UBND HUYỆN CHÂU ĐỐC PHÒNG GD VÀ ĐT CHÂU ĐỐC ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 03 trang Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: (10,0 điểm) Câu 1: Cho hai điện trở, 1 R = 30Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và 2 R = 50Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm 1 R nối tiếp 2 R là: A. 90V. B. 100V. C. 120V. D. 210V. Câu 2: Có bao nhiêu cách mắc ba bóng đèn giống nhau thành đoạn mạch có điện trở tương đương khác nhau ? A. 3 cách. B. 6 cách. C. 5 cách. D. 4 cách. Câu 3: Mắc điện trở R 1 vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị I 1 . Thay điện trở R 1 bởi điện trở R 2 thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I 2 . Biết I 1 = 2I 2 . Mối liên hệ giữa R 1 và R 2 là: A. 1 R = 2 R . 1 R = 2R. C. 1 R = 2 R 2 . D. 2 R = 1 R 2 . Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ, U không đổi. Để đèn sáng mạnh hơn thì phải dịch chuyển con chạy C về phía A. gần M, để chiều dài dây dẫn của biến trở giảm. B. gần M, để chiều dài phần dây dẫn có dòng điện chạy qua giảm. C. gần M, để hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở tăng. D. gần M, để hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và hai đầu biến trở cùng tăng. Câu 5: Cho mạch điện gồm 2 điện trở song song mắc nối tiếp với điện trở còn lại. Biết R 2 = R 3 = r và R 1 = 2r. Điện trở tương đương R AB của mạch điện là: A. R AB = 4r/3. B. R AB = 2r. C. R AB = r. D. R AB = 4r. Câu 6: Một dây dẫn đồng chất, chiều dài l , tiết diện S có điện trở là 12 Ω được gập đôi thành dây dẫn mới có chiều dài l /2. Điện trở của dây dẫn mới này có trị số: A. 6 Ω . B. 2 Ω . C. 12 Ω . D. 3 Ω . Câu 7: Một cuộn dây dẫn bằng đồng có khối lượng 0,5kg và dây dẫn có tiết diện dây 1mm 2 . Biết rằng đồng có khối lượng riêng 8900kg/m 3 và điện trở suất của đồng là 1,7.10 -8 Ω .m. Điện trở của cuộn dây là bao nhiêu? A. 96 Ω . B. 0,96 Ω . C. 56 Ω . D. 76 Ω . Câu 8: Một dây nhôm đồng chất tiết diện đều, dài 5m được cắt làm hai đoạn. Đoạn thứ nhất dài l 1 = 3m, đoạn thứ hai dài l 2 = 2m. Biết điện trở dây nhôm là 1 Ω . Tính điện trở của mỗi đoạn dây? A. R 1 = 0,5 Ω ; R 2 = 0,5 Ω . B. R 1 = 0,6 Ω ; R 2 = 0,4 Ω . C. R 1 = 0,7 Ω ; R 2 = 0,3 Ω . D. R 1 = 0,8 Ω ; R 2 = 0,2 Ω . Câu 9: Nếu đồng thời tăng cường độ dòng điện và thời gian dòng điện qua một dây dẫn 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó tăng bao nhiêu lần? A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 8 lần. D. tăng 16 lần. Câu 10: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = 16 cm, A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA. Ảnh A’B’ của AB cách thấu kính 6cm. Vật AB phải đặt cách thấu kính một khoảng là bao nhiêu ? A. 9,6 cm. B. 12 cm. C. 22 cm. D. 16 cm. Câu 11: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào ? A. Cùng hướng với dòng điện. B. Cùng hướng với đường sức từ. C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ. D. Không có lực điện từ. Câu 12: Biến trở được quấn bằng dây hợp kim Constantan có điện trở suất 0,5.10 -6 Ω m, tiết diện tròn có chiều dài 1,8m. Biết rằng khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu của biến trở là 4,8V thì dòng điện chạy qua biến trở có cường độ là 1,5A. Hỏi đường kính d của dây là bao nhiêu? A. d = 0,598 mm. B. d = 0,598 cm. C. d = 0,598 m. D. d = 0,598 dm. Câu 13: Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ. B. Chỉ xảy ra hiện tượng phản xạ. C. Có thể đồng thời xảy ra hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ. D. Không thể đồng thời xảy ra hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ. Câu 14: Các đường sức từ của một ống dây có dòng điện một chiều không đổi chạy qua có chiều: A. từ cực Bắc đến cực Nam ở ngoài ống dây. B. từ cực Bắc đến cực Nam ở trong lòng ống dây. C. từ cực Nam đến cực Bắc ở ngoài ống dây. D. từ cực Nam đến cực Bắc địa lí. Câu 15: Chiếu một tia sáng vào một thấu kính phân kì. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu: A. tia tới song song với trục chính. B. tia tới có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính. C. tia tới bất kì. D. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính. Câu 16: Chỉ ra câu sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ. A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn. B. Ảnh của cây nến trên màn có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến. C. Ảnh của cây nến trên màn có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo. D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến. Câu 17: Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 5 Ω thì công suất hao phí trên đường dây tải điện là 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện là bao nhiêu? A. 5kV. B. 10kV. C. 15kV. D. 20kV. Câu 18: Dòng điện cảm ứng xoay chiều không xuất hiện khi nào? A. Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm. B. Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. C. Cả cuộn dây và nam châm quay cùng chiều, cùng vận tốc. D. Cuộn dây và nam châm chuyển động tịnh tiến ngược chiều nhau. Câu 19: Một bếp điện có hai dây điện trở: R 1 = 20 Ω ; R 2 = 40 Ω được dùng để đun sôi một ấm nước. Nếu chỉ dùng dây có điện trở R 1 thì thời gian cần thiết để đun sôi là t 1 = 20 phút. Nếu chỉ dùng dây có điện trở R 2 thì thời gian cần thiết để đun sôi nước là bao nhiêu ? (Biết hiệu điện thế U không đổi). A. 20 phút. B. 25 phút. C. 30 phút. D. 40 phút. Câu 20: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, A nằm trên trục chính. Thấu kính này cho một ảnh thật lơn gấp hai lần vật và cách thấu kính 30cm. Hỏi tiêu cự của thấu kính hội tụ là bao nhiêu ? A. 30 cm. B. 15 cm. C. 10 cm. D. 5 cm. HẾT Họ và tên thí sinh: ………………………….…… SBD: ……………… Phòng thi:……………. Chữ ký giám thị 1:………………………….…… Chữ ký giám thị 2: ………………………… UBND HUYỆN CHÂU ĐỐC PHÒNG GD VÀ ĐT CHÂU ĐỐC ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Đáp án C D C B C D B B C A Câu Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Đáp án D A C A B C B C D C UBND HUYỆN CHÂU ĐỐC PHÒNG GD VÀ ĐT CHÂU ĐỐC ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) BÀI 1: (10 điểm) Xác định điện trở - Một vôn kế (một chiều) - Một Ampe kế (một chiều) - Một biến trở - Hai điện trở chưa biết giá trị - 10 đoạn dây nối - Một khoá K - Nguồn điện một chiều - Bảng lắp mạch điện. Với các dụng cụ đã cho em hãy tiến hành thí nghiệm xác định giá trị của mỗi điện trở: - Vẽ sơ đồ mạch điện. - Nêu các bước tiến hành. - Tiến hành thí nghiệm, thay đổi hiệu điện thế ba lần. - Lập bảng kết quả thí nghiệm và trình bày kết quả đo. * Lưu ý: Sử dụng cùng lúc hai điện trở trong một mạch điện. BÀI 2: (10 điểm) Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật - 1 lực kế có GHĐ 3N - 1 cốc nhựa có giá treo - 1 khối kim loại - 1 bình chia độ - Ca đong có thang chia độ - 1 giá thí nghiệm - 1 cốc thủy tinh có GHĐ 500ml chứa nước - 1 ống hút Với các dụng cụ trên, em hãy tiến hành thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật theo các yêu cầu sau: a) Đo lực đẩy Ác – si- mét. b) Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. - Mỗi