1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi Sinh học lớp 9 chọn lọc số 29

5 2.1K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ DỰ BỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN THI: SINH HỌC - LỚP 9 THCS Ngày thi: 15/03/2013 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,5 điểm): a. Trong các kì của nguyên phân, mỗi kì hãy chọn một đặc điểm quan trọng nhất về sự biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể và nêu ý nghĩa của sự biến đổi đó. b. Ở một loài thực vật, cho phép lai sau P : ♀aaBB × ♂AABb  → Con lai F 1 . Biết rằng, 2 alen A và a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 3, còn 2 alen B và b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 9. Do đột biến trong giảm phân I, con lai sinh ra là thể ba nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 9. Hãy xác định kiểu gen của con lai F 1 . Câu 2 (2,5 điểm): Một loài thực vật giao phấn có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng (kí hiệu là I, II, III). Quan sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ra được 3 thể đột biến (kí hiệu là a, b, c). Phân tích tế bào học các thể đột biến này, kết quả thu được như sau: Thể đột biến Số lượng nhiễm sắc thể trong từng cặp Cặp NST số I Cặp NST số II Cặp NST số III a 2 3 2 b 3 3 3 c 1 2 2 a. Tên gọi của 3 thể đột biến trên là gì? b. Giải thích cơ chế phát sinh thể đột biến a. Câu 3 (2,0 điểm): Giả sử một cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, hãy cho biết: a. Hiện tượng di truyền nào xảy ra? Giải thích. b. Viết kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra về cả 3 cặp gen trên. Câu 4 (2,0 điểm): Biểu đồ dưới đây minh họa sự thay đổi nhiệt độ không khí trong một ngày tại hai địa điểm: dưới tán rừng và ở vùng trống trong rừng. a. Từ biểu đồ, hãy mô tả sự thay đổi của nhân tố sinh thái ánh sáng trong một ngày trong mối liên quan với nhân tố sinh thái nhiệt độ ở mỗi địa điểm nêu trên. Nhiệt độ ( o C) 40 35 30 25 20 6 giờ sáng Giữa trưa 6 giờ chiều Nửa đêm Vùng trống Dưới tán rừng Thời gian trong ngày b. Hãy so sánh hai nhóm thực vật sống ở hai địa điểm nêu trên về ba đặc điểm thích nghi nổi bật là vị trí phân bố, cách xếp lá và hoạt động quang hợp. Câu 5 (3,0 điểm): a. Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền? b. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X và không có alen tương ứng trên NST giới tính Y. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có anh trai bị mù màu, có em gái bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên. Câu 6 (3,0 điểm): Có 5 tế bào sinh dục sơ khai của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp với số lần như nhau, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ta 600 NST đơn. Các tế bào sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều tham gia giảm phân tạo giao tử, môi trường nội bào tiếp tục cung cấp nguyên liệu để tạo ra 640 NST đơn. Cho biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 2,5% và hình thành nên 8 hợp tử. a. Nhóm tế bào trên là của loài sinh vật nào ? b. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ? c. Cơ thể sinh vật đã tạo ra các giao tử đó thuộc giới tính nào ? Giải thích ? Câu 7 (2,0 điểm): Tại sao trong rừng mưa nhiệt đới lại có sự phân tầng của thực vật? Câu 8 (3,0 điểm): Người ta thực hiện hai phép lai ở cây đậu Hà Lan như sau: - Phép lai 1: Cho P thuần chủng hoa đỏ x hoa trắng → F 1 100% hoa đỏ, F 1 tự thụ phấn → F 2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. - Phép lai 2: cho P thuần chủng hạt trơn x hạt nhăn → F 1 100% hạt trơn, F 1 tự thụ phấn → F 2 có tỉ lệ 3 hạt trơn: 1 hạt nhăn. a. Có sự khác nhau nào trong cách phân tích kết quả các tính trạng trong hai phép lai trên các cây P, F 1 , F 2 ? b. Hãy tính xác suất bắt gặp cây đậu F 2 có hoa trắng, xác suất bắt gặp quả đậu trên cây F 1 có hạt trơn. HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ DỰ BỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Ngày thi: 15/03/2013 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI DỰ BỊ MÔN SINH HỌC Câu Nội dung trả lời Điểm 1 (2,5đ) a) Sự biến đổi hình thái NST và ý nghĩa : Nguyên phân là một giai đoạn của chu kì tế bào, gồm có kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. 