1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi vật lý 9 - Đề học sinh giỏi sưu tầm bồi dưỡng (53)

11 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

UBND HUYỆN AN PHÚ PHÒNG GD VÀ ĐT AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 03 trang Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: ( 10,0 điểm ) Câu 1: Theo đồ thị, thông tin nào đúng khi so sánh giá trị các điện trở? A. R 1 > R 2 > R 3 . B. R 3 > R 2 > R 1 . C. R 2 > R 1 > R 3 . D. R 1 = R 2 = R 3. Câu 2: Một mạch điện gồm R 1 = 2Ω mắc nối tiếp với một ampe kế có điện trở không đáng kể, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu mắc thêm vào mạch điện trên một điện trở R 2 = 2Ω nối tiếp với R 1 thì số chỉ của ampe kế lúc này là: A. 1A. B. 0.25A. C. 0,5A. D. 0,05A. Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ: Biết U AB = 84V , R 1 = 400Ω , R 2 = 200Ω. Hãy tính U AC và U CB ? Biết U AB = 84V , R 1 = 400Ω , R 2 = 200Ω. Hãy tính U AC và U CB ? A. U AC = 56V, U CB = 28V. B. U AC = 40V, U CB = 44V. C. U AC = 50V, U CB = 34V. D. U AC = 42V, U CB = 42V. Câu 4: Mắc điện trở R vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị I. Thay điện trở R bởi điện trở R thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Biết I = 2I. Mối liên hệ giữa R và R: A. 1 R = 2 R . B. 1 R = 2R. C. 1 R = 2 R 2 . D. 2 R = 1 R 2 . Câu 5: Một bóng đèn điện 12V – 3W. Nếu chỉ có nguồn điện 18V thì cần mắc thêm một điện trở nối tiếp với bóng đèn có giá trị là bao nhiêu để đèn sàng bình thường? A. 36Ω. B. 12Ω. C. 24Ω. D. 72Ω. Câu 6: Điện trở tương đương của 2 điện trở bằng nhau mắc song song bằng: A. Hai lần giá trị của mỗi điện trở. B. Một nửa giá trị của mỗi điện trở. C. Hai lần giá trị của tổng các điện trở. D. Một nửa giá trị của tổng hai điện trở. Câu 7: Điện trở R 1 = 30Ω chịu được dòng điện lớn nhất là 2A, điện trở R 2 = 10Ω chịu được dòng điện lớn nhất là 1A. Đoạn mạch gồm R 1 và R 2 mắc song song chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu đoạn mạch này là: A. U= 60V. B. U= 40V. C. U= 15V. D. U= 10V. Câu 8: Đặt một hiệu điện thế U = 30V vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 và R 2 ghép song song. Dòng điện trong mạch chính có cường độ 1,25A. Các điện trở R 1 và R 2 có thể là cặp giá trị nào sau đây? (Biết R 1 = 2R 2 ). A. R 1 = 72Ω và R 2 = 36Ω. B. R 1 = 36Ω và R 2 = 18Ω. C. R 1 = 18Ω và R 2 = 9Ω. D. R 1 = 9Ω và R 2 = 4,5Ω. Câu 9: Lập luận nào dưới đây là đúng? Điện trở của dây dẫn: A. Tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi. B. Giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi. C. Giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn. D. Tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa. Câu 10: Hai dây dẫn làm từ hợp kim cùng loại, dây thứ nhất có chiều dài l 1 , có tiết diện là S 1 và có điện trở R 1 = 3Ω. Dây thứ hai có chiều dài l 2 = 4l 1 và tiết diện S 2 = 2S 1 . Điện trở của dây thứ hai là: A. 2 R = 12Ω . B. 2 R = 6Ω . C. 2 R = 10Ω . D. 2 R = 8Ω . Câu 11: Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm đo điện trở các dây dẫn có: A. Cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng có vật liệu khác nhau. B. Cùng chiều dài, cùng vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau. C. Cùng tiết diện, cùng vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau. D. Cùng