ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có: 01 trang) A/ LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm) Câu 1: (3.5điểm) a/ Những khả năng nào đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỷ XIX trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe doạ từ bên ngoài? b/ Trình bày chính sách bảo thủ, phản động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại. Em có nhận xét gì về chính sách đó? Câu 2: (3.0 điểm) Nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá tinh thần của nền văn minh Đại Việt. Câu 3: (3.0 điểm) a/ Lập bảng mối quan hệ giữa hai nền văn minh: Văn Lang-Âu Lạc và Đại Việt về đặc điểm, vị trí vai trò. Yêu cầu Văn minh Văn Lang-Âu Lạc Văn minh Đại Việt Đặc điểm Vị trí vai trò b/ Nêu nhận xét nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc trong thời kỳ Bắc thuộc. Câu 4:(2.0 điểm) Sự thất bại của trào lưu dân tộc- chủ nghĩa đầu thế kỷ XX đã đặt ra cho cách mạng Việt Nam những yêu cầu mới nào cần giải quyết? Câu 5: (2.5 điểm) Trình bày phong trào đấu tranh của quần chúng công-nông từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất. B/ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6.0điểm ) Câu 1: (3.5 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích và các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc. Câu 2: (2.5 điểm) Trình bày các nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên Hợp Quốc trong các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các thành viên, trong đó có Việt Nam. HẾT Đề chính thức HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ (ĐỀ CHÍNH THỨC) (Hướng dẫn chấm gồm có: 04 trang) A/ LỊCH SỬ VIỆT NAM( 14 điểm) Câu1:(3.5điểm) a/ Những khả năng đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỷ XIX trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. - Các nước tư bản Phương Tây sau những cuộc cách mạng chính trị và cách mạng công nghiệp, đang trên đà phát triển thế lực về mọi mặt, đẩy mạnh công cuộc chinh phục thuộc địa để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường (0.25). Nhiều nước ở Châu Á đã bị xâm lược, Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho đế quốc thực dân chủ yếu là đế quốc Pháp (0.25). - Những thách thức lịch sử đó đặt ra cho Việt Nam hai con đường lựa chọn: + Cải cách làm cho đất nước hùng mạnh nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trong nước (0.25). Mở rộng quan hệ bang giao để khôn khéo bảo toàn chủ quyền độc lập (0,25 ). + Hoặc chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập(0.25) nhằm duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu và phản động (0,25 ) b/ Chính sách bảo thủ, phản động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại. - Đối nội: Nhà Nguyễn đã cự tuyệt những đề nghị cải cách, duy trì chính sách cai trị cũ (0,25 ) - Đối ngoại: Nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan toả cảng”(0.25) độc quyền ngoại thương, cấm đoán nhân dân trong nước tiếp xúc giao lưu với thế giới bên ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây (0,25 ) * Nhận xét về chính sách của nhà Nguyễn: - Chính sách bảo thủ phản động của nhà Nguyễn làm cho tiềm lực đất nước suy yếu, kiệt quệ, mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài ngày càng gia tăng,(0.25) tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp kiếm cớ tiến hành xâm lựơc nước ta. (0,25). - Việt Nam bị các nước Tư bản phương Tây nhòm ngó là một tất yếu lịch sử. Nhưng bị xâm lược, mất nước không phải là tất yếu lịch sử, hoàn toàn có khả năng tránh được(0.25). Nhà Nguyễn không canh tân đất nước nên tiềm lực đất nước suy yếu, thì dù có cương quyết kháng chiến cũng khó giữ được độc lập dân tộc. (0.25 ). - Vì vậy trách nhiệm không phải ở chỗ không kiên quyết đánh Pháp mà nhà Nguyễn không giải quyết tình trạng khủng hoảng xã hội, lại duy trì đường lối thủ cựu, làm kiệt quệ đất nước dẫn đến mất nuớc (0,25 ) Câu 2: (3.0 điểm) Nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá tinh thần của nền văn minh Đại Việt . * Có nhiều chuyển biến, văn minh Đại Việt đạt những thành tựu rực rỡ: - Văn hoá Phật giáo: + Được du nhập từ lâu, đến thế kỷ X truyền bá rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, quý tộc, bình dân, thịnh đạt nhất dưới hai triều Lý – Trần.(0.25) Người Việt đã xây dựng nhiều chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, khắc in sách Phật, để lại nhiều công trình nổi tiếng (chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, chùa tháp Phổ Minh…) (0,25 ). - Trong những thế kỷ sau do không còn được triều đình ưu ái, nhưng đạo phật vẫn tiếp tục thịnh hành trong các làng xã và các tầng lớp quần chúng nhân dân. (0,25 ). - Văn hoá Nho giáo - cung đình: + Do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, đạo Nho được du nhập từ thời Bắc thuộc(0.25), được triều đình nhà Lý thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng tử ở Thăng Long (1070). (0,25 ). + Thời Trần, đạo Nho tiếp tục phát triển, từ thời Lê trở đi đạo Nho chiếm địa vị độc tôn và trở thành hệ tư tưởng chính thống của đẳng cấp thống trị (0.25 ). + Gắn liền với đạo Nho, chữ Hán trở thành văn tự chính thức. Thời Lý – Trần đã có những áng văn thơ chữ Hán xuất sắc, thấm đượm tinh thần yêu nước tự hào dân tộc, như các bài thơ của Lý Thường Kiệt, hịch của Trần Quốc Tuấn(0.25). Nhiều nho sĩ nổi tiếng sáng tác bằng chữ Hán như Trương Hán Siêu, Chu Văn An. (0.25 ) + Cũng trong thời gian này chữ Nôm đã chính thức được sử dụng. (0.25 ). + Trong giai đoạn muộn của nền văn hoá Thăng Long xuất hiện một nhà văn hoá nổi bậc về tư tưởng và văn tài là Nguyễn Trãi. (0,25 ). - Văn hoá dân gian: + Đã có nhiều thành tựu đáng kể, nhiều trò chơi dân gian được phổ biến trong làng xã, được mọi người yêu thích như : ca hát, múa rối nước, đá cầu, đấu vật(0.25)… Văn hóa dân gian có ảnh hưởng lớn trong các tầng lớp vua quan quý tộc thời Lý – Trần (0,25 ) Câu3:(3.0 điểm) a/ Lập bảng mối quan hệ giữa hai nền văn minh:Văn Lang-Âu Lạc và Đại Việt về đặc điểm,vị trí vai trò Yêu cầu Văn minh Văn Lang-Âu Lạc Văn minh Đại việt Đặc điểm (1.25) - Là nền văn minh của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước(0.25) - Cư dân sống trong cộng đồng các làng xóm (0,25) - Mang đậm tính dân tộc, giữ được những bản sắc truyền thống dân tộc. (0,25) - Mang đậm tính dân gian, do những mâu thuẫn xã hội còn hoà dịu, (0,25) - Giữ được những nét tích cực cơ bản trong đời sống văn hoá Việt Nam truyền thống thời trung cổ. (0,25) Vị trí vai trò (1.25) - Đây là nền văn minh đầu tiên thời dựng nước của người Việt cổ.(0.25) - Đã phác họa định hình những bản sắc, truyền thống dân tộc ban đầu (0,25) , - Tạo dựng nền móng cho toàn bộ đời sống kinh tế– văn hóa Việt Nam cho những thời kỳ lịch sử sau.(0.25) - Là bước phát triển, kiện toàn những bản sắc truyền thống dân tộc.(0.25) - Là một nền tảng văn hoá góp phần tạo nên tính cách tâm hồn Việt.(0.25) b/ Nêu nhận xét nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc trong thời kỳ Bắc thuộc. - Trong 1000 năm Bắc thuộc, bản sắc và truyền thống dân tộc của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc chỉ bị che lấp, ẩn giấu đi chứ không hề bị đồng hoá, tiêu diệt (0,25) - Đến TK X, khi đất nước giành lại quyền tự chủ, những giá trị của nền văn minh cổ truyền đó có dịp được khôi phục, phát triển (0,25) Câu4:(2.0 điểm) Sự thất bại của trào lưu dân tộc- chủ nghĩa đầu thế kỷ XX đã đặt ra cho cách mạng Việt Nam những yêu cầu mới nào cần giải quyết? - Từ năm 1858 – 1918 nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, các phong trào đó là sự biểu hiện và tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của nhân dân Việt Nam(0.25) do hạn chế của điều kiện lịch sử, hạn chế của giai cấp, thời đại, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến nên các phong trào này cuối cùng đều không thành công(0.25) - Những nhiệm vụ mà lịch sử đề ra cần tiếp tục giải quyết là: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc(0.25), cải cách xã hội tiến lên chế độ dân chủ bằng phương pháp cách mạng mới (0.25) - Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ lịch sử đặt lên hàng đầu.