1. Kì đầu : Các crômatit tiếp tục đóng xoắn dày hơn, ngắn hơn; Ý nghĩa : Tạo điều kiện thuận lợi cho NST nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ phân bào ở kì giữa. 2. Kì giữa : Các crômatit đóng xoắn cực đại, nhìn rõ nét nhất, ngắn nhất. NST nằm một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; Ý nghĩa : Tạo hình thái đặc trưng bộ NST của loài. NST rút ngắn thuận lợi cho sự phân li của NST ở kì sau. 3. Kì sau : Các crômatit tách nhau thành các NST đơn tiến về 2 cực của tế bào; Ý nghĩa : Sự phân li đồng đều của các NST về các tế bào con. 4. Kì cuối : Các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh; Ý nghĩa: Giúp NST thuận lợi khi tự nhân đôi ở kì trung gian. b) Kiểu gen của con lai F 1 . + P : ♀aaBB × ♂AABb Gp : aBB (n + 1), a0 (n – 1) AB (n), Ab (n) F 1 : AaBBB (2n + 1) , AaBBb (2n + 1) + P : ♀aaBB × ♂AABb Gp : aB (n) ABb (n + 1), A0 (n – 1) F 1 : AaBBb (2n + 1) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 0,75 2 (2,0đ) a. Tên gọi của 3 thể đột biến: a – Thể ba (2n + 1); b – Thể tam bội (3n); c – Thể một (2n – 1) b. Giải thích cơ chế phát sinh thể đột biến a: - Trong giảm phân ở bố hoặc mẹ, 1 cặp NST nào đó không phân li, hình thành loại giao tử mà cặp NST nào đó có cả 2 NST (n + 1), 1 loại giao tử không có NST của cặp này (n –1). - Khi thụ tinh, giao tử bình thường (n) kết hợp với giao tử (n + 1) tạo ra hợp tử mang (2n +1) NST… 1,0 0,75 0,75 3 (2,0đ) a) Hiện tượng di truyền xảy ra: Hiện tượng thoái hóa giống Giải thích: Qua các thế hệ, tự thụ phấn ở cây giao phấn làm cho tỉ lệ thể đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm, gây hiện tượng thoái hóa giống vì các gen lặn có hại gặp nhau. b) Viết kiểu gen của 8 dòng thuần có thể được tạo ra về cả 3 cặp gen trên: AABBDD, AABBdd, AAbbDD, AAbbdd, aaBBDD, aaBBdd, aabbDD, aabbdd. 0,5 0,5 1,0 4 (2,0đ) a) Sự thay đổi về cường độ ánh sáng : - Nhìn chung cường độ ánh sáng tăng và giảm trong ngày tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ; - Ở vùng trống, cường độ ánh sáng mặt trời thay đổi nhiều trong ngày; ở dưới tán, cường độ ánh sáng trong ngày thay đổi không nhiều. b) So sánh ba đặc điểm thích nghi nổi bật của hai nhóm thực vật : - Thực vật ở vùng trống mang đặc điểm của cây ưa sáng, thực vật dưới tán rừng mang đặc điểm của cây ưa bóng. - So sánh : Đặc điểm Cây ưa sáng Cây ưa bóng Vị trí phân bố Nơi trống trải hoặc tầng trên của tán rừng, nơi có nhiều ánh sáng. Dưới tán của cây khác hoặc mọc trong hang , nơi có ít ánh sáng. Cách xếp lá Lá xếp nghiêng so với mặt đất. Lá nằm ngang so với mặt đất. Hoạt động quang hợp Cường độ quang hợp đạt cao nhất trong môi trường có ánh Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 sáng mạnh. trong điều kiện ánh sáng mạnh. 5 (3,0đ) a.* Khác nhau giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng - Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ một trứng thụ tinh với tinh trùng. Qua các lần nguyên phân đầu tiên hợp tử được hình thành 2, 3, 4, 5 tế bào riêng rẽ. Mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể. Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về phương diện di truyền, có kiểu gen đồng nhất, ít nhất là đối với hệ gen nhân, cùng giới tính, cùng nhóm máu, màu da, mắt, dạng tóc, dễ mắc cùng một loại bệnh. - Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ hai hay nhiều trứng rụng cùng một lần, được thụ tinh cùng lúc bởi các tinh trùng khác nhau. Trẻ đồng sinh khác trứng, khác nhau về kiểu gen, có thể cùng giới tính hay khác giới tính. Chúng giống nhau tới mức như những anh em sinh ra trong cùng một gia đình nhưng khác lần sinh, có thể mắc các bệnh di truyền khác nhau. * Đặt trẻ đồng sinh cùng trứng trong cùng điều kiện môi trường giống nhau hay khác nhau đã cho phép nghiên cứu được ảnh hưởng của môi trường đối với cùng một kiểu gen ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. - So sánh trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng khi cùng sống trong môi trường giống nhau cho phép xác định được vai trò di truyền trong sự phát triển các tính trạng. b. Sơ đồ phả hệ: 0.5 0.5 0.5 0.5 1,0 6 (3,0đ) a. Số NST ở các tế bào con được hình thành sau nguyên phân là : 2n . 5 + 600 - Khi giảm phân NST của các tế bào được nhân đôi một lần nên số NST của tất cả các tế bào sau nguyên phân bằng chính số NST môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân. Do đó ta có : 2n . 5 + 600 = 640 → 2n . 5 = 40 → 2n = 8. Vậy loài sinh vật đó có bộ NST 2n = 8, đó là loài ruồi giấm. b. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào ; k ∈ Z + ta có : 2n. a. (2 k – 1) = 600 → 8 . 5. (2 k – 1) = 600 → k = 4. Vậy số lần nguyên phân của mỗi tê bào sinh dục sơ khai là 4 lần. c. Giới tính của cơ thể sinh ra các tế bào trên là đực, bởi vi : - Số tế bào tham gia giảm phân tạo giao tử là : 640 : 8 = 80 (tế bào). - Số giao tử được hình thành và tham gia thụ tinh : (8 x 100) : 2,5 = 320 (giao tử) Như vậy một tế bào đã giảm phân tạo ra số giao tử là 320 : 80 = 4 (giao tử) Vậy đó là các tế bào sinh tinh → Đó là cơ thể có giới tính đực 0.25 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.5 7 (2,0đ) Trong rừng mưa nhiệt đới lại có sự phân tầng của thực vật, vì: - Sự phân bố không đồng đều của ánh sáng và các nhân tố sinh thái khác từ trên xuống dưới: Càng xuống thấp thì cường độ và thành phần ánh sán càng giảm, nhiệt độ càng thấp nhưng độ ẩm lại tăng lên. - Mỗi cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Do đó rừng cây phân thành 4 tầng: Tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh. 1,0 1,0 8 a. Sự khác nhau: - Tính trạng màu sắc hoa ở các thế hệ được nghiên cứu trên cây cùng thế hệ. Ví dụ: tỉ lệ màu hoa ở F 1 đếm trên cây F 1 , F 2 đếm trên cây F 2 . - Tính trạng hình dạng hạt ở các thế hệ được nghiên cứu trên cây không tương đồng với 0,5 Chú thích • Nam mù màu • Nữ điếc bẩm sinh • Nữ bình thường • Nam bình thường (3,0đ) thế hệ hạt cây. Ví dụ: Tỉ lệ dạng hạt ở F 1 được đếm trên cây P, F 2 trên cây F 1 . b. Hoa trên cây F 2 chính là thế hệ F 2 : Sơ đồ lai: P: AA (đỏ) x aa (trắng) Cây P F 1 : 100% Aa (đỏ) Cây F 1 F 2 : 1/4 AA: 2/4 Aa: 1/4 aa Kiểu hình: 3 đỏ: 1 trắng Cây F 2 Xác suất có hoa trắng là: 1 4 = 25% Hạt trên cây F 1 chính là thế hệ F 2 : Sơ đồ lai: P: BB (hạt trơn) x bb (hạt nhăn) F 1 : 100% Bb (hạt trơn) Cây P F 2 : 2/4 BB: 2/4 Bb: 1/4 bb Cây F 1 Xác suất quả của cây F 1 có hạt trơn là: 3/4 = 75% 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 . ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ DỰ BỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN THI: SINH HỌC - LỚP 9 THCS Ngày thi: 15/03/2013 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,5 điểm): a SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ DỰ BỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Ngày thi: 15/03/2013 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI DỰ BỊ MÔN SINH HỌC Câu Nội dung trả lời Điểm 1 (2,5đ) a). trên cặp nhiễm sắc thể số 3, còn 2 alen B và b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 9. Do đột biến trong giảm phân I, con lai sinh ra là thể ba nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 9. Hãy xác định kiểu gen

Ngày đăng: 28/07/2015, 15:42

Xem thêm: Đề thi học sinh giỏi Sinh học lớp 9 chọn lọc số 29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w