1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bình Phước năm 2013 - 2014 môn địa

8 3,2K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 96 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN THI: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 03/10/2013 (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1. (3,0 điểm) a. Quy luật địa đới biểu hiện qua sự phân bố các vành đai nhiệt và khí áp trên Trái Đất như thế nào? b. Vì sao mùa hè ở Bắc Bán Cầu dài hơn mùa hè ở Nam Bán Cầu? Câu 2. (2,0 điểm) a. Cho bảng số liệu sau: Biến động tự nhiên của dân số trên thế giới thời kì 1995 – 2005 Khu vực Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên năm 1995 (%) Tỉ suất sinh thô năm 2005 (‰) Tỉ suất tử thô năm 2005 (‰) Thế giới 1,5 21 9 Trong đó: - Châu Phi - Châu Á - Mĩ La-tinh - Bắc Mĩ - Châu Âu - Châu Đại Dương 2,8 1,7 1,9 0,7 -0,1 1,2 38 20 22 14 10 17 15 7 6 8 11 7 (Nguồn: Xử lí từ bảng số liệu SGK Địa Lí 10 NC trang 103) Từ bảng số liệu, hãy tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới và các châu lục năm 2005. b. Tại sao nói: Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước? Câu 3. (3,0 điểm) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. b. Phân tích ảnh hưởng chung của địa hình đối với sự hình thành đặc điểm sông ngòi nước ta. Câu 4. (3,0 điểm) Trang 1/2 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết: a. Hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? b. Chỉ rõ sự khác nhau về tính phân mùa của miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. Giải thích tại sao mùa khô của khu vực Bắc Bộ bớt sâu sắc hơn so với khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên? Câu 5. (3,0 điểm) a. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta. b. Vì sao tỉ lệ lao động thất nghiệp thường cao ở các đô thị còn ở nông thôn tỉ lệ thiếu việc làm lại cao hơn? Câu 6. (3,0 điểm) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành du lịch nước ta. Câu 7. (3,0 điểm) a. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Đông Nam Bộ là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta. b. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long có những vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng? HẾT Lưu ý: - Thí sinh được sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam. - Đối với thí sinh học tại các trung tâm GDTX thì được giảm những câu 1b,5b và không giải thích ý 2 câu 4b. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2/2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 Hướng dẫn chấm môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (Đáp án gồm 05 trang) (Thang điểm 20,0) STT NỘI DUNG ĐIỂM Hệ THPT ĐIỂM Hệ GDTX Câu 1 (3,0 đ) a. Quy luật địa đới biểu hiện qua sự phân bố các vành đai nhiệt và khí áp trên Trái Đất: *Khái niệm quy luật địa đới: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ. (từ xích đạo về 2 cực) *Biểu hiện của quy luật: - Sự phân bố các vòng đai nhiệt: gồm bảy vòng đai nhiệt, ranh giới giữa các vành đai nhiệt được xác định bởi các đường đẳng nhiệt. + Vành đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +20 0 C của Bắc và Nam Bán Cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30 0 B và 30 0 N) + Hai vành đai ôn hoà ở hai bán cầu nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +20 0 C và +10 0 C của tháng nóng nhất. + Hai vành đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +10 0 C và 0 0 C của tháng nóng nhất. + Hai vành đai băng giá vĩnh cửu nằm ở khu vực xung quanh cực Bắc và cực Nam, nhiệt độ quanh năm dưới 0 0 C. - Sự phân bố các đai khí áp: Trên bề mặt đất hình thành bảy đai khí áp. + Đai áp thấp xích đạo (áp thấp nhiệt lực) hình thành quanh xích đạo. + Hai đai áp cao chí tuyến (áp cao động lực) hình thành ở khoảng vĩ tuyến 30 0 B, N ở hai bán cầu. + Hai đai áp thấp ôn đới (áp thấp động lực) hình thành ở khoảng vĩ tuyến 60 0 B, N ở hai bán cầu. + Hai đai áp cao cực (áp cao nhiệt lực) hình thành quanh hai cực Bắc và Nam. b. Nguyên nhân mùa