ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT Môn thi: HÓA HỌC ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 60 phút. Mã đề thi 235 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108. Câu 1: Quặng manhetit có công thức A. Fe 2 O 3 . B. Fe 3 O 4 . C. FeCO 3 . D. FeS 2 . Câu 2: Cho dãy các kim loại: Cs, K, Na, Li. Kim loại mềm nhất trong dãy là A. Na. B. K. C. Cs. D. Li. Câu 3: Cho phản ứng: aAl + bHNO 3 → cAl(NO 3 ) 3 + dNO 2 + eH 2 O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng A. 5. B. 4. C. 7. D. 6 Câu 4: Protein phản ứng với HNO 3 tạo sản phẩm có màu A. màu tím. B. màu vàng. C. màu da cam. D. màu đỏ. Câu 5: Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%? A. 1777 kg B. 710 kg C. 666 kg D. 71 kg Câu 6: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al, Pb, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 7: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 8. B. 7. C. 5. D. 4. Câu 8: Hoà tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO 3 (loãng, dư), thu được 0,02 khí NO và 0,03 mol khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 1,35. B. 0,81. C. 2,43. D. 2,34. Câu 9: Dãy chỉ chứa những chất lưỡng tính là A. Cr(OH) 3 , Fe(OH) 2 , Mg(OH) 2 B. Cr(OH) 3 , NaHCO 3 , Al(OH) 3 C. Cr(OH) 3 , NaHCO 3 , Mg(OH) 2 D. Cr(OH) 3 , Cu(OH) 2 , Mg(OH) 2 . Câu 10: Este nào sau đây không thể điều chế được bằng phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic và ancol tương ứng ? A. Etyl axetat B. Metyl metacrylat C. Metyl acrylat D. Phenyl axetat Câu 11: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch Br 2 ? A. C 6 H 5 NH 2 . B. CH 3 COOH. C. H 2 NCH(CH 3 )COOH. D. C 6 H 5 OH. Câu 12: triolein không tác dụng được với chất nào sau đây A. H 2 . B. Br 2 . C. NaCl. D. NaOH. Câu 13: Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn xenlulozơtrinitrat là bao nhiêu (biết hao hụt trong sản xuất là 10%)? A. 0,60 tấn B. 1,65 tấn C. 0,545 tấn D. 1,54 tấn Câu 14: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 2,0. B. 2,2. C. 8,5. D. 6,4. Câu 15: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe 2 O 3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là A. 8,10 gam. B. 1,35 gam. C. 2,70 gam. D. 5,40 gam. Câu 16: So sánh nhiệt độ sôi theo chiều tăng dần của dãy các chất sau: A. HCOOCH 3 <CH 3 COOH<C 2 H 5 OH B. CH 3 COOH<C 2 H 5 OH <HCOOCH 3 C. CH 3 COOH< HCOOCH 3 <C 2 H 5 OH D. HCOOCH 3 <C 2 H 5 OH <CH 3 COOH. Câu 17: Metyl Propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo : A. HCOOC 3 H 7 . B. C 2 H 5 COOCH 3 C. C 3 H 7 COOH D. C 2 H 5 COOH Câu 18: loại quặng nào sau đây không chứa canxi cacbonat A. đá phấn. B. đá vôi. C. Đá hoa. D. thạch cao . Câu 19: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh và làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng A. C 2 H 5 OH. B. CH 3 NH 2 . C. CH 3 COOH. D. H 2 NCH 2 COOH. Câu 20: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2? A. H 2 N-[CH 2 ] 6 –NH 2 B. CH 3 –CH(CH 3 )–NH 2 C. CH 3 –NH–CH 3 D. C 6 H 5 NH 2 Câu 21: Điều chế kim loại Al bằng phương pháp A. điện phân dung dịch AlCl 3 có màng ngăn. B. điện phân AlCl 3 nóng chảy. C. điện phân Al 2 O 3 nóng chảy. D. điện phân dung dịch AlCl 3 không có màng ngăn. Câu 22: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào A. ancol etylic. B. benzen. C. anilin. D. axit axetic. Câu 23: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ? A. Liti. B. Xesi. C. Natri. D. Kali. Câu 24: Không dùng chất nào sau đây để làm mất tính cứng tạm thời của nước ? A. HCl B. Na 3 PO 4 C. Ca(OH) 2 . D. Na 2 CO 3 Câu 25: Al(OH) 3 thu được từ cách làm nào sau đây ? A. Cho dung dịch HCl có dư vào dung dịch Na[Al(OH) 4 ] ( hoặc NaAlO 2 ) B. Cho Al 2 O 3 tác dụng với nước. C. Dẫn CO 2 dư vào dung dịch Na[Al(OH) 4 ] ( hoặc NaAlO 2 ) D. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 Câu 26: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam CH 3 COOC 2 H 5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 8,2. B. 16,4. C. 19,2. D. 9,6. Câu 27: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. Rb. B. Cs. C. K. D. Na. Câu 28: Thực hiện các thí nghiệm sau trong dung dịch , sau khi các phản ứng kết thúc, thí nghiệm nào chỉ tạo kết tủa mà không có khí bay ra ? A. Ba(HCO 3 ) 2 + H 2 SO 4 → B. Na 2 CO 3 + Ca(HCO 3 ) 2 → C. AlCl 3 +Na 2 CO 3 +H 2 O → D. Al 4 C 3 + H 2 O → Câu 29: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 30: Chỉ ra phát biểu không đúng : A.Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm. B. Canxi sunfat tồn tại ở dạng CaSO 4 .2H 2 O được gọi là thạch cao nung. C. Quặng giàu sắt nhất là quặng manhetit. D. Dùng Ca(OH) 2 để sản xuất clorua vôi là chất có tác dụng tẩy trắng và khử trùng . Câu 31: Chất không phải axit béo là A. axit axetic. B. axit stearic. C. axit oleic. D. axit panmitic. Câu 32: Công thức của triolein là A. (CH 3 [CH 2 ] 14 COO) 3 C 3 H 5 . B. (CH 3 [CH 2 ] 7 CH=CH[CH 2 ] 5 COO) 3 C 3 H 5 . C. (CH 3 [CH 2 ] 16 COO) 3 C 3 H 5 . D. (CH 3 [CH 2 ] 7 CH=CH[CH 2 ] 7 COO) 3 C 3 H 5 . Câu 33: Dãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa các ion kim loại là: A. Fe 2+ , Al 3+ , Cu 2+ B. Cu 2+ , Fe 2+ , Al 3+ C. Al 3+ , Fe 2+ , Cu 2+ D. Al 3+ , Cu 2+ , Fe 2+ Câu 34: Trong một bình nước có chứa 0,01 mol Na + ; 0,02 mol Ca 2+ ; 0,01 mol Mg 2+ ; 0,05 mol HCO 3 – ; 0,02 mol Cl – . Nước trong bình có A. Tính cứng tạm thời. B. Tính cứng vĩnh cửu. C. Tính cứng toàn phần. D. Tính mềm. Câu 35: Gluxit (cacbohiđrat) là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là A. C n (H 2 O) m B. C n H 2 O C. C x H y O z D. R(OH) x (CHO) y Câu 36: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. poli(metyl metacrylat).B. nilon-6,6. C. poli(vinyl clorua). D. polietilen. Câu 37: Cation M 3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s 2 2p 6 . Vị trí M trong bảng tuần hoàn là A. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA. B. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIB. C. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IA. D. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IB. Câu 38: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là: A. FeO, MgO, CuO. B. PbO, K 2 O, SnO. C. Fe 3 O 4 , SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr 2 O 3 Câu 39: Mantozơ thuộc loại A. lipit. B. monosaccarit. C. đisaccarit. D. polisaccarit. Câu 40: Kim loại nào sau đây tác dụng được với S ngay ở nhiệt độ thường ? A. Fe. B. Hg. C. Cu. D. Al. Câu 41: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl 3 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: (ĐH khối A-2014) Tỉ lệ a : b là: A. 4 : 3 B. 2 : 3 C. 1 : 1 D. 2 : 1. Câu 42: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dd chứa một trong những chất sau: FeCl 3 , AlCl 3 , CuSO 4 , Pb(NO 3 ) 2 , NaCl, HNO 3 (loãng, dư), H 2 SO 4 (đặc, nóng, dư), NH 4 NO 3 , AgNO 3 thiếu. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 43: Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là A. Alanin. B. Valin. C. Glyxin. D. Axit glutamic. Câu 44: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Chất Y trong sơ đồ trên là A. C 6 H 12 O 6 . B. CH 3 OH. C. CH 3 COOH. D. C 2 H 5 OH. Câu 45: Tơ nitron (hay olon) được điều chế bằng phương pháp trùng hợp từ monome nào sau đây? A. CH 2 =CH-Cl. B. CH 2 =CH 2 . C. CH 2 =CH-CN. D. CH 2 =CH-CH 3 . Câu 46: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong nguyên tử số proton luôn bằng số nơtron. B. Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số khối. C. Các tiểu phân Ar, K + , Cl - đều có cùng số hạt mang điện tích âm. D. Nước đá thuộc loại tinh thể nguyên tử. Câu 47: Khi nối thanh Fe với các kim loại sau: Zn, Al, Ni, Cu, Ag sau đó nhúng vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. Số trường hợp mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 48: Cho 0,1 mol tristearin ((C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 ) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 14,4. B. 9,2. C. 27,6. D. 4,6. Câu 49: Trong dãy các chất sau: (1): CH 3 NH 2 , (2): CH 3 -NH-CH 3 , (3): NH 3 , (4): C 6 H 5 NH 2 , (5): KOH. Dãy sắp xếp các chất theo chiều tăng dần tính bazơ là A. (5) < (4) < (3) < (1) < (2). B. (4) < (3) < (1) < (2) < (5). C. (4) < (3) < (2) < (1) < (5). D. (5) < (4) < (3) < (2) < (1). Câu 50:Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây? t 0 A. Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 Na 2 SO 4 + SO 2 + H 2 O t 0 B. NaNO 3 rắn + H 2 SO 4 đặc HNO 3 + NaHSO 4 t 0 C. NaCl khan + H 2 SO 4 đặc NaHSO 4 + 2HCl t 0 D. MnO 2 + 4HClđ MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O HẾT . ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT Môn thi: HÓA HỌC ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 60 phút. Mã đề thi 23 5 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; . CH 3 NH 2 . C. CH 3 COOH. D. H 2 NCH 2 COOH. Câu 20 : Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2? A. H 2 N-[CH 2 ] 6 –NH 2 B. CH 3 –CH(CH 3 )–NH 2 C. CH 3 –NH–CH 3 D. C 6 H 5 NH 2 Câu 21 : Điều. oxi hóa các ion kim loại là: A. Fe 2+ , Al 3+ , Cu 2+ B. Cu 2+ , Fe 2+ , Al 3+ C. Al 3+ , Fe 2+ , Cu 2+ D. Al 3+ , Cu 2+ , Fe 2+ Câu 34: Trong một bình nước có chứa 0,01 mol Na + ; 0, 02 mol