1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN MÔN VẬT LÝ 10

10 2,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 417 KB

Nội dung

Trang 1/2 - Mã đề thi 132 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN Môn: Vật lý 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi 132 I. TRẮC NGHIỆM (12 câu – 3 điểm) Câu 1: Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm: A. Quỹ đạo là đường tròn. B. Vectơ gia tốc không đổi. C. Tốc độ góc không đổi. D. Tốc độ dài không đổi. Câu 2: Một máy báy phản lực hạng nặng để cất cánh được phải đạt tốc độ 80 m/s. Hỏi nó phải có gia tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để nó có thể cất cánh trên đường băng dài 1,8 km? A. 23040 m/s 2 B. 23 km/s 2 C. 1,77 km/h 2 D. 1,77 m/s 2 Câu 3: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối? A. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau. B. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường. C. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động. D. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. Câu 4: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là: A. Sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian. B. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian . C. Sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian. D. Sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian . Câu 5: Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất. B. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. Câu 6: Khi hắt hơi mạnh, mắt có thể nhắm trong khoảng thời gian 0,5s. Nếu bạn đang ngồi trên ô-tô đi với tốc độ 90km/h thì ô-tô đi được quãng đường bao nhiêu trong cái hắt hơi đó? A. 12,5 km B. 45 km C. 45 m D. 12,5 m Câu 7: Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = -4t + 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là: A. 8 km. B. 6 km. C. 4,5 km. D. 2 km. Câu 8: Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng trong hệ quy chiếu đúng yên gắn với mặt đất? A. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất. B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh. C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất. D. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang. Câu 9: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5 + 60t (x: km, t: h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 5km, với vận tốc 5km/h. B. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 60km, với vận tốc 5km/h. C. Từ điểm O (là gốc tọa độ), với vận tốc 60km/h. D. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 5km, với vận tốc 60km/h. Câu 10: Một vệ tinh chuyển động theo một quỹ đạo tròn ở một độ cao xác định so với bề mặt trái đất. Nó mất 2,56.10 3 s để quay hết một vòng với gia tốc hướng tâm là 9,32 m/s 2 . Độ cao của quỹ đạo của vệ tinh đó so với mặt đất là (Lấy bán kính Trái đất là 6,37.10 6 m): A. 70 km B. 190 km C. 170 km D. 220 km Câu 11: Một người đi xe máy từ Phố Cháy xuống Cát Đằng với tốc độ 30km/h và quay về ngay vị trí xuất phát với tốc độ 40km/h. Vận tốc trung bình của người đó từ lúc đi tới lúc về là bao nhiêu? A. 34,3 km/h B. 0 km/h C. 35 km/h D. 10 km/h Trang 2/2 - Mã đề thi 132 Câu 12: Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Một ôtô chuyển động từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh. B. Một viên bi lăn trên máng nghiêng. C. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng D. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất. II. TỰ LUẬN Bài 1 (3 điểm): Các giọt nước mưa nhỏ từ mái của một tòa nhà đều đặn cách nhau 0,5s. Khi rơi xuống đất, vận tốc của các giọt nước mưa là 35 m/s. Cho rằng các giọt nước rơi tự do với gia tốc g = 10 m/s 2 . 