hè ở Bắc Bán cầu dài hơn mùa hè ở Nam Bán Cầu: - Mùa hè ở Bắc Bán Cầu được tính từ ngày 21/3 đến ngày 23/9 dài 186 ngày. Còn mùa hè ở Nam Bán Cầu được tính từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau dài 179 ngày. Như vậy mùa hè ở Bắc Bán Cầu dài hơn mùa hè ở Nam Bán Cầu 7 ngày. - Nguyên nhân là do mùa hè ở Bắc Bán Cầu, Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo lớn có chứa điểm viễn nhật (5/7) nên vận tốc chuyển động chậm và thời gian kéo dài ra. - Còn mùa hè ở Nam Bán Cầu, Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo nhỏ có chứa điểm cận nhật (3/1) nên vận tốc chuyển động nhanh và thời gian ngắn lại. 2,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 0,25 0,25 0,25 3,0 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 (Thí sinh không làm phần này) Câu 2 a. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới và các châu lục: 0,5 0,5 Trang 3/2 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (2,0 đ) Thế giới: 1,2%; Châu Phi: 2,3%; Châu Á: 1,3%; Mĩ La-tinh: 1,6%., Bắc Mĩ: 0,6%; Châu Âu: -0,1%; Châu Đại Dương: 1,0% b. Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước, vì: * Đặc điểm kinh tế - xã hội miền núi: - Dân cư sống chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản. - Nền kinh tế miền núi phần lớn trong tình trạng chậm phát triển mang tính tự cung, tự cấp, lưu truyền từ đời này sang nhà khác. * Ý nghĩa của việc phát triển giao thông vận tải miền núi: - Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình; giữa miền núi với đồng bằng nhờ đó sẽ giúp phá được thế cô lập, tự cấp tự túc của nền kinh tế. - Khai thác các tài nguyên là thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành các nông - lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. - Tăng cường thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi từ đó phân bố lại dân cư giữa các vùng. - Phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá để nâng cao hiểu biết, trình độ người dân. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hoá, y tế, giáo dục) cũng có điều kiện phát triểnà giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, tăng cường tiềm lực quốc phòng cho đất nước. 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (3,0 đ) a. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. b. Ảnh hưởng chung của địa hình đối với sự hình thành đặc điểm sông ngòi nước ta. - Địa hình có vai trò quan trọng trong việc hình thành các đặc điểm sông ngòi của nước ta và tạo nên sự phân hóa đa dạng của sông ngòi nước ta. (D/c) - Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nên sông ngòi nước ta phần lớn chảy qua vùng đồi núi và mang đặc điểm của sông ngòi miền núi (D/c) - Địa hình kết hợp với lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông ở nước ta đều ngắn, dốc, những hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn chiếm tỉ lệ nhỏ và thường bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ. (D/c) - Theo hướng cấu trúc địa hình, sông ngòi nước ta có hướng chính là hướng TB-ĐN, hướng vòng cung. (D/c) - Địa hình nước ta là địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc của địa hình đồi núi nên trên một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh, sông đào lòng dữ dội. (D/c) - Địa hình có sự tương phản sâu sắc giữa đia hình đồi núi và địa hình 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Trang 4/2 đồng bằng và có sự thay đổi đột ngột giữa vùng hạ du và vùng thượng lưu sông. (D/c) - Địa hình nước ta là đồi núi bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn, quá trình xâm thực diễn ra mạnh khiến cho tổng lượng phù sa của các con sông rất lớn (200 triệu tấn/năm). - Địa hình có sự phân hóa đa dạng thành các khu vực địa hình dẫn đến sự phân hóa của mạng lưới sông ngòi và chế độ nước sông. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (3,0 đ) a. Hướng tây bắc- đông nam của dãy Trường Sơn ảnh hưởng tới khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: *Vào mUa hạ: - Gây ra hiện tượng phơn. Nguyên nhân hiện tượng phơn: gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Bengan đến nước ta, sau khi gây mưa cho sườn đón gió (sườn Tây), gió vượt núi và hình thành gió Tây khô nóng (gió Lào) có bản chất do hiệu ứng Phơn. - Tác động tới thời tiết rất khô và nóng. *Vào mUa đông: - Gây ra mưa lớn. Nguyên nhân: vào mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, hướng gió gần như vuông góc với hướng địa hình nên gây mưa. - Tác động tới thời tiết: lạnh và ẩm, nhiều nơi có lượng mưa rất lớn (Ơ Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế) b. *Chỉ rõ sự khác nhau về tính phân mUa của miền khí hậu phía Bắc và phía Nam: - Sự phân mUa: + Miền Bắc có một mùa đông lạnh ít mưa và một mùa hạ nóng mưa nhiều. + Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc. - Cơ sở của sự phân mUa: + Chế độ nhiệt đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phân mùa của khí hậu miền Bắc. + Chế độ mưa lại là cơ sở cho sự phân mùa của miền khí hậu phía Nam. Còn chế độ nhiệt thì cao và ổn định quanh năm. *MUa khô của khu vực Bắc Bộ bớt sâu sắc hơn so với khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên vì: - Ơ Bắc Bộ có hoạt động của gió mùa Đông Bắc, nửa sau mùa đông gió này di chuyển lệch về phía đông qua biển có tính chất lạnh ẩm gây mưa phùn - Gió mùa Đông Bắc hoạt động thành từng đợt, m•i đợt gió mùa tràn về thường gây nhiễu loạn không khí, gây mưa 1,5 0,5 0,25 0,5 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 1,5 0,5 0,25 0,5 0,25 1,5 0,25 0,25 0,5 0,5 (Thí sinh không làm phần này) Câu 5 (3,0 đ) a. Trình bày và giải thích cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta: *Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực. + Phần lớn lao động ở khu vực nông, lâm, thủy sản; các khu vực còn lại chiếm tỉ trọng còn nhỏ. + Nguyên nhân do nước ta có điểm xuất phát là nước nông nghiệp, đại bộ phận dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là 2,25 0,25 0,25 3,0 0,25 0,25 0,5 Trang 5/2 hoạt động kinh tế chủ yếu. *Cơ cấu lao động ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhưng chuyển dịch còn chậm: - Tỉ trọng lao động trong khu vực nông lâm thủy sản có xu hướng giảm. Dẫn chứng: giảm từ 71,2% năm 1995 xuống còn 53,9% 2007. - Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng: khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 11,4% năm 1995 lên 20,0% năm 2007, khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% năm 1995 lên 26,1% năm 2007. - Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu lao động là do: + Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, quá trình đổi mới… + Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nên nhu cầu về nguồn lao động lớn, trình độ cũng ngày một gia tăng. b. Tỉ lệ lao động thất nghiệp thường cao ở các đô thị còn ở nông thôn tỉ lệ thiếu việc làm lại cao hơn vì: - Tỉ lệ lao động thất nghiệp thường cao ở các đô thị vì ở đô thị dân số đông, số người trong tuổi lao động lớn, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm chưa đáp ứng đủ cho số người trong tuổi lao động nên tỉ lệ thấp nghiệp cao. . - Ơ nông thôn chủ yếu là thuần nông nên thiếu việc làm 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,75 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,75 (Thí sinh không làm phần này) Câu 6 (3,0 đ) a. Tình hình phát triển du lịch: Khách du lịch và doanh thu từ du lịch Năm Khách du lịch (triệu lượt người) Doanh thu (nghìn tỉ đồng) Tổng số Khách quốc tế Khách nội địa 1995 6,9 1,4 5,5 8,0 2000 13,3 2,1 11,2 17,4 2005 19,5 3,5 16,0 30,0 2007 23,3 4,2 19,1 56,0 Ngành du lịch nước ta có bước phát triển mạnh trong giai đoạn 1995 – 2007, thể hiện: - Số lượng khách và doanh thu: + Số lượng khách và doanh thu của ngành du lịch tăng rất nhanh trong giai đoạn 1995 – 2007. + Tổng số khách du lịch tăng 3,4 lần trong đó khách nội địa tăng nhanh hơn khách quốc tế (3,5 lần so với 3 lần). + Doanh thu của ngành du lịch tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng lượng khách du