1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Đăk Lăk năm học 2011 - 2012 môn Lịch sử (Có đáp án)

6 377 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2011 -2012 MÔN: LỊCH SỬ 12 – THPT Thời gian: 180 phút (không kể phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 10/11/2011 Đề thi có 01 trang Câu 1. (3,0 điểm) Em hãy giải thích các thuật ngữ sau: Thuộc địa; thuộc địa – nửa phong kiến. Những sự kiện lịch sử nào giai đoạn 1858-1884 thể hiện Việt Nam từng bước trở thành nước thuộc địa – nửa phong kiến? Câu 2. (3,0 điểm) Do điều kiện cụ thể ở mỗi nước mà cách mạng tư sản nổ ra dưới các hình thức khác nhau, nhưng về bản chất đều là những cuộc cách mạng tư sản. Qua các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu đã học em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 3. (3,0 điểm) Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam từ 1858 – 1918 chia làm mấy giai đoạn? Nội dung chính của những giai đoạn đó? Câu 4. (4,0 điểm) Trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam 1919 –1930. Tại sao giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam? Câu 5. (4,0 điểm) Em hãy chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX. Câu 6. (3,0 điểm) Có đúng hay không khi cho rằng, khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là “Lục địa bùng cháy”? Vì sao? HẾT • Thí sinh không được sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh…………………… ……………… Số báo danh……… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH ĐẮK LẮK LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011 -2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ Câu 1. Em hãy giải thích các thuật ngữ sau: Thuộc địa; thuộc địa – nửa phong kiến. Những sự kiện lịch sử nào giai đoạn 1858-1884 thể hiện Việt Nam từng bước trở thành nước thuộc địa – nửa phong kiến? (3,0điểm) Thuộc địa: Nước bị thực dân xâm lược và thống trị, mất hoàn toàn quyền độc lập. (0,5 điểm) Thuộc địa – nửa phong kiến: Thực chất là nước thuộc địa, nhưng chế độ phong kiến được duy trì để làm tay sai cho thực dân trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân. (0,5 điểm) Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha chính thức nổ súng tấn công xâm lược nước ta. (0,25 điểm) Năm 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho thực dân Pháp nhiều quyền lợi (0,25 điểm) Năm 1874, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam (0,25 điểm) Năm 1883, triều đình Huế buộc phải kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hác Măng với nội dung của Hiệp ước này nước ta chính thức trở thành nước thuộc địa – nửa phong kiến. (0,5 điểm) Năm 1884, thực dân Pháp lại bắt triều đình Huế kí bản Hiệp ước mới Hiệp ước Pa-tơ-nốt nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn. (0,5 điểm) Như vậy, với những sự kiện lịch sử nêu trên Việt Nam từ một nước độc lập đã trở thành nước thuộc địa – nửa phong kiến. (0,25 điểm) Câu 2. Do điều kiện cụ thể ở mỗi nước mà cách mạng tư sản nổ ra dưới các hình thức khác nhau, nhưng về bản chất đều là những cuộc cách mạng tư sản. Qua các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu đã học em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. (3,0 điểm) Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản đã diễn ra mạnh mẽ để thiết lập một xã hội mới tiến bộ hơn.(0,5 điểm) Tiêu biểu là các cuộc cách mạng: Cách mạng tư sản Nê - đéc - lan (1566 ). Cách mạng tư sản Anh (1642). Cách mạng tư sản Mĩ (1776). Cách mạng tư sản Pháp (1789). Thống nhất Đức (1871). Thống nhất Italia (1871). Cải cách nông nô Nga (1861). Cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868). (0,75 điểm) Qua các cuộc cách mạng tư sản trên chúng ta thấy hình thức của các cuộc cách mạng tư sản khác nhau đó là hình thức nội chiến như CMTS Anh; giải phóng dân tộc như CMTS Nê-đéc-lan, CMTS Mĩ; vừa nội chiến vừa giải phóng dân tộc như CMTS Pháp; thống nhất đất nước Đức, Italia; cải cách duy tân ở Nga, Nhật Bản. (1,0 điểm) Tuy hình thức khác nhau nhưng các cuộc cách mạng đều có chung bản chất là mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn xã hội phong kiến. Vì vậy, mặc dù các hình thức khác nhau nhưng đều có chung bản chất nên các cuộc cách mạng này đều được xem là cách mạng tư sản.(0,75 điểm) Câu 3. Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam từ 1858 – 1918 chia làm mấy giai đoạn? Nội dung chính của những giai đoạn đó? (3,0 điểm) Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp từ 1858-1918 được chia làm 3 giai đoạn: 1858-1884, 1885-1896, đầu thế kỉ XX đến 1918. (0,5 điểm) Nội dung chính của các giai đoạn: (2,5 điểm) 1858-1884: Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược. Triều đình Huế đã cử các tướng lĩnh có tài chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Quân và dân ta chống trả quyết liệt. Tuy nhiên, do vua quan triều đình Huế thiếu ý chí quyết tâm, lại không có đường lối chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, vũ khí thô sơ , nên các vùng lãnh thổ Việt Nam lần lượt rơi vào tay Pháp. Cuối cùng triều đình Huế đã phải cắt đất cầu hòa, rồi đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của triều đình phong kiến nước ta trước thế lực xâm lăng là tư bản Pháp, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập. (1,0 điểm) 1885-1896: Giữa năm 1885, sau khi nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn, một phong trào yêu nước mới dưới khẩu hiệu “Cần vương” đã được phát động. Thực chất đây là phong trào chống xâm lược của nhân dân ta với mục tiêu giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước, theo hệ tư tưởng phong kiến. Bên cạnh phong trào Cần vương cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế diễn ra dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám làm cho thực dân Pháp mất ăn, mất ngủ Phong trào “Cần vương” thất bại nhưng đã để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (0,75 điểm) Đầu thế kỉ XX đến năm 1918 Từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mới của Việt Nam và thế giới. Nhiều hình thức và biện pháp cứu nước mới đã được đề xuất, biến thành cuộc vận động sôi nổi đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, trong khuôn khổ xã hội đầu thế kỉ XX, con đường cứu nước có tính chất tư sản ở Việt Nam đã không thể đi tới đích. Một bộ phận của phong trào (ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc ít người ) vẫn tiếp tục đi theo khuynh hướng cũ: vũ trang bạo động chống Pháp. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới. (0,75 điểm) Câu 4. Trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam 1919-1930. Tại sao giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam? (4,0 điểm) Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra lẻ tẻ và tự phát nhưng làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. Các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp và Trung Quốc năm 1920,1921 đã cổ vũ động viên công nhân Việt Nam hăng hái đấu tranh. (1,0 điểm) Năm 1922, công nhân ở Bắc Kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương; công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương bãi công. Tháng 8 năm 1925, công nhân cảng Ba son bãi công không chịu sửa chiến hạm Misơlê của Pháp, công nhân đòi tăng lương 20% sau 8 ngày bãi công nhà chức trách Pháp chấp nhận tăng lương 10%. Cuộc bãi công thắng lợi, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam.(1,0 điểm) Trong hai năm 1926–1927, đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân. Cuối năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hóa”, phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trên cả nước. trong hai năm 1928–1929 đã có tới 40 cuộc đấu tranh của công nhân tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng, tơ Nam Định, xe lửa Trường Thi, AVIA Hà Nội, đồn điền cao su Phú Riềng Các cuộc bãi công đó không chỉ giới hạn trong phạm vi một nhà máy, một địa phương, một ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.(1,0 điểm) Giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp lãnh đạo của cách mạng vì: Ngoài đặc điểm chung của công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng: chịu 3 tầng áp bức (đế quốc, phong kiến, tư sản bản xứ), có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, được trang bị lí luận cách mạng vô sản (chủ nghĩa Mác – Lênin) trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng tiến bộ của thời đại.(1,0 điểm) Câu 5. Em hãy chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX. (4,0 điểm) Đầu thế kỉ XX, khi lá cờ yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến không còn hấp dẫn với người dân yêu nước; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiếp tục diễn ra gay gắt quyết liệt với những con đường cứu nước mới. (0,5 điểm) Con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước với các phong trào như Đông du, Duy tân, Đông kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can đã dấy lên phong trào yêu nước mạnh mẽ thu hút khối lượng lớn nhân dân tham gia. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã bị thất bại. (0,5 điểm) Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong thập niên đầu của thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân và binh lính. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế, binh lính Thái Nguyên Các cuộc đấu tranh này tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, mất phương hướng bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. (0,5 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh yêu nước tiếp tục diễn ra mạnh mẽ thu hút đông đảo nhân dân tham gia, giai cấp tư sản đã thành lập chính đảng “Việt Nam Quốc dân đảng” để lãnh đạo phong trào đấu tranh, cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) đã chấm dứt vai trò của giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản diễn ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng phân hóa thành hai bộ phận trong đó một bộ phận chủ yếu đã đứng về con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản. (0,5 điểm) Song song với phong trào yêu nước của giai cấp tư sản, phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản đã thành lập được chính đảng vô sản “Đảng Cộng sản Việt Nam” với đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thăng lợi này đến thắng lợi khác. (0,5 điểm) Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX. (0,5 điểm) Câu 6. Có đúng hay không khi cho rằng, khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là “Lục địa bùng cháy”? Vì sao? (4,0 điểm) Khu vực Mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai được cho là “Lục địa bùng cháy” hoàn toàn đúng.(0,5 điểm) Vì: Sau chiến tranh thế giới thứ II, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ Latinh thành “Sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Đồng thời các nước Mĩ Latinh bắt đầu giấy lên một cao trào dân chủ chống đế quốc, chống thế lực độc tài trong nước và chống sự phụ thuộc vào các độc quyền Mĩ. (0,75 điểm) Vào nửa sau những năm 50 của thế kỷ XX, cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ La- tinh bước vào giai đoạn mới. Dưới sức ép của nhân dân, các chế độ quân sự ở Pê-ru (1956), Cô-lôm-bi-a (1957), Vê-nê-xu-ê-na (1958) bị lật đổ. Tiêu biểu là cách mạng Cuba giành thắng lợi (1959). (0,75 điểm) Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, năm 1961 Mĩ đề xướng tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” để lôi kéo các nước Mĩ Latinh. Cũng vì thế, từ những thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực ngày càng phát triển và thu nhiều thắng lợi. Trong những năm 60, các quốc đảo ở Caribê lần lượt giành độc lập đến năm 1983 vùng Caribê đã có 13 quốc gia độc lập. (1,0 điểm) Cùng với các hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Mĩ Latinh chính quyền độc tài ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thiết lập. Toàn bộ lục địa Mĩ Latinh trở thành mặt trận chống đế quốc và độc tài, được ví như “Lục địa bùng cháy”.(1,0 điểm) HẾT . DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2011 -2 012 MÔN: LỊCH SỬ 12 – THPT Thời gian: 180 phút (không kể phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 10/11 /2011 Đề thi có 01 trang Câu. LẮK LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011 -2 012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ Câu 1. Em hãy giải thích các thuật ngữ sau: Thuộc địa; thuộc địa – nửa phong kiến. Những sự kiện lịch sử nào giai đoạn 185 8-1 884 thể. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh ………………… ……………… Số báo danh……… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH ĐẮK LẮK LỚP 12

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w