chiều dài, cùng tiết diện và cùng vật liệu. Câu 12: Cho mạch điện như hình vẽ, U không đổi. Để đèn sáng mạnh hơn thì phải dịch chuyển con chạy C về phía: A. Gần M, để chiều dài dây dẫn của biến trở giảm. B. Gần M, để hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và hai đầu biến trở cùng tăng. C. Gần M, để hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở tăng. D. Gần M, để chiều dài phần dây dẫn có dòng điện chạy qua giảm. Câu 13: Nếu tăng cường độ dòng điện qua một dây dẫn (có điện trở không đổi) lên 3 lần mà muốn nhiệt lượng tỏa ra trên dây đó không đổi thì phải giảm thời gian dòng điện qua dây: A. 3 lần. B. 6 lần. C. 9 lần. D. 12 lần. Câu 14: Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị người ta thường mắc nối tiếp cầu chì với dụng cụ hay thiết bị điện. Chọn cầu chì nào dưới đây thích hợp với bếp điện loại 220V – 1000W? A. Cầu chì loại 0,2A. B. Cầu chì loại 4,5A. C. Cầu chì loại 44A. D. Cầu chì loại 220A. Câu 15: Hãy chọn câu trả lời đúng. Một miếng kim loại là nam châm nếu: A. Nó hút tất cả các kim loại. B. Nó đẩy tất cả các kim loại. C. Nó luôn hút nam châm. D. Một trong hai đầu của nó đẩy một trong hai cực của nam châm. Câu 16: Khi đặt một nam châm thẳng gần một ống dây, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn phương án đúng trong các phương án sau: A. Chúng luôn hút nhau. B. Chúng luôn đẩy nhau. C. Chúng không tương tác gì với nhau nếu trong ống dây không có dòng điện chạy qua. D. Trong mọi điều kiện, chúng không bao giờ tương tác nhau. Câu 17: Muốn tạo ra hiện tượng cảm ứng điện từ, ít nhất phải có những dụng cụ nào dưới đây? A. Một pin và một cuộn dây dẫn kín. B. Một bình acquy và một nam châm điện. C. Một cuộn dây dẫn kín và đế để quay cuộn dây. D. Một nam châm và một cuộn dây dẫn kín. Câu 18: Đặt một thanh nam châm trước một cuộn dây, cho dòng điện qua cuộn dây. Dòng điện qua cuộn dây là dòng điện xoay chiều khi nào? A. Khi thanh nam châm bị cuộn dây hút. B. Khi thanh nam châm bị cuộn dây đẩy. C. Khi thanh nam châm bị cuộn dây hút đẩy liên tục. D. Khi không có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm. Câu 19: Để nhận biết dòng điện xoay chiều hay một chiều người ta có thể dựa vào tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng từ. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng quang. D. Không thể dựa vào tác dụng nào của dòng điện. Câu 20: Lực do từ trường tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường gọi là: A. Lực điện từ. B. Lực từ. C. Lực hút . D. Lực đẩy. Câu 21: Trước khi mắc biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây ? A. Có giá trị nhỏ nhất. B. Có giá trị bằng 0. C. Có giá trị lớn. D. Có giá trị lớn nhất. Câu 22: Muốn hạ điện áp xoay chiều 15,4kV xuống điện áp 220V để sử dụng thì phải dùng máy hạ áp có số vòng dây cuộn thứ cấp và sơ cấp theo tỉ lệ là: A. 1 : 50. B. 1 : 60. C. 1 : 70. D. 1 : 80. Câu 23: Một máy biến thế được chế tạo để khi cắm vào mạng điện 220V của thành phố, thì cho ra một hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp 24V và 110V. Nếu cuộn sơ cấp có 440 vòng, thì hai cuộn thứ cấp phải có số vòng lần lượt là: A. 48 vòng và 220 vòng. B. 220 vòng và 48 vòng. C. 12 vòng và 55 vòng. D. 55 vòng và 12 vòng. Câu 24: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể quan sát được ảnh ảo tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính: A. 32 cm. B. 24 cm. C. 16 cm. D. 8 cm. Câu 25: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ, nếu ảnh A’B’ =1/2 AB thì khoảng cách từ vật đến thấu kính là A. OA = f/2. B. OA = f. C. OA = 2f. D. OA = 3f. HẾT Họ và tên thí sinh: ………………………….