lịch (gấp 7 lần). Điều đó chứng tỏ khả năng chỉ tiêu của khách du lịch ngày càng tăng. - Thị trường khách: + Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2007, khách từ khu vực ĐNA đến chiếm tỉ trọng cao nhất. Các nước và vùng lãnh thổ có du khách đến nước ta đông nhất là Trung Quốc (13,6%), Hàn Quốc (11,2%), Nhật Bản (9,9%), Hoa Kì (9,7%), Đài Loan (7,5%), Ôxtrâylia (5,3%), Pháp (4,3%), Anh (2,5%). Còn lại các quốc gia khác 19,5%. + Cơ cấu khách du lịch quốc tế có sự thay đổi đáng kể từ năm 2000 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Trang 6/2 đến năm 2007. Tỉ lệ khách ĐNA, NB, HQ, HK, Ôxtrâylia có xu hướng tăng nhanh. Trong khi đó, tỉ lệ khách Trung Quốc, Đài Loan và các quốc gia khác giảm nhanh. Khách từ Pháp, Anh chiếm tỉ lệ nhỏ và ít có sự chuyển biến. b. Giải thích: - Du lịch phát triển mạnh, đặc biệt sau những năm 1990 nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước: mở cửa, hội nhập, liên kết với các công ti du lịch lữ hành quốc tế…. - Nước ta có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ: tài nguyên tự nhiên… tài nguyên nhân văn… - Chất lượng cuộc sống, nhất là mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên có khả năng thỏa mãn nhu cầu du lịch của một bộ phận dân cư. - Thu hút đầu tư cho ngành du lịch như: giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, cơ sở lưu trú, đầu tư tôn tạo nhiều di tích văn hóa lịch sử, khu giải trí trong cả nước… - Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ du lịch. - Các nguyên nhân khác (Việt Nam là điểm đến an toàn, tình hình chính trị ổn định…). 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 (3,0 đ) a. Đông Nam Bộ là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta: - Là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước: năm 2005 chiếm 55,6% tổng giá trị sản xuất CN của cả nước. - Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng: năm 2007: 65,1% tổng GDP vùng. - Là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước cao nhất trung bình trên 10%. - Là vùng có các trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước: + TPHCM: là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước với giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 120 tỉ đồng. + Có 3 TTCN lớn có giá trị từ trên 40 đến 120 tỉ đồng: Vũng Tàu; Biên Hòa; Thủ Dầu Một. - Có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, đầy đủ nhất cả nước. Có sự có mặt của nhiều ngành mà các vùng khác không có: công nghiệp dầu khí, công nghiệp sản xuất điện, đạm từ khí, luyện kim màu… - ĐNB là vùng có nhiều ngành CN đứng đầu cả nước: Điện khí lớn nhất cả nước như Phú Mỹ 1,2,3,4 (4164 MW), Bà Rịa (411 MW); CN dầu khí lớn nhất cả nước với trung tâm Bà Rịa – Vũng Tàu; CNCB LT-TP, CNSX hàng tiêu dùng lớn nhất cả nước: TPHCM, Biên Hòa… b. Vai trò của hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng SCL: - Mang lại phù sa màu mỡ, bồi đắp đồng bằng châu thổ. - Phát triển mạng lưới giao thong vận tải đường sông quan trọng. - Thoát lũ cho đồng bằng, dẫn nước tưới cho mùa khô, cải tạo đất phèn, đất mặn. - Vai trò khác: thủy sản, du lịch, nước sinh hoạt… 2,0 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 HẾT Trang 7/2 Lưu : Nếu thí sinh không trình bày được như đáp án nhưng v`n có những ý đúng, độc đáo thì giám khảo thống nhất cho điểm thưởng. Tuy nhiên, điểm thưởng + điểm phần thí sinh làm đúng đáp án không được quá số điểm quy định đối với từng câu. Trang 8/2 . VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN THI: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 03/10 /2013 (Đề thi gồm 02. 4b. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2/2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 Hướng dẫn chấm môn: ĐỊA LÍ Thời gian. nhiên năm 1995 (%) Tỉ suất sinh thô năm 2005 (‰) Tỉ suất tử thô năm 2005 (‰) Thế giới 1,5 21 9 Trong đó: - Châu Phi - Châu Á - Mĩ La-tinh - Bắc Mĩ - Châu Âu - Châu Đại Dương 2,8 1,7 1,9 0,7 -0 ,1

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w