TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 – Chương trình Cơ bản Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? Câu 2 (8 điểm): Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:………………… Chữ kí giám thị:……………………… 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 – Chương trình Cơ bản Câu Ý Nội dung Điểm I Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao 2,0 1 Nam Cao là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ. Những quan điểm nghệ thuật của ông được thể hiện khá hệ thống và nhất quán trong một số tác phẩm. - Nam Cao lên án VHLM thoát li cũng có nghĩa là khẳng định VHHT. Nhà văn yêu cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống nhân dân lao động, “nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”, và nhà văn cần phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Giăng sáng). - Bên cạnh việc phê phán không khoan nhượng VHML thoát li, Nam Cao còn chỉ rõ những hạn chế của những tác phẩm phản ánh hiện thực một cách mờ nhạt, non kém. Theo Nam Cao, một tác phẩm phải có giá trị hiện thực phổ quát “vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi về giới hạn”, phải thấm nhuần nội dung nhân đạo, nó phải “chứa đựng được một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình….Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa). 1,0 2 Trong số những nhà văn hiện thực trước CM, Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. Theo Nam Cao, nhà văn luôn phải là người có sáng tạo trong nghề nghiệp của mình, “văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Người cầm bút phải có lương tâm nghề nghiệp, không được dễ dãi, không được cẩu thả, bởi “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”( Đời thừa). Đặc biệt, tinh thần nhân đạo là một đòi hỏi không thể thiếu đối với mỗi nhà văn. 1,0 II Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân. 7,0 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm. - Nguyễn Tuân là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền VHVN hiện đại, một người nghệ sĩ “suốt đời đi tìm cái đẹp”, phong cách nghệ thuật tài hoa độc đáo. Nhà văn có đóng góp đặc biệt ở thể loại tùy bút, bút kí. - Tác phẩm “Chữ người tử tù” in trong tập “Vang bóng một thời” là kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước CM, một tác phẩm “đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Nhân vật chính là Huấn Cao – một con người tài hoa, không chỉ có tài, Huấn Cao còn có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. 0,5 2 Phân tích vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao 6,0 2 Vẻ đẹp Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, được lí tưởng hóa, được thể hiện một cách khác thường trong hoàn cảnh tưởng như không thể nào xảy ra được. Huấn Cao hiện lên một cách rực rỡ, sáng chói nhờ được tô vẽ bằng hàng loạt sự tương phản gay gắt. 2.1. Huấn Cao – một nghệ sĩ thư pháp tài hoa: (2 điểm) - Mở đầu tác phẩm, Huấn Cao chưa xuất hiện trực tiếp mà được thể hiện gián tiếp qua lời đồn đại, qua thái độ trầm trồ, ngưỡng mộ của thầy trò ngục quan: “tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, “văn võ đều có tài cả”, “chà chà!”. - Qua sự khao khát của ngục quan: “có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”, bởi “chữ ông đẹp lắm, vuông lắm”. - Được thể hiện trực tiếp qua lời Huấn Cao: “chữ thì quý thực”, “nét chữ vuông tươi tắn, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện sự kính trọng và ngưỡng mộ những con người tài hoa, sự trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc. 0,5 0,5 0,5 0,5 2.2. Huấn Cao – khí phách hiên ngang, bất khuất:(2 điểm) - Huấn Cao không bị khất phục bởi quyền uy: Bước vào đề lao với thái độ ung dung tự tại, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, khinh bỉ bọn “tiểu nhân thị oai”, ngang nhiên “rỗ gông” đuổi rệp trước đám quân lính. - Không thể mua chuộc được bằng vật chất: thản nhiên nhận rượu thịt và mắng đuổi ngục quan “ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt châ vào đây”. - Giàu lòng tự trọng: không vì quyền lực hay tiền bạc mà ép mình cho chữ, chỉ cho chỗ tri kỉ “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”, “tính ông vốn khoảnh”… Nguyễn Tuân khẳng định khí phách, cốt cách một nhà nho, một người anh hùng “chọc trời khuấy nước”. 0,5 0,5 0,5 0,5 2.3. Huấn Cao – thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả:(2 điểm) - Trước khi nhận ra tấm lòng ngục quan: ông có thái độ cao ngạo, coi thầy trò ngục quan chỉ là loại “tiểu nhân đắc chí”, “cặn bã”… - Khi nhận ra tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của ngục quan: Huấn Cao ngạc nhiên, băn khoăn nghĩ ngợi, rồi ân hận vì đã vô tình: “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”; quyết định cho chữ, coi quản ngục là người bạn tri kỉ. - Nhân cách của Huấn Cao tỏa sáng chói lọi trong cảnh cho chữ - cảnh tượng “xưa 0,5 0,5 3 nay chưa từng có”, đó là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu; giữa bóng tối và ánh sáng; giữa những hôi hám bẩn thỉu với sự tinh khiết, thơm tho… - Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên bảo quản ngục những lời chân thành: “Tôi bảo thực đấy….hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ”, lời khuyên có giá trị cảm hóa sâu sắc. 0,5 0,5 3 Đánh giá chung - Nguyễn Tuân xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ. - Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước. 0,5 Lưu ý: Trên đây chỉ là những yêu cầu cơ bản về kiến thức thí sinh cần đáp ứng. Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, giám khảo cần căn cứ cụ thể từng câu để cho điểm linh hoạt. 