thí nghiệm thực hiện 3 lần ở các mức nước khác nhau - Nêu các bước tiến hành thí nghiệm - Lập bảng số liệu, tính giá trị trung bình So sánh kết quả đo FA và P, nhận xét và rút ra kết luận. HẾT UBND HUYỆN CHÂU ĐỐC PHÒNG GD VÀ ĐT CHÂU ĐỐC ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Hướng dẫn chấm chung phần thực hành - Giám khảo để thí sinh tự lắp ráp dụng cụ. - Giám khảo kiểm tra sau khi thí sinh đã mắc xong. - Nếu thí sinh mắc đúng thì cho thí sinh bắt đầu tiến hành thí nghiệm. - Nếu thí sinh mắc sai : + Giám khảo –1 điểm và yêu cầu thí sinh mắc lại. + Nếu sau khi mắc lần 2 mà thí sinh vẫn sai thì giám khảo cho điểm 0 bài thực hành này. - Nếu thí sinh mắc mạch điện xong hoặc mắc sai, không báo giám khảo mà tự ý đóng khóa K làm hỏng dụng cụ thì loại không cho thí sinh tiếp tục thi. - Nếu thí sinh lúc đầu chưa biết thao tác tiến hành thí nghiệm, do nhìn bạn mà biết cách tiến hành, sau đó làm đủ, đúng thì chỉ cho điểm thao tác tối đa là 1/2 điểm của bài thực hành đó. Bài 1: 7,0 điểm Thao tác đúng Điểm tối đa 1. Mắc đúng mạch điện: 2 điện trở song song.hoặc nối tiếp, các vôn kế, ampe kế đúng vị trí. 1,0đ 2. Khóa K ở vị trí mở. 0,5đ 3. Đóng khóa K đọc số chỉ của vôn kế. 1,5đ 4. Đóng khóa K đọc số chỉ của ampe kế. 1,5đ 5. Thao tác nhanh gọn, chính xác, ghi số liệu khoa học. 1,0đ 6. Phân bố thời gian hợp lý cho toàn quá trình thí nghiệm. 0,5đ 7. An toàn thiết bị và cá nhân, chú ý tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong quá trình thí nghiệm. 0,5đ 8. Thu dọn và sắp xếp lại thiết bị sau khi lấy số liệu. 0,5đ Bài 2: 7,0 điểm Thao tác đúng Đo lực đẩy Ác-si-mét Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật 1. Lắp đúng giá thí nghiệm. 0,5đ 2. Treo vật vào lực kế thẳng đứng. 0,5đ 3. Đọc số chỉ của lực kế khi vật đặt trong không khí. 0,75đ 4. Đọc số chỉ của lực kế khi vật đặt trong trong nước. 0,75đ 5. Đọc thể tích nước lúc đầu. 0,75đ 6. Đọc thể tích nước lúc sau. 0,75đ 7. Đo trọng lượng của cốc không có nước. 0,75đ 8. Đo trọng lượng của nước có thể tích bằng thể tích của vật. 1,5 13. Trật tự, vệ sinh. 0,75đ II. Hướng dẫn chấm bài tường trình Bài 1: 3,0 điểm Nội dung Điểm số 1. Vẽ đúng sơ đồ mạch điện. 1,0 2. Nêu được các bước tiến hành. 0,5 3. Bảng kết quả đủ cột, hợp lí, có đúng số liệu 3 lần đo I và U. 0,5 4. Tính đúng kết quả trung bình của mỗi điện trở, sai số không quá 5%. (sai số hơn 5% - 0,25đ; trên 10% không cho điểm) 1,0 Bài 2: 3,0 điểm Nội dung Điểm số 1. Nêu được các bước tiến hành thí nghiệm. 0,5 2. Bảng kết quả đo P; F; F A , giá trị trung bình của F A. 0,5 3. Bảng số liệu các lần đo thể tích. 0,75 4. Bảng số liệu đo trọng lượng của cốc không, đo trọng lượng của cốc và nước, trọng lượng phần nước bị vật chiếm chổ. 0,75 5. So sánh kết quả đo P N và F A. 0,25 6. Nhận xét và rút ra kết luận. 0,25 HẾT DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ Bài 1: Đối với mỗi học sinh: - Một vôn kế (một chiều) - Một Ampe kế (một chiều) - Một biến trở - Hai điện trở chưa biết giá trị - 10 đoạn dây nối - Một khoá K - Nguồn điện một chiều - Bảng lắp mạch điện. Bài 2: Đối với mỗi học sinh: - 1 lực kế có GHĐ 3N - 1 cốc nhựa có giá treo - 1 khối kim loại - 1 bình chia độ - Ca đong có thang chia độ - 1 giá thí nghiệm - 1 cốc thủy tinh có GHĐ 500ml chứa nước - 1 ống hút . CHÂU ĐỐC ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 03 trang . VÀ ĐT CHÂU ĐỐC ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu. CHÂU ĐỐC ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Hướng