1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (97)

3 261 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 39 KB

Nội dung

Đề ôn số8 (V7) Bài 1: a. Đoạn văn sau đây được triển khai theo phương pháp lập luận chính nào ? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. A. Giải thích. B. Chứng minh. C. Kết hợp giải thích với chứng minh. D. Phân tích b.Tìm và phân tích câu có cụm chủ vị làm thành phần câu. Bài 2:Cho đoạn thơ sau: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre… Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương…. (Người đi tìm hình của nước-Chế Lan Viên) a.Phân tích hiệu quả của dấu chấm câu giữa câu thơ thứ nhất. b.Tìm ba từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên.Cho biết tại sao tác giả lại sử dụng như vậy? Có thể chỉ dùng một từ cho cả ba vị trí được không? Bài 3: Trong văn bản "Ca Huế trên sông Huơng" , tác giả có viết:"Thể điệu ca Huế có sôi nổi , tươi vui, có buồn cảm , bâng khuâng, có tiếc thuơng ai oán " Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Bài 4 . Em hãy chứng minh rằng "Uống nước nhớ nguồn " đã , đang và sẽ mãi là một nếp sống đẹp của nhân dân ta Bài 6:Chỉ rõ các kiểu câu đã học : a.Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! b.Đương ngày mùa.Tiếng giục.Tiếng gọi .Tiếng trâu.Tiếng máy cày. c.Trên tường có bốn bức tranh. d.Bức thư của bố khiến En-ri -cô vừa ân hận, vừa xúc động. e.Người ta đã đóng khung,lồng kính cho bức tranh của Kiều Phương. Bài 7( Về nhà) Cho ví dụ 4 cặp câu đơn sau đó tự biến đổi thành 4câu có trạng ngữ. Bài 8: (Về nhà) "Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãivới sự vật".(Lâm Ngữ Đường).Em hãy giải thích và chứng minh nhận xét trên. Ý thứ nhất: Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” : - Cần hiểu nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thực những gì đang diễn ra trong thực tế cuộc sống. - Như vậy văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của xã hội và con người. - Nội dung văn chương vì thế cũng đa dạng, phong phú sinh động như cuộc sống, qua văn chương ta hiểu được cuộc sống \+ Ý thứ hai: Nói “ văn chương còn sáng tạo ra sự sống…” - Là sự khẳng định: qua các tác phẩm văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng và tình cảm nhân văn cao đẹp, nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể bức tranh đời sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu, xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai… Bài 5 + Ý thứ nhất: Giải thích về nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam: - Là một nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói riêng. Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú và đa dạng… - Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện ở sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã… + Ý thứ hai: Bài thơ “Sông núi nước Nam” - Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước Nam là của người Nam, đó là điều đã được “sách trời” định sẵn: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở” - Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại: “Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ.” + Ý thứ ba: - Bài thơ “Phò giá về kinh”của Trần Quang Khải 2 điểm - Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân Mông-Nguyên xâm lược: “Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù” - Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước: “Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu” + Ý thứ tư: - Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” của Trần Nhân Tông: 2 điểm - Là bức tranh đẹp về vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu: “Trước xóm sau thôn tựa khói lồng Bóng chiều man mác có dường không” - Trong bức tranh trầm lặng ấy vẫn ánh lên sự sống: “Mục đồng sáo vẳng trâu về hết” – “Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của một vị vua – dù ở cương vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình… . sống. - Như vậy văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của xã hội và con người. - Nội dung văn chương vì thế cũng đa dạng, phong phú sinh động như cuộc sống, qua văn chương. hai: Nói “ văn chương còn sáng tạo ra sự sống…” - Là sự khẳng định: qua các tác phẩm văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng và tình cảm nhân văn cao đẹp, nhà văn dựng nên. đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ.” + Ý thứ ba: - Bài thơ “Phò giá về kinh”của Trần Quang Khải 2 điểm - Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân Mông-Nguyên xâm lược:

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w