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TN KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2012 – 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 Chương trình nâng cao Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày ý nghĩa tình huống truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Câu 2 (8,0 điểm) Phân tích quá trình thức tỉnh và bi kịch không được trở lại làm người lương thiện của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………… Chữ kí của giám thị:…… … 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI Thi học kì I Năm học 2012 - 2013 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (NÂNG CAO) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu1 Ý nghĩa tình huống truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân 2,0 đ - Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le trong chốn lao tù giữa tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Xét về phương diện xã hội, họ ở thế đối lập nhau. Nhưng xét về phương diện nghệ thuật, họ là những người có tâm hồn đồng điệu. - Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện: + Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ của các nhân vật; làm toả sáng vẻ đẹp của cái Tài, cái Dũng, cái Thiên lương. + Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật; tô đậm chủ đề, tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm. 1,0 1,0 Câu2 1. 2. 2.1 2.2 2.2.1 Phân tích quá trình thức tỉnh và bi kịch không được trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo 8,0 đ Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) - Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, một cây bút hiện thực xuất sắc có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. - Truyện ngắn “Chí Phèo” ra đời năm 1941 đã khẳng định vị trí của Nam Cao trên văn đàn ở một mảng đề tài có nhiều cây bút tài năng khám phá và đã có những tác phẩm xuất sắc dường như không thể vượt qua: đề tài nông dân. Qua bi kịch không được trở lại làm người lương thiện của nhân vật Chí Phèo, nhà văn muốn phản ánh số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. 0,5 Phân tích quá trình thức tỉnh và bi kịch không được trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo (7,0 điểm) Giới thiệu về nhân vật: quãng đời lương thiện; quá trình tha hoá. Quá trình thức tỉnh và bi kịch không được trở lại làm người lương thiện (3,0 điểm) Quá trình thức tỉnh * Thời điểm bắt đầu: sau cuộc gặp gỡ và được thị Nở chăm sóc. * Chí Phèo thức tỉnh: - Ngủ dậy muộn, bâng khuâng, mơ hồ buồn, sợ rượu; nghe thấy những âm thanh bình dị của cuộc sống, buồn, nhớ về quá khứ 0,5 0,5 2,5 6 với ước mơ bình dị…; nghĩ đến hiện tại và tương lai, thấy mình già và cô độc, sợ cô độc… => Ý thức về cuộc sống, nhận biết tình trạng của thân phận. - Được thị Nở mang cháo cho, Chí Phèo ngạc nhiên, xúc động; bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, cảm thấy ăn năn; nhớ chuyện bà Ba sai bóp chân; muốn làm nũng với thị Nở như với mẹ; lo khi nghĩ đến tương lai; thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người… => - Diễn biến tâm trạng cho thấy ý thức đã trở về, bản chất lương thiện chỉ bị vùi lấp chứ chưa hoàn toàn mất đi. - Tình người đã cứu được tính người. 2.2.2 3. Bi kịch không được trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo (3,5 điểm) * Thị Nở từ chối lấy Chí Phèo do bà cô phản đối. * Chí Phèo: - Khi bị thị Nở từ chối: nghĩ ngợi, hiểu, ngẩn người, như hít thấy hơi cháo hành…; sửng sốt gọi lại, nắm lấy tay, bị giúi ngã…; muốn đâm chết cả nhà thị Nở, uống rượu, khóc…; quên rẽ vào nhà thị Nở… => - Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Chí Phèo; tha thiết muốn trở lại cuộc đời lương thiện. - Chứng tỏ mối thù vẫn âm ỉ trong Chí Phèo dù hắn đã biến chất và trở thành tay sai của kẻ thù. - Khi đến nhà Bá Kiến: + Lời nói thể hiện khát vọng hoàn lương, đòi quyền làm người, đòi bộ mặt người; kết án xã hội. + Hành động: giết Bá Kiến rồi tự sát => Hành động lấy máu rửa thù khi đã thức tỉnh; kết thúc cuộc đời vì bế tắc và vì không chấp nhận cuộc sống toàn đau khổ và lầm lỗi như trước. 0,5 1,5 1,5 Đánh giá chung (0,5 điểm) - Giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng: + Phản ánh nỗi thống khổ và số phận bi kịch của người nông dân thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. + Thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc (phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân ngay trong khi họ bị chà đạp, bị nhục mạ một cách bất công, độc ác; tố cáo và kết án xã hội phi nhân đạo đã huỷ hoại cả nhân hình, nhân tính và cướp đi quyền sống lương thiện của con người). - Về nghệ thuật: thể hiện tài năng bậc thầy của Nam Cao trong miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật; bút pháp điển hình hóa; lối kể chuyện linh hoạt, giọng văn biến hoá; ngôn ngữ tự nhiên, sống động. 7 Lưu ý chung: - Trên đây là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng. Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. - Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt yêu cầu cả về kĩ năng và kiến thức. 8 . TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 – Chương trình Cơ bản Th i gian làm b i: 90 phút Câu 1 (2 i m): Anh (chị). HƯỚNG DẪN CHẤM THI Thi học kì I Năm học 2012 - 2013 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (NÂNG CAO) CÂU ĐÁP ÁN I M Câu1 Ý nghĩa tình huống truyện “Chữ ngư i tử tù” của Nguyễn Tuân 2,0 đ - Đó là cuộc gặp. KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 – Chương trình Cơ bản Câu Ý N i dung i m I Những n i dung chính trong quan i m nghệ thuật của Nam Cao 2,0 1 Nam Cao là nhà văn có quan i m