PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – VÒNG 2 Môn: Hóa học Năm học 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 trang) Câu I: (3 điểm) 1. Hỗn hợp A gồm Fe(OH) 2 , Al(OH) 3 , Cu(OH) 2 , BaCO 3 , MgCO 3 . Nung A trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho B vào nước, khuấy kĩ thu được dung dịch D và phần không tan E, cho tiếp một ít dung dịch Ba(OH) 2 vào khấy kĩ thấy khối lượng E không thay đổi. Nung nóng E trong ống sứ rồi dẫn khí CO dư đi qua thu được chất rắn F và hỗn hợp khí G. Cho F vào dung dịch AgNO 3 dư thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thấy có khí thoát ra. Cho G dư vào dung dịch D được kết tủa Z và dung dịch T. Đun nóng dung dịch T thu được kết tủa Q và khí M. Hãy giải thích quá trình thí nghiệm trên? 2. Từ hỗn hợp CuO, Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 hãy nêu cách điều chế các kim loại tương ứng riêng biệt. Câu II: (4 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hidrocacbon thể khí ở điều kiện thường rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 . Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt đi 19,912 gam. Xác định CTPT của hidrocacbon đã dùng biết hidrocacbon đã dùng có CTPT trùng với CTĐGN. 2. Từ than đá, đá vôi và các chất vô cơ khác (các thiết bị và điều kiện thí nghiệm coi như có đủ), hãy viết phương trình phản ứng điều chế PVC, Cao su Buna, Brom benzen. Câu III: (4 điểm) 1. Cho 19,04 lít hỗn hợp khí gồm hidro và 2 hidrocacbon là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của eten đi qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí A có khả năng làm nhạt màu nước brom. Đốt cháy 50% thể tích A thu được 43,5 gam khí cacbonic và 20,43 gam hơi nước. Xác định CTPT, CTCT của 2 hidrocacbon đã dùng; tính % thể tích của các khí trong hỗn hợp ban đầu và tỷ khối của hỗn hợp A so với oxi biết các thể tích khí đo ở đktc và tốc độ phản ứng của 2 hidrocacbon là như nhau. 2. Cho m gam hỗn hợp canxi cacbua và nhôm cacbua vào nước thu được dung dịch X và 12,32 lít hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với oxi là 0,642. Trộn Y với 4,48 lít khí H 2 rồi dẫn qua ống sứ đựng Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Z. Nếu đem Z sục từ từ vào dung dịch AgNO 3 trong môi trường NH 3 thấy xuất hiện 24 gam kết tủa màu vàng. Mặt khác, nếu đem Z sục vào nước brom thấy Z làm mất màu vừa đủ Vml dung dịch Brom 2M. Biết các thể tích khí đo ở đktc. a. Xác định giá trị của m; V b. Tính thành phần % theo thể tích của Z. Câu IV: (4 điểm) Nung nóng ống sứ chứa 3,2 gam Đồng (II) oxit rồi dẫn từ từ khí CO đi qua. Khí ra khỏi ống sứ được hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch Barihidroxit dư thấy xuất hiện 1,97 gam kết tủa màu trắng. Chất rắn X còn lại trong ống sứ cho vào 800ml dung dịch HNO 3 0,1M thu được V lít khí NO và một phần chất rắn không tan. Để hòa tan hết phần chất rắn đó cần V’ ml dung dịch HNO 3 0,1M thu được V’’ lít khí NO. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở đktc. a. Xác định giá trị của V, V’, V’’. b. Đem dung dịch thu được khi hòa tan hết X bằng dung dịch HNO 3 cho phản ứng với dung dịch xút ăn da dư. Tính khối lượng kết tủa thu được. c. Cần bao nhiêu gam Pirit sắt chứa 10% tạp chất để điều chế lượng axit sunfuric 98% vừa đủ để hòa tan hết lượng X nói trên biết hiệu suất điều chế chỉ đạt 80%? Câu V: (5 điểm) 1. Hỗn hợp X gồm nhôm và một loại oxit sắt. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với X thu được 92,35 gam chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch xút ăn da dư thấy thoát ra 8,4 lít khí và còn lại một phần không tan Z. Hòa tan 25% lượng chất Z cần 60g axit sunfuric nóng 98%. a. Tính khối lượng Al 2 O 3 tạo thành khi nhiệt nhôm X; b. Xác định CTPT của oxit sắt đã dùng; c. Nếu tiến hành nhiệt nhôm 46,175g X nói trên rồi hòa tan hỗn hợp thu được bằng dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra V lít một chất khí. Tính giá trị của V. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở đktc. 2. Đốt cháy hoàn toàn 1,44 gam một hợp chất hữu cơ A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy xuất hiện 10 gam kết tủa trắng. Nếu đem vớt hết lượng kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm 3,44 gam so với ban đầu. a. Xác định CTPT của A; b. Xác định CTCT của A trong trường hợp: - A phản ứng với Clo tạo ra một sản phẩm dẫn xuất monoclo duy nhất; - A phản ứng với Clo tạo ra 4 sản phẩm dẫn xuất mono clo khác nhau; c. Tiến hành crackinh A ở điều kiện thích hợp có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm? Viết PTPƯ minh họa? - Hết - Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. . PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – VÒNG 2 Môn: Hóa học Năm học 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 trang) Câu I: (3. hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 . Sau các phản ứng thu được 39, 4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt đi 19, 912 gam. Xác định CTPT của hidrocacbon đã dùng biết hidrocacbon đã. chất vô cơ khác (các thi t bị và điều kiện thí nghiệm coi như có đủ), hãy viết phương trình phản ứng điều chế PVC, Cao su Buna, Brom benzen. Câu III: (4 điểm) 1. Cho 19, 04 lít hỗn hợp khí gồm