1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi chọn đội tuyển dự thi Quốc Gia THPT năm 2014 tỉnh Đăk Lăk môn văn

4 2,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 222,34 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm 01 trang) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể giao đề) Câu 1 (8 điểm): Karl Marx nói: “Thực tế đã chứng minh rằng người hạnh phúc nhất chính là người làm cho người khác hạnh phúc”. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy phát biểu quan niệm của mình về hạnh phúc. Câu 2 (12 điểm ): Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp”. Anh/chị hãy cảm nhận và so sánh vẻ đẹp khác nhau của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhân vật ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” để làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh…………………… ……………… Số báo danh……… - 1 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn này gồm 3 trang) I. YÊU CẦU CHUNG 1. Nắm được kiến thức cơ bản chương trình Ngữ văn THPT. 2. Vận dụng tốt các kỹ năng làm văn Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học để giải quyết các yêu cầu cụ thể. 3. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, bố cục mạch lạc, văn giàu hình ảnh và cảm xúc, khuyến khích sự sáng tạo mới mẻ trong ý tưởng và diễn đạt. II. YÊU CẦU CỤ THỂ ( Đáp án và biểu điểm) Câu 1. (8 điểm) Các ý chính cần đạt : 1. Giới thiệu vấn đề quan niệm về hạnh phúc, dẫn câu trích. ( 1 điểm) 2. Giải thích câu nói của Karl Marx ( 3 điểm ) - Hạnh phúc là cảm giác sung sướng, thỏa mãn khi được đáp ứng những nhu cầu chính đáng về vật chất hoặc tinh thần. Cần chú ý phân biệt hạnh phúc với sự thỏa mãn. Hạnh phúc là một trạng thái tinh thần cao quý của con người. - Vì sao “Người hạnh phúc nhất là người làm cho người khác hạnh phúc” ? Có nhiều con đường để đạt đến hạnh phúc, trong đó, sự dâng hiến là một con đường. Khi ta đem lại hạnh phúc, niềm vui đến cho người khác thì ta cũng được thỏa mãn, sung sướng về mặt tinh thần, tình cảm. - Thực tế đã có nhiều vĩ nhân, anh hùng dân tộc, các nhà khoa học .v.v đã có niềm hạnh phúc lớn lao khi cống hiến cho xã hội, cho nhân loại. - Câu nói của Marx đã nhấn mạnh yêu cầu để con người có hạnh phúc nhất, đó là sự dâng hiến, chia sẻ,“ làm cho người khác hạnh phúc”. Đây là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc, cần được học tập và phát huy. 3. Quan niệm về hạnh phúc ( 3 điểm ) - Hạnh phúc là một giá trị tinh thần cao quý cần phải biết trân trọng, dày công tìm kiếm, vun đắp. - Để có hạnh phúc chân chính, con người phải phấn đấu, vươn lên trên mọi mặt của cuộc sống để thỏa mãn những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của mình. - Quan trọng hơn là mỗi người phải biết dâng hiến cho xã hội, cống hiến cho đất nước, phải biết giúp đỡ, yêu thương, san sẻ , đem đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Như thế , ta mới là người hạnh phúc nhất. 4. Kết luận chung ( 1 điểm) - 2 - Câu 2. (12 điểm), ý chính cần đạt: 1. Giới thiệu Nguyễn Tuân – nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, dẫn câu trích. Giới thiệu nhân vật Huấn Cao và ông lái đò trong hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân ở hai thời kỳ sáng tác. ( 1,0 điểm) 2. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi : ( 2,0 điểm) - Bản chất của nghệ thuật là phát hiện và thể hiện cái đẹp của cuộc sống. - Nguyễn Tuân là nhà văn luôn khát khao đi tìm cái đẹp trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Đó là cái đẹp của thiên nhiên đất nước, cái đẹp của những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc. Đặc biệt là cái đẹp của con người. - Tuy nhiên, quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người ở mỗi thời kỳ có những nét khác nhau. Điều đó thể hiện qua hai nhân vật Huấn Cao và ông lái đò. 3. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao. (2,5 điểm) - Giới thiệu tác phẩm Chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao - Vẻ đẹp tài hoa - Vẻ đẹp khí phách - Vẻ đẹp thiên lương - Ý nghĩa của nhân vật - Nghệ thuật xây dựng nhân vật 4. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật ông lái đò (2,5 điểm ) - Giới thiệu về tùy bút Người lái dò sông Đà và nhân vật ông lái đò. - Vẻ đẹp ngoại hình - Vẻ đẹp tài hoa, trí dũng - Vẻ đẹp tâm hồn giản dị, khiêm tốn - Tình cảm của tác giả đối với ông lái đò - Nghệ thuật xây dựng nhân vật 5. So sánh hai nhân vật ( 3,0 điểm) - Hai nhân vật của hai tác phẩm ở hai thời kỳ sáng tác khác nhau: trước và sau Cách mạng tháng Tám. - Trước cách mạng, là một nhà văn lãng mạn, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ một thời nay chỉ còn vang bóng. Vì vậy, nhân vật Huấn Cao được xây dựng để thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và đem cái đẹp đó đối lập với cái tầm thường, dung tục, giả dối của cuộc đời. - Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã trở thành một nghệ sĩ lớn của nhân dân, hòa mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Ông đi tìm cái đẹp trong cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân. Vì vậy, vẻ đẹp của nhân vật ông lái đò là vẻ đẹp bình dị, vô danh của người lao động trong cuộc đời mới. - 3 - - Do đặc điểm thể loại, nhân vật Huấn Cao là nhân vật truyện ngắn, tuy dựa vào nguyên mẫu trong quá khứ nhưng chủ yếu do nhà văn hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo. Nhân vật ông lái đò là nhân vật tùy bút, chủ yếu dựa vào quan sát và cảm nhận thực tế của nhà văn. 6. Kết luận chung ( 1,0 điểm) Thí sinh có thể triển khai bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý chính cần đạt của bài. HEÁT . VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm 01 trang) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể giao đề) Câu. - 1 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn này gồm 3 trang) I. YÊU CẦU. trình Ngữ văn THPT. 2. Vận dụng tốt các kỹ năng làm văn Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học để giải quyết các yêu cầu cụ thể. 3. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, bố cục mạch lạc, văn giàu

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN