UBND TỈNH AN GIANG SỞ GD VÀ ĐT AN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 02 trang Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: (10 điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nam châm vĩnh cửu A. Nam châm hút được các kim loại. B. Mỗi nam châm có hai cực: cực dương và cực âm. C. Khi bẻ gãy một thanh nam châm, ta có thể tách hai cực của thanh nam châm ra khỏi nhau. D. Các cực khác tên thì hút nhau. Câu 2: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Kính lúp có tiêu cự là A. 5mm. B. 5cm. C. 5m. D. 5đm. Câu 3: Một bàn là sử dụng trong 15 phút thì tiêu thụ điện năng là 540kJ. Công suất điện của bàn là A. 36W. B. 120W. C. 36000W. D. 600W. Câu 4: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm. Ảnh A ’ B ’ tạo bởi thấu kính ngược chiều với vật và lớn hơn vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính có thể là A. 15cm. B. 12cm. C. 24cm. D. 10cm. Câu 5: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV, công suất 200kW. Công suất điện hao phí trên đường dây tải điện bằng 8% công suất phát. Điện trở của dây dẫn là A. 8 Ω . B. 0,0016 Ω . C. 1,6 Ω . D. 16 Ω . Câu 6: Dây dẫn có dòng điện I đặt trong từ trường của nam châm như hình vẽ. Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn là A. Phương vuông góc với trang giấy, chiều hướng vào trong. B. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên. C. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống. D. Phương vuông góc với trang giấy, chiều hướng ra ngoài. Câu 7: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết: A. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. B. Điện năng mà gia đình sử dụng. C. Thời gian sử dụng điện của gia đình. D. Công suất điện mà gia đình sử dụng. Câu 8: Chọn câu trả lời sai: Một dây dẫn có chiều dài l = 3m, điện trở 3 Ω , được cắt thành hai đoạn có chiều dài lần lượt là 1 2 2 ; 3 3 l l l l= = và có điện trở tương ứng R 1 , R 2 thỏa: A. Điện trở tương đương của R 1 mắc nối tiếp với R 2 là 3 nt R = Ω . B. Điện trở tương đương của R 2 mắc song song với R 2 là 3 2 ss R = Ω . C. R 1 = 1 Ω . D. R 2 = 2 Ω . Câu 9: Một dây nhôm có điện trở 1,4 Ω , tiết diện 1mm 2 , điện trở suất 8 2,8.10 m ρ − = Ω . Chiều dài của dây nhôm là A. 10m. B. 5m. C. 50m. D. 0,5m. Câu 10: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào: A. Chiều đường sức từ qua dây dẫn. B. Chiều của dòng điện qua dây dẫn. C. Chiều chuyển động của dây dẫn. D. Chiều của dòng điện qua dây dẫn và chiều đường sức từ qua dây dẫn. Câu 11: Có hai điện trở R 1 và R 2 mắc song song, biết R 1 > R 2 > 0. Gọi R là điện trở tương đương thì: A. R 1 > R > R 2 > 0. B. R > R 2 > 0. C. R >R 1 > R 2 > 0. D. R 1 > R 2 > R > 0. Câu 12: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ cách thấu kính 20cm, thấu kính có tiêu cự 20cm, ảnh qua thấu kính là A. ảnh thật cách thấu kính 20cm. B. ảnh thật cách thấu kính 10cm. C. ảnh ảo cách thấu kính 10cm. D. ảnh ảo cách thấu kính 20cm. Câu 13: Hai dây đồng chất lần lượt có chiều dài và tiết diện gấp đôi nhau 1 2 1 2 ( 2 ; 2 )l l S S= = . Nếu cùng mắc chúng vào nguồn điện có cùng hiệu điện thế U trong cùng một khoảng thời gian thì A. Q 1 = 4Q 2 . B. Q 1 = Q 2 . C. 2 1 Q Q = 2 . D. Q 1 = Q 2 . Câu 14: Ảnh của vật mà mắt quan sát được hiện trên màng lưới của mắt là A. ảnh thật, nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. ảnh ảo, lớn hớn vật. D. ảnh thật, lớn hơn vật. Câu 15: Vật thật ỏ trước thấu kính phân kỳ bao giờ cùng cho ảnh A. ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. B. thật, cùng kích thước với vật. C. thật, ngược chiều vật, lớn hơn vật. D. ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Câu 16: Xét đường đi của tia sáng qua thấu kính, thấu kính ở hình nào là thấu kính phân kỳ? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 4. B. Hình 3. C. Hình 2. D. Hình 1. Câu 17: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào? A. Mắt cận, đeo kính hội tụ. B. Mắt lão, đeo kính phân kỳ. C. Mắt cận, đeo kính phân kỳ. D. Mắt lão, đeo kính hội tụ. Câu 18: Nam châm điện có cấu tạo gồm: A. Cuộn dây có lõi là một thanh nam châm. B. Cuộn dây có lõi là một thanh sắt non. C. Cuộn dây có lõi là một thanh thép. D. Cuộn dây không có lõi. Câu 19: Mạch điện gồm hai điện trở R 1 = 5 Ω , R 2 = 10 Ω mắc song song, cường độ dòng điện qua R 2 là 2A, cường độ dòng điện qua mạch chính là A. I = 6A. B. I = 10A. C. I = 4A. D. I = 8A. Câu 20: Mắc nối tiếp hai điện trở có giá trị lần lượt là R 1 = 8 Ω và R 2 = 12 Ω vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế 4,8V. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R 1 là A. 2,4V. B. 0,24V. C. 1,92V. D. 2,88V. HẾT Họ và tên thí sinh: ………………………….…… SBD: ……………… Phòng thi:……………. Chữ ký giám thị 1:………………………….…… Chữ ký giám thị 2: ………………………… UBND TỈNH AN GIANG SỞ GD VÀ ĐT AN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 02 trang Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B D A C A B B C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D C B A D A C B A C UBND TỈNH AN GIANG SỞ GD VÀ ĐT AN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Bài 1: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ (10,0 điểm) Dụng cụ thí nghiệm: - 1 trục quang học. - 1 thấu kính hội tụ. - 1 tấm chắn sáng có khe hình chữ F hoặc L. - 1 màn hứng ảnh. - 1 nguồn sáng. Với các dụng cụ trên, em hãy tiến hành thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ theo các yêu cầu sau: - Nêu tóm tắt các bước tiến hành thí nghiệm. Công thức tính tiêu cự. - Tiến hành thí nghiệm 3 lần, lập bảng kết quả thí nghiệm và trình bày kết quả đo. - Trường hợp không có nguồn sáng (đèn chiếu), em hãy đề xuất một phương án thí nghiệm khác để xác định tiêu cự của thấu kính trên. Bài 2: Xác định giá trị điện trở R (10,0 điểm) Dụng cụ thí nghiệm - 1 bảng điện. - 2 điện trở: một điện trở mẫu R 0 = 10 Ω , một điện trở R chưa biết giá trị. - 2 vôn kế (một chiều). - 1 nguồn điện một chiều 3V – 12V. - 1 ngắt điện. - các dây nối. Với các dụng cụ trên, em hãy tiến hành thí nghiệm xác định giá trị của điện trở R theo các yêu cầu sau: - Vẽ sơ đồ mạch điện. - Nêu các bước tiến hành thí nghiệm. Công thức tính giá trị điện trở R. - Tiến hành thí ngiệm, thay đổi hiệu điện thế nguồn trong 3 lần đo. Lập bảng kết quả thí nghiệm, và trình bày kết quả đo. HẾT Họ và tên thí sinh: ………………………… SBD:…………….Phòng thi:……………………………. Chữ ký giám thị 1: ………………………….Chữ ký giám thị 2: ………………….………………… UBND TỈNH AN GIANG SỞ GD VÀ ĐT AN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) A. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THỰC HÀNH I. Hướng dẫn chung chấm phần thực hành: - Giám khảo để thí sinh tự lắp ráp dụng cụ. - Giám khảo kiểm tra lại sau khi thí sinh đã mắc xong. - Nếu thí sinh mắc đúng thì cho đóng khóa K, thí sinh bắt đầu làm thí nghiệm. - Nếu thí sinh mắc sai: + Giám khảo -1 điểm và cho thí sinh tự mắc lại. (Giám khảo không được hướng dẫn gì thêm). + Nếu sau khi mắc lần thứ 2, thí sinh vẫn sai, thì giám khảo cho điểm 0 bài thực hành này. - Nếu thí sinh mắc sai, không báo giám khảo và đóng khóa K làm hỏng dụng cụ thì loại không cho thí sinh tiếp tục thi. II. Hướng dẫn chấm điểm thao tác: Bài 1: 7,0 điểm Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm 1. Bố trí đúng các dụng cụ. 1,0đ 2. Dịch chuyển thấu vật sáng, màn ảnh và thấu kính. 1,0đ 3. Đo chiều cao vật, ảnh. 1,0đ 4. Lặp lại bước 2 và 3 thêm 2 lần nữa. 1,0đ 5. Thao tác nhanh gọn, chính xác, ghi số liệu khoa học. 1,0đ 6. Phân bố thời gian hợp lý cho toàn quá trình thí nghiệm. 1,0đ 7. An toàn thiết bị và cá nhân, chú ý tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong quá trình thí nghiệm. 0,5đ Thu dọn và sắp xếp lại thiết bị sau khi lấy số liệu. 0,5đ Bài 2: 7,0 điểm Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm 1. Mắc đúng mạch điện: 2 điện trở nối tiếp; 2 vôn kế đo hiệu điện thế của hai điện trở, khóa k mở. 2,0đ 2. Đóng khóa K đọc số chỉ của 2 vôn kế. 1,0đ 3. Thay đổi hiệu điện thế, lặp lại bước 2 thêm 2 lần nữa. 1,0đ 4. Thao tác nhanh gọn, chính xác, ghi số liệu khoa học. 1,0đ 5. Phân bố thời gian hợp lý cho toàn quá trình thí nghiệm. 1,0đ 6. An toàn thiết bị và cá nhân, chú ý tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong quá trình thí nghiệm. 0,5đ Thu dọn và sắp xếp lại thiết bị sau khi lấy số liệu. 0,5đ B. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI TƯỜNG TRÌNH Bài 1: 3,0 điểm Nội dung Điểm tối đa Điểm chấm 1. Dựng ảnh, vật cách thấu kính 2f. 0,5đ 2. Nêu đúng 2 bước tiến hành: dịch chuyển chuyển vật và màn ảnh, đo chiều cao vật và ảnh. 0,5đ 3. Công thức tính tiêu cự: ' 4 d d f + = 0,25đ 4. Bảng kết quả đủ cột, hợp lý, có đúng số liệu 3 lần đo d và d ’ 0,25đ 5. Kết quả f của 3 lần đo và giá trị trung bình. 0,5đ 6. Phương án khác: Trường hợp không có nguồn điện và đèn chiếu. - Hướng thấu kính ra ngoài cửa sổ, dịch chuyển màn để thu được ảnh rõ nét của một vật ở xa. - Đo khoảng cách từ thấu kính đến màn, suy ra: f = d ’ (Thí sinh làm theo phương án khác nếu đúng vẫn cho đủ điểm) 1,0đ Bài 2: 3,0 điểm Nội dung Điểm tối đa Điểm chấm 1. Vẽ đúng sơ đồ mạch điện. 1,0đ 2. Công thức tính điện trở: 1 2 2 0 0 1 U U U R R R R U = ⇒ = 0,5đ 3. Bảng kết quả đủ cột, hợp lý, có đúng số liệu 3 lần đo U 1 và U 2 0,75đ 4. Kết quả R của 3 lần đo và giá trị trung bình. 0,75đ . AN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 02 trang . CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 02 trang Câu. THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) A. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THỰC