ty dẫn tới thành công
Hạn chế thất nghiệp thường xuyên trên thị trường lao động
Trong Quản trị học :
Thuyết Z ra đời chấm dứt sự lưỡng phân trong quản trị giữa lý thuyết X và Y Trước đó , Mc Gregor đưa ra lý thuyết về 2 bản chất khác nhau của con người , người có bản chất X và người có bản chất Y
Người có bản chất X
Lười biếng , tránh lao động
Phải quản lý bằng cách ép buộc , giám sát chặt chẽ
Trốn tránh trách nhiệm , bảo sao làm vậy
Ít tham vọng
Người có bản chất Y
Siêng năng
Tự giác trong công việc
Có tinh thần trách nhiệm , tự điều khiển và tự kiểm tra công việc
Có tinh thần sáng tạo