(0.25). Yêu cầu lịch sử lúc này là đòi hỏi phải tìm ra một con đường cứu nước mới đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại để giành lại độc lập chủ quyền dân tộc(0.25) - Lãnh tựu Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện nhiệm vụ lịch sử ấy, người đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam(0.25), theo con đường cách mạng tháng Mười, kết hợp đấu tranh dân tộc với đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội (0.25) Câu5: (2.5 điểm) Trình bày phong trào đấu tranh của quần chúng công-nông từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất. * Đặc điểm :(0.5) - Chịu ảnh hưởng chính trị của giới sĩ phu, nhưng so với phong trào của giới sĩ phu thì thiếu đường lối tổ chức,đông đảo quyết liệt hơn dù còn tự phát(0.25). -Kẻ áp bức bóc lột họ trong đời sống hằng ngày, cũng chính là bọn thực dân cướp nước, vì vậy mâu thuẫn giai cấp trùng hợp với mâu thuẫn dân tộc(0.25) * Phong trào nông dân:(1.25) -Trung kỳ: 1908, do ảnh hưởng của những tư tưởng cải cách của Phan Chu Trinh và phong trào Duy Tân, hô hào đời sống mới(0.25),một phong trào chống sưu thuế của nông dân đã lan rộng ra nhiều tỉnh, hàng ngàn nông dân nổi dậy biểu tình,đòi giảm sưu thuế,bao vây các huyện lị (0.25) -Bắc kỳ: nghĩa quân nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám đã liên lạc với các tổ chức yêu nước , trong kế hoạch tấn công vào Hà Nội(0.25).Phong trào của nông dân còn khá phức tạp ,đó là sự hổn dung giữa truyền thống cũ( khởi nghĩa nông dân),với những tư tưởng dân tộc –dân chủ mới xuất hiện đầu thế kỷ XX(0.25) -Nam kỳ: xuất hiện Hội kín chống Pháp, họ tổ chức những cuộc tập kích vũ trang vào Sài Gòn đánh phá các nhà ngục(0.25) * Phong trào công nhân(0.75) - Giai cấp công nhân Việt Nam tuy mới ra đời số lượng ít,nhưng bước đầu đã tham gia đấu tranh(0.25) - Những cuộc bãi công bạo động của công nhân ở các công trường đường sắt (Yên Bái),hầm mỏ(thiếc Tĩnh Túc,than ở Phấn Mễ ) (0.25) -Một số công nhân tàu biển đã liên hệ giúp đỡ các hoạt động yêu nước của các sĩ phu (0.25) B/PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI(6.0điểm ) Câu 1: (3.5 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích và các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc *Hoàn cảnh ra đời (0,5 điểm) - Tại hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc thống nhất lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hoà bình, an ninh trật tự thế giới sau chiến tranh (0,25) - Từ ngày 24/4/1945 26/6/1945, Hội nghị đại biểu của 50 nước họp tại Xan Phơranxixcô (Mỹ) thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc (0,25) *Mục đích (0,75 điểm) - Duy trì hoà bình và an ninh thế giới (0,25) - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước(0.25) trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết (0,25) *Các cơ quan chính ( 2.25 điểm) - Đại hội đồng : + Hội nghị của tất cả các nước hội viên, họp mỗi năm 1 lần để thảo luận những vấn đề có liên quan đến Hiến chương đã quy định (0,25) + Trong Hội nghị quyết định các vấn đề quan trọng phải được thông qua với 2/3 số phiếu, vấn đề ít quan trọng thì chỉ thông qua với đa số phiếu (0,25) - Hội đồng bảo an : + Cơ quan chính trị quan trọng nhất, hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc , chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình an ninh quốc tế (0,25) + Mọi quyết nghị của Hội đồng bảo an phải được thông qua với sự nhất trí của 5 uỷ viên thường trực là Liên Xô(Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. (0,25) + Những quyết nghị của Hội đồng bảo an được thông qua phù hợp với Hiến chương thì bắt buộc các nước hội viên phải thi hành. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng (0,25) - Ban thư ký : Cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc đứng đầu là Tổng thư ký (0.25), do Đại hội đồng bầu ra 5 năm 1 lần, theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an (0,25) - Ngoài ra Liên Hợp Quốc còn có hàng trăm tổ chức chuyên môn khác như Hội đồng kinh tế và xã hội, Toà án quốc tế, Hội đồng quản thúc… (0,25). - Trụ sở Liên Hợp Quốc đặt tại Niu Oóc, năm 1997 Liên Hợp Quốc có 185 thành viên (0,25) Câu 2 (2.5 điểm) Trình bày các nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên Hợp Quốc trong các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các thành viên trong đó có Việt Nam. * Các nguyên tắc hoạt động:(1,25 điểm) - Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết (0,25) - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước (0,25) - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình (0,25) - Nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô(Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc (0,25) - Liên Hợp Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào (0,25) * Vai trò của Liên Hợp Quốc: (1,25 điểm) - Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất , giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình an ninh quốc tế (0,25), thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp hoặc xung đột khu vực (0,25), phát triển các mối quan hệ giao lưu hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giữa các nước thành viên (0,25) - Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977 (0,25), với sự giúp đỡ của các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc như UNICEF, UNESCO, WHO, FAO, IMF… đối với Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước…(0,25) Ghi chú : - Học sinh có thể đưa ra phương án giải quyết vấn đề khác nếu kết quả đúng, hợp logic khoa học vẫn cho điểm tối đa của phần đó. - Điểm toàn bài thi là tổng số điểm các câu (không làm tròn số). HẾT VĂN MINH ĐẠI VIỆT 1. Khái qt tiến trình phát triển của lịch sử và văn minh đại Việt: a. Quốc gia Đại Việt: Phơi thai từ thế kỷ X( thời Ngơ, Đinh, Tiền Lê), quốc gia Đại Việt chính thức được thành lập từ thế kỷ XI ( thời Lý) và tồn tại đến cuối thế kỷ XVIII (trước Nguyễn) (Quá trình phát triển của lòch sử dân tộc đã trải qua nhiều giai đoạn với nhiều biến cố lòch sử.Nhớ tới chiến thắng Bạch Đằng(938) của Ngô Quyền diệt quân Nam Hán,nước Việt giành lại độc lập và tồn tại lâu dài dưới các thời Ngô,Đinh,Tiền Lê.Rồi đến thế kỉ XI,Lý Công Uẩn lập ra vương triều nhà Lý,đònh đô ở Thăng Long,lập nên quốc gia Đại Việt.Quốc gia này khá vững chắc dưới hai triều Lý-Trần.Dân số gia tăng,lãnh thổ mở rộng về phương Nam,một số dân tộc ít người đã hòa nhập vào cộng đồng Việt.Nước Đại Việt tiếp tục phát triển và lâm vào khủng hoảng sâu sắc trong nửa cuối thế kỉ XVIII.) b. Văn minh Đại Việt: - Cùng với sự tồn tại của quốc gia Đại Việt là nền văn minh mới được gọi là “Văn minh Đại Việt”.phát triển thịnh đạt dưới 2 triều Lý -Trần. - Nền văn minh này là sự tổng hợp của 3 nhân tố: + Khơi phục và phát triển những bản sắc của người Việt cổ trong nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc trước kia, phát triển cao hơn + Ảnh hưởng văn hố Trung Hoa (fía bắc) + Ảnh hưởng văn hố Chăm pa ( fía nam) - Các giai đoạn phát triển: + Giai đoạn sơ kỳ: thế kỷ X + Giai đoạn thịnh đạt: thế kỷ XI-XIV (Lý-Trần). + Giai đoạn muộn: thế kỷ XV- cuối thế kỷ XVIII ( thời Lê sơ và Lê mạt ) 2. Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Đại Việt: a. Kinh tế vật chất: Khơng có gì thay đổi lớn so với thời Văn Lang- Âu Lạc, vẫn là một xã hội nơng thơn, đơ thị phát triển chậm, mầm mống kinh tế TBCN bị kìm hãm. b. Văn hố tinh thần: Đạt nhiều thành tựu rực rỡ: * Văn hố Phật giáo: + Du nhập vào từ lâu (Thời Bắc thuộc, nhanh chóng được nhân dân ta tiếp nhận với nhiều trung tâm phật giáo thời Bắc thuộc: Luy Lâu) + Đến thế kỷ X được truyền bá rộng rãi (đặc biệt thời Lí, đạo phật phát triển thịnh đạt nhất). Phật giáo đã tỏ ra rất gắn bó với nhà nước.Không thấy sử chép việc tu hành của những người điều khiển vận mệnh quốc gia,nhưng sử cũ cũng đã chép rất rõ ràng rằng nhiều bậc cao tăng có vò trí quan trọng như những cố vấn chính trò thực sự của vua và triều đình như:Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu(dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng),Đỗ Pháp Thuận(dưới thời vua Lê Hoàn),Tăng Thống Quách Ngang(dưới thời Lê Ngọa Triều)… Gần đây,các nhà khảo cổ học đã đào được ở kinh đô Hoa Lư(Ninh Bình) hai cột đá gọi là cột kinh.Những dòng chữ khắc trên cột kinh xác nhận rằng:năm Quý Dậu(973), Nam Việt Vương Đinh Liễu ( con trưởng Đinh Tiên Hoàng) đã cho dựng 100 cột kinh.Đây là một cố gắng lớn thể hiện sự hưng thònh của Phật giáo thời Đinh. + Xây nhiều chùa, tháp, tơ tượng ,đúc chng : Chùa Diên Hựu , Tượng Phật bà * Văn hố Nho giáo cung đình: - Đạo Nho: Nói về Nho giáo,do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa,đạo Nho đã du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và được triều đình nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử ở Thăng Long(1070).Thời Trần,đạo Nho tiếp tục phát triển,cạnh tranh và dần dần lấn át đạo Phật.Từ thời Lê trở đi,đạo Nho chiếm đòa vò độc tôn và trở thành hệ tư tưởng chính thống của đẳng cấp thống trò. - Thành tựu: + Gắn liền với đạo Nho,chữ Hán đã trở thành văn tự chính thức trong khoa cử tuyển chọn quan lại cao cấp.Thời Lý-Trần đã có nhiều văn thơ chữ Hán xuất sắc,thắm đượm tình yêu nước,tự hào dân tộc như bài thơ”Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt,”Hòch tướng só” của Trần Quốc Tuấn.Kèm theo các bài văn,thơ hay là các Nho só sáng tác chữ Hán như Trương Hán Siêu,Chu Văn An. + Cũng trong thời gian này,chữ Nôm có nguồn gốc từ trước,đã chính thức được sử dụng.Đó là một loại chữ gốc Hán,được cải biến cho phù hợp với cách nói và cách đọc của người Việt,mang nhiều tính dân tộc. + Trong giai đoạn muộn của nền văn hóa Thăng Long,gương mặt Nho só-nhà văn hóa nổi bật về tư tưởng nhân đạo,nhân nghóa và tinh thần yêu nước.Đó là văn tài xuất sắc Nguyễn Trãi với các tác phẩm nổi tiếng:”Ức trai thi tập”(chữ Hán),”Quốc âm thi tập”(chữ Nôm),”Bình Ngô đại cáo”(chữ Hán). + Kh Văn Các - Văn Miếu * Văn hố dân gian: + Chòu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo,dòng văn hóa dân gian làng xã trong nền văn minh Đại Việt đã có nhiều thành tựu đáng kể.Nhiều trò vui dân gian được phổ biến trong làng xã được mọi người ưa thích như ca hát,múa rối nước,đá cầu,đấu vật,đánh đu,hát chèo,đánh phết,đua thuyền. + Ở các chùa chiền,người ta chạm khắc nhiều kiểu hoa văn trang trí có đường nét mềm mại,uyển chuyển,dòu dàng,độc đáo Việt Nam.Trong dân gian,đã nung được nhiều loại men gốm liền đẹp như các loại men ngọc,men hoa nâu,men nhiều màu.Dòng văn hoá thời Lý-Trần đã có nhiều ảnh hưởng trong cả nước và tầng lớp vua quan quý tộc. + Trong những giai đoạn đầu,văn hóa cung đình và văn hóa làng xã còn hòa nhập,đan xen nhau,chưa thật cách biệt nhau. Đến giai đoạn muộn của văn minh Đại Việt,dòng văn hóa cung đình ngày càng bò gò bó trong những khuôn khổ của hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến li khai dần với dòng văn hóa dân gian. ⇒ Qua thời gian tồn tại của mình,nền văn minh Đại Việt có ảnh hưởng sâu đậm tới tính cách con người Việt,giữ lại được những nét tích cực cơ bản trong đời sống văn hóa Việt Nam,truyền thống thời Trung đại. 3.Đặc điểm và vị trí lịch sử của nền văn minh Đại Việt: + Đặc điểm Mang đậm tính dân tộc, dân gian. + Vị trí lịch sử: Văn minh Đại Việt tiếp nối và phát triển văn minh Văn Lang –Âu Lạc ở mức độ cao hơn, ảnh hưởng đến tính cách người Việt, đời sống văn hố Việt Nam ở những thời kỳ lịch sử sau . ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có: 01 trang) A/ LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm) Câu 1: (3.5điểm). động và vai trò của Liên Hợp Quốc trong các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các thành viên, trong đó có Việt Nam. HẾT Đề chính thức HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ (ĐỀ CHÍNH THỨC) (Hướng dẫn. điều kiện lịch sử, hạn chế của giai cấp, thời đại, thi u sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến nên các phong trào này cuối cùng đều không thành công(0.25) - Những nhiệm vụ mà lịch sử đề ra cần