1. Tính độ cao của tòa nhà? 2. Tính quãng đường mà các giọt nước rơi được trong giây cuối cùng trước khi chạm đất? 3. Khi giọt đầu tiên chạm đất thì giọt thứ 2 còn cách mặt đất bao nhiêu? Bài 2 (4 điểm): Ba điểm A, B và C nằm trên một đường thẳng (hình vẽ), AB = 31,5 m. Một vật bắt đầu chuyển động từ B về C với gia tốc không đổi 1 m/s 2 . Cùng lúc đó một vật đi từ A đuổi theo với vận tốc không đổi v m/s. 1. Khi v = 12 m/s a) Viết phương trình chuyển động của hai vật trong cùng một hệ quy chiếu b) Xác định khoảng cách giữa hai vật sau 2s kể từ lúc xuất phát. c) Xác định vị trí và thời điểm vật A đuổi kịp vật B. 2. Xác định vận tốc nhỏ nhất của vật đi từ A sao cho nó có thể đuổi kịp vật đi từ B. Khi đó thì mất bao lâu để nó đuổi kịp vật đi từ B và vị trí đó cách A bao xa? HẾT A B C Trang 1/2 - Mã đề thi 209 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN Môn: Vật lý 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi 209 I. TRẮC NGHIỆM (12 câu – 3 điểm) Câu 1: Một máy báy phản lực hạng nặng để cất cánh được phải đạt tốc độ 80 m/s. Hỏi nó phải có gia tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để nó có thể cất cánh trên đường băng dài 1,8 km? A. 23040 m/s 2 B. 23 km/s 2 C. 1,77 km/h 2 D. 1,77 m/s 2 Câu 2: Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng trong hệ quy chiếu đúng yên gắn với mặt đất? A. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất. B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh. C. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang. D. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất. Câu 3: Khi hắt hơi mạnh, mắt có thể nhắm trong khoảng thời gian 0,5s. Nếu bạn đang ngồi trên ô-tô đi với tốc độ 90km/h thì ô-tô đi được quãng đường bao nhiêu trong cái hắt hơi đó? A. 12,5 km B. 45 km C. 45 m D. 12,5 m Câu 4: Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất. B. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. C. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. D. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. Câu 5: Một người đi xe máy từ Phố Cháy xuống Cát Đằng với tốc độ 30km/h và quay về ngay vị trí xuất phát với tốc độ 40km/h. Vận tốc trung bình của người đó từ lúc đi tới lúc về là bao nhiêu? A. 35 km/h B. 10 km/h C. 0 km/h D. 34,3 km/h Câu 6: Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm: A. Vectơ gia tốc không đổi. B. Quỹ đạo là đường tròn. C. Tốc độ góc không đổi. D. Tốc độ dài không đổi. Câu 7: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là: A. Sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian . B. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian . C. Sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian. D. Sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian. Câu 8: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5 + 60t (x: km, t: h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 5km, với vận tốc 5km/h. B. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 60km, với vận tốc 5km/h. C. Từ điểm O (là gốc tọa độ), với vận tốc 60km/h. D. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 5km, với vận tốc 60km/h. Câu 9: Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = -4t + 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là: A. 4,5 km. B. 6 km. C. 8 km. D. 2 km. Câu 10: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối? A. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường. B. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. C. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động. D. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau. Câu 11: Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Một ôtô chuyển động từ Hà nội tới thành phố Hồ chí minh. B. Một viên bi lăn trên máng nghiêng. C. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng D. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất. Trang 2/2 - Mã đề thi 209 Câu 12: Một vệ tinh chuyển động theo một quỹ đạo tròn ở một độ cao xác định so với bề mặt trái đất. Nó mất 2,56.10 3 s để quay hết một vòng với gia tốc hướng tâm là 9,32 m/s 2 . Độ cao của quỹ đạo của vệ tinh đó so với mặt đất là (Lấy bán kính Trái đất là 6,37.10 6 m): A. 70 km B. 190 km C. 170 km D. 220 km II. TỰ LUẬN Bài 1 (3 điểm): Các giọt nước mưa nhỏ từ mái của một tòa nhà đều đặn cách nhau 0,5s. Khi rơi xuống đất, vận tốc của các giọt nước mưa là 35 m/s. Cho rằng các giọt nước rơi tự do với gia tốc g = 10 m/s 2 . 