Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Ngữ Văn (Năm học 2010 - 2011) - Có đáp án

3 350 1
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Ngữ Văn (Năm học 2010 - 2011) - Có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 * Môn thi: NGỮ VĂN * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh ? Câu 2: (8 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về "nói" và "làm" trong cuộc sống. Câu 3: (8 điểm) “Giá trị nghệ thuật của một tác phẩm truyện, trước hết được tạo nên bởi những chi tiết mới lạ có sức hấp dẫn người đọc.” (Lep Tônxtôi) Bằng những sáng tác của nhà văn Nam Cao và nhà vă n Vũ Trọng Phụng trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông, anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT (Gồm 01 trang) CHÍNH THỨC 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 * Môn thi: NGỮ VĂN * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng (1,0đ ) - Trình bày sạch đẹp, diễn đạt sáng tạo. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về nội dung (3,0đ) Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý chính sau: Hồ Chí Minh xem văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Khi viết, nhà văn luôn tự hỏi viế t cho ai, viết để làm gì, viết cái gì và viết như thế nào? (Các ý cần được diễn giải và có dẫn chứng minh họa) 3.Cách cho điểm Điểm 4: Trình bày tốt các yêu cầu trên Điểm 3: Nêu đủ các ý ở (2) nhưng còn hạn chế về kỹ năng trình bày, diễn đạt. Điểm 2: Trình bày được 2/3 ý; trình bày, diễn đạt chưa tốt. Điểm 1: Chỉ nêu được 1 ý; diễn đạt yếu. Câu 2: (8 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững cách làm bài văn nghị luận xã hội bàn về một hiện tượng đời sống. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. - Văn phong trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Giải thích: (2,0đ) - "Nói": Sự phát ngôn thành tiếng những suy nghĩ, quan điểm….của con ng ười. - "Làm": Hoạt động của con người. Ở đây, "làm" gắn liền với ý nghĩa chỉ hoạt động hiện thực hóa lời nói bằng hành vi cụ thể. Ý nghĩa: Mối quan hệ giữa "nói" và "làm". (Gồm 02 trang) CHÍNH THỨC 2 b. Bình luận: (6,0đ) - Trong cuộc sống, phẩm chất con người được biểu hiện qua nhiều yếu tố, nhưng "nói" và "làm" là hai yếu tố quan trọng. - "Nói" và "làm" vừa là phương tiện để con người tự bộc lộ mình, vừa là điều kiện để con người có thể xét đoán người khác. - "Nói" đi đôi với "làm" góp phần thể hiện đặc điểm, bản chất của mỗi con người; khi "nói" không đi đôi với "làm" (do hoàn cảnh khách quan tác động, hoặc do yếu tố chủ quan chi phối) đều là biểu hiện của sự "thất tín", là đáng bị chê trách, phê phán - Cuộc sống chỉ thật sự có giá trị và ý nghĩa khi "nói" và "làm" theo chuẩn mực đạo đức, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của con người và toàn xã hội. - Phương hướng rèn luyện của người viết (người làm bài) về "nói" và "làm" Lư u ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đáp ứng tốt cả về kĩ năng và kiến thức. Câu 3: (8 điểm) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, biết chọn và phân tích một số chi tiết nghệ thuật mới lạ có sức hấp dẫn trong truyện của Nam Cao và truyện của Vũ Trọng Phụng. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ , ngữ pháp. Bài viết có tính sáng tạo, thể hiện được chất giọng riêng, có vài đoạn hay, sâu sắc. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về lí luận văn học và những kiến thức về truyện của Nam Cao và Vũ Trọng Phụng, thí sinh cần phải đáp ứng được các ý cơ bản sau: 1. Giải thích: (4,0đ) - Gía trị nghệ thuật của một tác phẩm truyện là toàn bộ những thủ pháp nghệ thuật: lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật, sáng tạo tình huống, cốt truyện, kết cấu, lời kể, (1,0đ) - Chi tiết mới lạ có sức hấp dẫn người đọc là những chi tiết độc đáo, bất ngờ, có giá trị bước ngoặt đối với nhân vật và toàn bộ tác phẩm. Chi tiết này v ừa khẳng định tài năng của nhà văn, vừa góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm truyện. (3,0đ) 2. Chứng minh: (4,0đ) + Chọn và phân tích những chi tiết mới lạ có sức hấp dẫn người đọc trong truyện ngắn của Nam Cao: chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo, chi tiết bát cháo hành trong “Chí Phèo”; chi tiết Hộ khóc trong “Đời thừa”,… (2,0đ) + Chọn và phân tích mới lạ có sứ c hấp dẫn người đọc trong truyện của Vũ Trọng Phụng: chi tiết đưa đám ma, chi tiết cậu tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh trong “Số đỏ”,…… (2,0đ) 3. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. HẾT . và tên thí sinh: …………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 * Môn thi: NGỮ VĂN . thích và làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT (Gồm 01 trang) CHÍNH THỨC 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 * Môn thi: NGỮ VĂN *. - Nắm vững cách làm bài văn nghị luận xã hội bàn về một hiện tượng đời sống. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. - Văn phong trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo. -

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan