1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi vật lý 9 - Đề học sinh giỏi sưu tầm bồi dưỡng (59)

9 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 602 KB

Nội dung

UBND HUYỆN PHÚ TÂN PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚ TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 02 trang Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: (10,0 điểm) Câu 1: Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 36V thì dòng điện chạy qua mạch có cường độ 4A, người ta làm giảm cường độ dòng điện xuống còn 1,5A bằng cách nối thêm vào mạch một điện trở R x . Giá trị của R x là: A. 9Ω. B. 5,4Ω. C. 15Ω. D. 24Ω Câu 2: Chọn câu trả lời sai : Một dây dẫn có chiều dài ℓ = 3m, điện trở R = 3Ω , được cắt thành hai dây có chiều dài lần lượt là ℓ 1 = ℓ /3, ℓ 2 = 2ℓ/3và có điện trở tương ứng là R 1, R 2 thoả: A. R 1 = 1 Ω. C. Điện trở tương đương của R 1 mắc song song với R 2 là R SS = 3/2. B. R 2 = 2 Ω. D. Điện trở tương đương của R 1 mắc nối tiếp với R 2 là R nt = 3 Ω. Câu 3: Có hai dây dẫn cùng chất, dây thứ nhất dài l 1 = 200m, tiết diện S 1 = 1mm 2 thì có điện trở R 1 = 5,6Ω. Dây thứ hai có tiết diện S 2 = 2mm 2 và điện trở R 2 = 16,8Ω thì có chiều dài l 2 là. A. 2 l = 600m . B. 2 l = 800m . C. 2 l = 1200m . D. 2 l = 1000m Câu 4: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Điều nào sao đây là đúng nhất ? A. OA = 2f B. OA > f C. OA < f D. OA = f Câu 5: Đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu một đoạn mạch điện gồm biến trở con chạy nối tiếp với bóng đèn có điện trở 12Ω. Điều chỉnh để biến trở có giá trị lớn nhất, khi đó dòng điện qua mạch là 0,5A. Biến trở có giá trị lớn nhất là bao nhiêu? A. 48 Ω. B. 24 Ω. C. 36 Ω. D. 12 Ω. Câu 6: Một con cá đang bơi trong một bể có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ? A. Không lần nào B. Hai lần. C. Một lần. D. Ba lần. Câu 7: Một bóng đèn được mắc vào nguồn có hiệu điện thế 12V,công của dòng điện sản ra trong 1 giây trên dây tóc của đèn là 6J thì điện trở của nó là. A. 48Ω. B. 12Ω. C. 36Ω. D. 24Ω. Câu 8: Có hai điện trở R 1 = 3 Ω , R 2 = 6 Ω mắc song song vào hiệu điện thế U = 12V. Nhiệt lượng toả ra trong cùng một khoảng thời gian có mối liên hệ với nhau như thế nào? A. Q 1 = 3Q 2 B. Q 2 = 3Q 1 C. Q 2 = 2Q 1 D. Q 1 = 2Q 2 Câu 9: Hai điện trở R 1 và R 2 mắc nối tiếp. Hệ thức nào sau đây là đúng: A. 1 2 1 1 2 U U +U = R R . B. 1 2 1 2 U U = R R . C. 2 1 1 2 U U = R R . D. 1 2 2 1 2 U +U U = R R . Câu 10: Hai dây nhôm cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 5 Ω và 6 Ω . Dây thứ nhất dài 15m. Chiều dài của dây thứ hai là bao nhiêu ? A. 17m. B. 20m. C. 16m. D. 18m. Câu 11: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể quan sát được ảnh ảo tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính: A. 8 cm B. 32 cm. C. 24 cm D. 16 cm Câu 12: Một dây dẫn dài 240m được dùng để quấn thành cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Mỗi đoạn dây dài 1m của dây dẫn này có điện trở A. 0,5 Ω . B. 0,25 Ω . C. 1 Ω . D. 30 Ω Câu 13: Trong phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ, vật và màn luôn được giữ đối xứng nhau qua thấu kính . Khi ảnh của vật rõ nét trên màn, ta có: A. d + d’ = 4f B. d + d’ = f C. d – d’ = 4f D. d + d’ = 2f Câu 14: Có khi nào tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị gãy khúc không ? chọn phương án đúng trong các phương án sau: A. Không có. B. Có, khi góc tới gần bằng 90 o C. Có, khi góc tới bằng 45 o D. Có, khi góc tới bằng 0 o Câu 15: Chọn câu trả lời đúng : Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi ba lần và giảm tiết diện của dây ba lần, thì điện trở của dây dẫn sẽ: A. Không đổi. B. Giảm 9 lần. C. Giảm 6 lần D. Tăng 9 lần. Câu 16: Trong hình bên, lực từ tác dụng vào dây AB có phương, chiều như thế nào? A. Phương ngang, chiều hướng vào trong B. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên C. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống D. Phương vuông góc với trang giấy, chiều hướng ra ngoài. Câu 17: Đặt một nam châm điện nằm yên trước cuộn dây dẫn kín. Có hiện tượng gì xảy ra trong cuộn dây dẫn kín khi đóng và ngắt mạch của nam châm điện liên tục? A. Không có hiện tượng gì. B. Có dòng điện cảm ứng không đổi chiều. C. Xuất hiện dòng điện cảm ứng luôn đổi chiều. D. Xuất hiện một lực từ. Câu 18: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào để hiện tượng xảy ra dễ quan sát nhất ? A. Song song với kim nam châm. B. Vuông góc với kim nam châm. C. Tạo với kim nam châm một góc bất kỳ. D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn. Câu 19: Dụng cụ nào dưới đây không được ứng dụng từ những tính chất của nam châm ? A. Chuông điện. B. Loa điện. C. Chuông xe đạp. D. Rơle điện từ. Câu 20: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 24V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I = 1,2A. Nếu tăng điện trở thêm 10Ω mà vẫn giữ nguyên cường độ dòng điện thì phải sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế. A. 12V. B. 30V. C. 36V D. 200V. Câu 21: Một bóng đèn điện 12V – 3W. Nếu chỉ có nguồn điện 18V thì cần mắc thêm một điện trở nối tiếp với bóng đèn có giá trị là bao nhiêu để đèn sàng bình thường. A. 36Ω. B. 72Ω. C. 12Ω. D. 24Ω. Câu 22: Động cơ điện một chiều quay được do tác dụng của lực nào? A. Lực đàn hồi. B. Lực từ. C. Lực điện từ. D. Lực hấp dẫn. Câu 23: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S 1 = 5mm 2 và điện trở R 1 = 8,5 Ω , Dây thứ hai có tiết diện S 2 = 0,5mm 2 .Điện trở R 2 là: A. 60 Ω B. 85 Ω C. 45 Ω D. 15 Ω Câu 24: Theo đồ thị, thông tin nào đúng khi so sánh giá trị các điện trở. Câu 25: Qua thấu kính phân kỳ, vật AB có ảnh là A’B’ có độ lớn bằng ½ AB. Hỏi khoảng cách từ vật đến thấu kính trên bằng bao nhiêu ? A. d = f. B. d = 4f. C. d = f/2. D. d = 2f. HẾT Họ và tên thí sinh: ………………………….…… SBD: ……………… Phòng thi:……………. UBND HUYỆN PHÚ TÂN PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚ TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 03 trang Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Đáp án C C C A C B D D B D Câu Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Đáp án A B A D A D C A C C Câu Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 Đáp án D C B B A UBND HUYỆN PHÚ TÂN PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚ TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Bài 1: (7,0 điểm) Bằng các dụng cụ đo và các vật chuẩn bị sẵn như: - 1 lực kế - 1 giá đỡ. - 1 bình chia độ. - 1 cốc đựng chất lỏng. - 1 vật nặng - 1 khăn lau. Hãy tiến hành làm thí nghiệm tìm : a) Lực đẩy của chất lỏng lên vật nặng. b) Trọng lượng riêng của vật nặng và trọng lượng riêng của chất lỏng. Bài 2: (7,0 điểm) Với các dụng cụ có sẵn bao gồm: - 1 nguồn điện 3V – 15V một chiều. - 10 đoạn dây dẫn. - 1 công tắc. - 1 biến trở. - 1vôn kế 1 chiều. - 1 ampekế 1 chiều. - 1 cuộn dây điện trở. - 1 bảng lắp điện. a) Hãy làm thí nghiệm để xác định giá trị điện trở của cuộn dây (Tiến hành 3 lần thí nghiệm với các hiệu điện thế khác nhau, sau đó tính giá trị trung bình của điện trở). b) Biết dây điện trở trên có đường kính 0,3 mm, làm bằng contantan điện trở suất là 0,50. 10 -6 Ω m. Tính chiều dài dây dẫn? Bài tường trình thực hiện theo các yêu cầu: B à i 1: (1,5 điểm ) - Tóm tắt các bước thí nghiệm và ghi kết quả có được ở từng bước. B à i 2: (1,5 điểm) - Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở. - Lập bảng kết quả đo U, I, tính giá trị điện trở tương ứng. - Tính chiều dài của đoạn dây dẫn. HẾT Họ và tên thí sinh: ………………………… SBD:…………….Phòng thi:……………………………. Chữ ký giám thị 1: ………………………….Chữ ký giám thị 2: ………………….………………… UBND HUYỆN PHÚ TÂN PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚ TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THAO TÁC: I. Hướng dẫn chấm phần thực hành diện: - Giám khảo để thí sinh tự mắc mạch điện. - Giám khảo kiểm tra lại mạch điện sau khi thí sinh đã mắc xong. - Nếu thí sinh mắc đúng thì cho đóng khóa K (công tắc nguồn), thí sinh bắt đầu làm bài. - Nếu thí sinh mắc sai: + Giám khảo -1 điểm và cho thí sinh tự mắc lại. (Giám khảo không được hướng dẫn gì thêm). + Nếu sau khi mắc lần thứ 2, thí sinh vẫn sai, thì giám khảo cho điểm 0 bài thực hành này. - Nếu mạch không hoạt động do dụng cụ thì giám khảo đổi dụng cụ cho thí sinh. Chú ý: Nếu thí sinh lúc đầu chưa biết thao tác tiến hành thí nghiệm, do nhìn bạn mà biết, sau đó làm đủ và đúng từng bài thì điểm thao tác tối đa của mỗi bài là: Bài 1: 3 điểm. Bài 2: 3 điểm. II. Hướng dẫn chấm điểm thao tác: Bài 1: (7 điểm) Thao tác đúng Điểm Sắp xếp, sử dụng dụng cụ thí nghiệm. (3,0đ) - Điều chỉnh lực kế. - Cách đặt lực kế khi đo trọng lượng vật ngoài không khí và đo trong chất lỏng. - Đặt bình chia độ trên mặt phẳng nằm ngang. - Cách lấy dấu mực chất lỏng trước khi nhúng vật vào. - Cách lấy dấu mực chất lỏng sau khi nhúng vật vào. - Khi đo vật trong bình không được chạm thành cốc và đáy. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Quan sát, lấy kết quả đo (4,0đ) - Đặt mắt vuông góc với thang đo trên lực kế. - Đặt mắt vuông góc với thang đo trên bình chia độ. - Biết cách đo trọng lượng của vật trong không khí. - Biết cách đo trọng lượng của vật trong chất lỏng. - Biết cách tính lực đẩy của mỗi chất lỏng lên vật: F A = P – P’ - Biết cách tính thể tích vật: V = V 1 – V 2 - Biết cách tính trọng lượng riêng của vật: P d V = - Biết cách tính trọng lượng riêng của chất lỏng: ' A F d V = 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Bài 2: 8 điểm Bài 2: (7 điểm) Thao tác đúng Điểm Lắp mạch (3 điểm ) - Lắp đúng mạch điện - Các bộ phận trong mạch điện bố trí đều - Các bộ phận trong mạch điện bố trí hợp lí - Dây dẫn gọn, không chéo. 1,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Mạch hoạt động (4 điểm) - Kiểm tra mạch trước khi cho điện vào.(Khóa k ở vị trí ngắt ) - Đặt con chạy của biến trở ở vị trí điện trở lớn nhất trước khi đóng công tắc ( 0,25đ x 3 lần ) - Điều chỉnh biến trở để thay đổi hiệu điện thế ( 0,25đ x 3 lần ) - Đặt mắt đọc đúng số chỉ của ampekế và vônkế. - Biết vận dụng công thức tính: + 1 2 3 3 tb R R R R + + = + .R S l ρ = 0,5đ 0,75đ 0,75đ 0,5đ 0,75đ 0,75đ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI TƯỜNG TRÌNH Bài 1: (3điểm) Nội dung Điểm số *Dùng lực kế đo : - Trọng lượng của vật nặng ngoài không khí P (Dao động: …) - Trọng lượng của vật nặng trong chất lỏng P’. ( Dao động:…) 0,5 đ 0,5 đ *Tính được lực đẩy của chất lỏng lên vật nặng : F A = P – P’. (Dao động:…) 0,5đ *Dùng bình chia độ : đo thể tích vật nặng (thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ) V = V 1 – V 2 . (Dao động: …) 0,5 đ * Tính được: - Trọng lượng riêng của vật nặng: P d V = (Dao động: …) - Trọng lượng riêng của chất lỏng: ' A F d V = (Dao động: …) 0,5 đ 0,5 đ Bài 2: (3 điểm) - Vẽ đúng sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện, công tắc, biến trở,cuộn dây, ampekế, vônkế (0,75đ) - Lập bảng kết quả đo U, I, tính giá trị điện trở tương ứng (0,75 đ ) + 1 2 3 3 tb R R R R + + = = Ω (0,75 đ) + R = (cho phép giá trị tính R dao động trong giới hạn) + Nếu giá trị nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn trong khoảng dao động cho phép thì không cho điểm kết quả đó. - Tính chiều dài của đoạn dây dẫn. + Viết đúng công thức: .R S l ρ = (0,25đ) + l = (Dao động : …) (0,5đ) + Nếu giá trị nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn trong khoảng dao động cho phép thì không cho điểm kết quả đó. HẾT CHUẨN BỊ DỤNG CỤ Bài 1: - 1 lực kế - 1 bình chia độ. - 1 vật nặng. - 1 cốc đựng chất lỏng. - 200ml cồn. - 1 cái khăn lau. - Chỉ buộc. Bài 2 : - 1 nguồn điện 3V – 15V một chiều. - 10 đoạn dây dẫn. - 1 công tắc. - 1 biến trở. - 1vôn kế 1 chiều. - 1 ampekế 1 chiều. - 1 cuộn dây điện trở có ghi sẵn chất và tiết diện. - 1 bảng lắp điện. HẾT . ĐT PHÚ TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 02 trang . ………………………….…… SBD: ……………… Phòng thi: ……………. UBND HUYỆN PHÚ TÂN PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚ TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian. ĐT PHÚ TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG

Ngày đăng: 28/07/2015, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w