1. Tính độ cao của tòa nhà? 2. Tính quãng đường mà các giọt nước rơi được trong giây cuối cùng trước khi chạm đất? 3. Khi giọt đầu tiên chạm đất thì giọt thứ 2 còn cách mặt đất bao nhiêu? Bài 2 (4 điểm): Ba điểm A, B và C nằm trên một đường thẳng (hình vẽ), AB = 31,5 m. Một vật bắt đầu chuyển động từ B về C với gia tốc không đổi 1 m/s 2 . Cùng lúc đó một vật đi từ A đuổi theo với vận tốc không đổi v m/s. 1. Khi v = 12 m/s a) Viết phương trình chuyển động của hai vật trong cùng một hệ quy chiếu b) Xác định khoảng cách giữa hai vật sau 2s kể từ lúc xuất phát. c) Xác định vị trí và thời điểm vật A đuổi kịp vật B. 2. Xác định vận tốc nhỏ nhất của vật đi từ A sao cho nó có thể đuổi kịp vật đi từ B. Khi đó thì mất bao lâu để nó đuổi kịp vật đi từ B và vị trí đó cách A bao xa? HẾT A B C Trang 1/2 - Mã đề thi 357 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN Môn: Vật lý 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi 357 I. TRẮC NGHIỆM (12 câu – 3 điểm) Câu 1: Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất. B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. C. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. D. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. Câu 2: Một máy báy phản lực hạng nặng để cất cánh được phải đạt tốc độ 80 m/s. Hỏi nó phải có gia tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để nó có thể cất cánh trên đường băng dài 1,8 km? A. 23040 m/s 2 B. 1,77 km/h 2 C. 23 km/s 2 D. 1,77 m/s 2 Câu 3: Khi hắt hơi mạnh, mắt có thể nhắm trong khoảng thời gian 0,5s. Nếu bạn đang ngồi trên ô-tô đi với tốc độ 90km/h thì ô-tô đi được quãng đường bao nhiêu trong cái hắt hơi đó? A. 12,5 km B. 12,5 m C. 45 km D. 45 m Câu 4: Một người đi xe máy từ Phố Cháy xuống Cát Đằng với tốc độ 30km/h và quay về ngay vị trí xuất phát với tốc độ 40km/h. Vận tốc trung bình của người đó từ lúc đi tới lúc về là bao nhiêu? A. 35 km/h B. 10 km/h C. 0 km/h D. 34,3 km/h Câu 5: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5 + 60t (x: km, t: h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 5km, với vận tốc 60km/h. B. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 5km, với vận tốc 5km/h. C. Từ điểm O (là gốc tọa độ), với vận tốc 60km/h. D. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 60km, với vận tốc 5km/h. Câu 6: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là: A. Sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian . B. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian . C. Sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian. D. Sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian. Câu 7: Một vệ tinh chuyển động theo một quỹ đạo tròn ở một độ cao xác định so với bề mặt trái đất. Nó mất 2,56.10 3 s để quay hết một vòng với gia tốc hướng tâm là 9,32 m/s 2 . Độ cao của quỹ đạo của vệ tinh đó so với mặt đất là (Lấy bán kính Trái đất là 6,37.10 6 m): A. 170 km B. 220 km C. 70 km D. 190 km Câu 8: Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = -4t + 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là: A. 4,5 km. B. 6 km. C. 8 km. D. 2 km. Câu 9: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối? A. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường. B. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động. C. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. D. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau. Câu 10: Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng trong hệ quy chiếu đúng yên gắn với mặt đất? A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang. B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh. C. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất. D. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất. Câu 11: Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm: A. Tốc độ dài không đổi. B. Quỹ đạo là đường tròn. C. Tốc độ góc không đổi. D. Vectơ gia tốc không đổi. Trang 2/2 - Mã đề thi 357 Câu 12: Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng. B. Một ôtô chuyển động từ Hà nội tới thành phố Hồ chí minh. C. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng D. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất. II. TỰ LUẬN Bài 1 (3 điểm): Các giọt nước mưa nhỏ từ mái của một tòa nhà đều đặn cách nhau 0,5s. Khi rơi xuống đất, vận tốc của các giọt nước mưa là 35 m/s. Cho rằng các giọt nước rơi tự do với gia tốc g = 10 m/s 2 . 1. Tính độ cao của tòa nhà? 2. Tính quãng đường mà các giọt nước rơi được trong giây cuối cùng trước khi chạm đất? 3. Khi giọt đầu tiên chạm đất thì giọt thứ 2 còn cách mặt đất bao nhiêu? Bài 2 (4 điểm): Ba điểm A, B và C nằm trên một đường thẳng (hình vẽ), AB = 31,5 m. Một vật bắt đầu chuyển động từ B về C với gia tốc không đổi 1 m/s 2 . Cùng lúc đó một vật đi từ A đuổi theo với vận tốc không đổi v m/s. 1. Khi v = 12 m/s a) Viết phương trình chuyển động của hai vật trong cùng một hệ quy chiếu b) Xác định khoảng cách giữa hai vật sau 2s kể từ lúc xuất phát. c) Xác định vị trí và thời điểm vật A đuổi kịp vật B. 2. Xác định vận tốc nhỏ nhất của vật đi từ A sao cho nó có thể đuổi kịp vật đi từ B. Khi đó thì mất bao lâu để nó đuổi kịp vật đi từ B và vị trí đó cách A bao xa? HẾT A B C Trang 1/2 - Mã đề thi 485 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN Môn: Vật lý 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi 485 I. TRẮC NGHIỆM (12 câu – 3 điểm) Câu 1: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là: A. Sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian . B. Sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian. C. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian . D. Sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian. Câu 2: Một vệ tinh chuyển động theo một quỹ đạo tròn ở một độ cao xác định so với bề mặt trái đất. Nó mất 2,56.10 3 s để quay hết một vòng với gia tốc hướng tâm là 9,32 m/s 2 . Độ cao của quỹ đạo của vệ tinh đó so với mặt đất là (Lấy bán kính Trái đất là 6,37.10 6 m): A. 170 km B. 190 km C. 220 km D. 70 km Câu 3: Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm: A. Tốc độ dài không đổi. B. Quỹ đạo là đường tròn. C. Tốc độ góc không đổi. D. Vectơ gia tốc không đổi. Câu 4: Một người đi xe máy từ Phố Cháy xuống Cát Đằng với tốc độ 30km/h và quay về ngay vị trí xuất phát với tốc độ 40km/h. Vận tốc trung bình của người đó từ lúc đi tới lúc về là bao nhiêu? A. 10 km/h B. 0 km/h C. 35 km/h D. 34,3 km/h Câu 5: Khi hắt hơi mạnh, mắt có thể nhắm trong khoảng thời gian 0,5s. Nếu bạn đang ngồi trên ô-tô đi với tốc độ 90km/h thì ô-tô đi được quãng đường bao nhiêu trong cái hắt hơi đó? A. 12,5 m B. 45 m C. 45 km D. 12,5 km Câu 6: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5 + 60t (x: km, t: h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 5km, với vận tốc 60km/h. B. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 5km, với vận tốc 5km/h. C. Từ điểm O (là gốc tọa độ), với vận tốc 60km/h. D. Từ điểm M, cách gốc tọa độ O là 60km, với vận tốc 5km/h. Câu 7: Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = -4t + 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là: A. 4,5 km. B. 6 km. C. 8 km. D. 2 km. Câu 8: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối? A. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường. B. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động. C. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. D. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau. Câu 9: Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng trong hệ quy chiếu đúng yên gắn với mặt đất? A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang. B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh. C. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất. D. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất. Câu 10: Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. B. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. C. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất. D. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. Câu 11: Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng. B. Một ôtô chuyển động từ Hà nội tới thành phố Hồ chí minh. C. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng D. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất. Trang 2/2 - Mã đề thi 485 Câu 12: Một máy báy phản lực hạng nặng để cất cánh được phải đạt tốc độ 80 m/s. Hỏi nó phải có gia tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để nó có thể cất cánh trên đường băng dài 1,8 km? A. 1,77 km/h 2 B. 23 km/s 2 C. 1,77 m/s 2 D. 23040 m/s 2 II. TỰ LUẬN Bài 1 (3 điểm): Các giọt nước mưa nhỏ từ mái của một tòa nhà đều đặn cách nhau 0,5s. Khi rơi xuống đất, vận tốc của các giọt nước mưa là 35 m/s. Cho rằng các giọt nước rơi tự do với gia tốc g = 10 m/s 2 . 1. Tính độ cao của tòa nhà? 2. Tính quãng đường mà các giọt nước rơi được trong giây cuối cùng trước khi chạm đất? 3. Khi giọt đầu tiên chạm đất thì giọt thứ 2 còn cách mặt đất bao nhiêu? Bài 2 (4 điểm): Ba điểm A, B và C nằm trên một đường thẳng (hình vẽ), AB = 31,5 m. Một vật bắt đầu chuyển động từ B về C với gia tốc không đổi 1 m/s 2 . Cùng lúc đó một vật đi từ A đuổi theo với vận tốc không đổi v m/s. 1. Khi v = 12 m/s a) Viết phương trình chuyển động của hai vật trong cùng một hệ quy chiếu b) Xác định khoảng cách giữa hai vật sau 2s kể từ lúc xuất phát. c) Xác định vị trí và thời điểm vật A đuổi kịp vật B. 2. Xác định vận tốc nhỏ nhất của vật đi từ A sao cho nó có thể đuổi kịp vật đi từ B. Khi đó thì mất bao lâu để nó đuổi kịp vật đi từ B và vị trí đó cách A bao xa? HẾT A B C SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN Môn: Vật lý 10 I. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 8T-K10 Mã đề: 132 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B C D Mã đề: 209 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B C D Mã đề: 357 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B C D Mã đề: 485 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B C D II. TỰ LUẬN Bài 1: Đáp án Tổng điểm 1) Tính độ cao tòa nhà Cách 1: Thời gian rơi: t = v/g = 35/10 = 3,5 s 0,5 điểm Quãng đường rơi hay độ cao tòa nhà: h = g.t 2 /2 = 10.3,5 2 /2 = 61,25 m 0,5 điểm Cách 2: Quãng đường rơi hay độ cao tòa nhà: h = v 2 /2g = 35 2 /2.10 = 61,25 m 1,0 điểm 1 điểm 2) Tính quãng đường các giọt nước mưa rơi trong giấy cuối Quãng đường giọt nước rơi trong 2,5 s đầu tiên s' = g.t 2 /2 = 10.2,5 2 /2 = 31,25 m 1 điểm Quãng đường giọt nước rơi trong giây cuối cùng Δs’ = h – s’ = 61,25 – 31.25 = 30 m 0,5 điểm 1,5 điểm 3) Tính độ cao của giọt thứ 2 Khi giọt thứ nhất rơi xuống đất thì thời gian giọt thứ 2 đã rơi t’’ = 3,5 – 0,5 = 3 s 0,25 điểm Quãng đường đã rơi s’’ = g.t’’ 2 /2 = 10.3 2 /2 = 45 m Độ cao của giọt thứ 2 khi đó: h’’ = h – s’’ = 16,25 m 0,25 điểm 0,5 điểm Bài 2: Đáp án Tổng điểm 1. Khi v = 12 m/s 3,5 điểm a) Chọn đầy đủ các thành phần của hệ quy chiếu: Phương, chiều và gốc của trục tọa độ; mốc thời gian 0,5 điểm Viết được phương trình chuyển động của vật đi từ A: X A = x 0A + v A .(t – t 0A ) 0,25 điểm X A = 12.t (m) 0,25 điểm Viết được phương trình chuyển động của vật đi từ B: X B = x 0B + v 0B .(t – t 0B ) + a B .( t – t 0B ) 2 /2 0,25 điểm X B = 31,5 + 0,5.t 2 (m) 0,25 điểm 1,5 điểm b) Khoảng cách giữa hai vật tại thời điểm t d = |x A - x B | = |31,5 -12.t + 0,5.t 2 | 0,5 điểm Tại thời điểm t = 2s d = |31,5 – 12.2 + 0,5.2 2 | = 9,5 m 0,5 điểm 1 điểm c) Khi vật A đuổi kịp vật B thì chúng có cùng tọa độ x A = x B  12.t = 31,5 + 0,5.t 2  t = 3s và t = 21s (loại vì đây là thời điểm lần gặp sau) 0,5 điểm Tọa độ vị trí gặp nhau: x A = x B = 12.t = 12.3 = 36m 0,5 điểm 1 điểm 2. Viết được phương trình chuyển động của vật đi từ A: X A = x 0A + v A .(t – t 0A ) X A = v.t (m) 0,25 điểm Để vật đi từ A đuổi kịp được vật đi từ B thì phương trình x A = x B  31,5 - v.t + 0,5.t 2 = 0 phải có nghiệm  Δ = v 2 – 4.0,5.31,5 ≥ 0  v ≥ 37 m/s 0,25 điểm Vậy để vât A đuổi kịp vật B thì vận tốc tối thiểu của nó là 37 m/s 0,5 điểm

Ngày đăng: 28/07/2015, 11:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w