…… SBD: ……………… Phòng thi:……………. Chữ ký giám thị 1:………………………….…… Chữ ký giám thị 2: ………………………… UBND HUYỆN AN PHÚ PHÒNG GD VÀ ĐT AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 03 trang Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Đáp án B B A C C B D A C B Câu Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Đáp án A D C B D C D C A A Câu Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 Đáp án D C A D B UBND HUYỆN AN PHÚ PHÒNG GD VÀ ĐT AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Bài 1: Xác định giá trị điện trở R. (10,0 điểm) Dụng cụ thí nghiệm: - 1 bảng điện. - 2 điện trở: một điện trở mẫu R 0 = 10Ω, một điện trở R chưa biết giá trị. - 2 ampe kế (một chiều). - 1 nguồn điện một chiều 3V ÷ 12V. - 1 công tắc. - các dây nối. Với các dụng cụ trên, em hãy tiến hành thí nghiệm xác định giá trị của điện trở R theo các yêu cầu sau: - Vẽ sơ đồ mạch điện. - Viết công thức tính giá trị điện trở R. - Tiến hành thí nghiệm, thay đổi hiệu điện thế nguồn trong 2 lần đo. Lập bảng kết quả thí nghiệm và trình bày kết quả đo. - Từ đó tính nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở trong 1 phút. Bài 2: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. (10,0 điểm) Dụng cụ thí nghiệm: - 1 lực kế 0 – 2,5N. - 1 cốc nhựa có chia độ (buộc sẵn dây vào cốc để móc lực kế). - 1 vật nặng có thể tích khoảng 50cm 3 và bỏ lọt vào cốc nhựa. - 1 giá thí nghiệm. - 1 chậu đựng nước. Với các dụng cụ trên, em hãy tiến hành thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật theo các yêu cầu sau: a) Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. b) Lập bảng kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét. Đo 3 lần, lấy kết quả ghi vào bài tường trình. c) Lập bảng kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. Đo 3 lần, lấy kết quả ghi vào bài tường trình. d) So sánh kết quả đo P và F A . Nhận xét và rút ra kết luận. * Lưu ý: mỗi bài thực hiện trong 45 phút. UBND HUYỆN AN PHÚ PHÒNG GD VÀ ĐT AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Hướng dẫn chấm chung phần thực hành - Giám khảo để thí sinh tự lắp ráp dụng cụ. - Giám khảo kiểm tra sau khi thí sinh đã mắc xong. - Nếu thí sinh mắc đúng thì cho thí sinh bắt đầu tiến hành thí nghiệm. - Nếu thí sinh mắc sai : + Giám khảo –1 điểm và yêu cầu thí sinh mắc lại. + Nếu sau khi mắc lần 2 mà thí sinh vẫn sai thì giám khảo cho điểm 0 bài thực hành này. - Nếu thí sinh mắc mạch điện xong hoặc mắc sai, không báo giám khảo mà tự ý đóng khóa K làm hỏng dụng cụ thì loại không cho thí sinh tiếp tục thi. - Nếu thí sinh lúc đầu chưa biết thao tác tiến hành thí nghiệm, do nhìn bạn mà biết cách tiến hành, sau đó làm đủ, đúng thì chỉ cho điểm thao tác tối đa là 1/2 điểm của bài thực hành đó. Bài 1: 7,0 điểm Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm 1. Mắc đúng mạch điện: 2 điện trở song song. 1,0đ 2. 2 ampe kế đo cường độ dòng điện qua hai điện trở 1,0đ 3. Khóa K ở vị trí mở. 0,5đ 4. Đóng khóa K đọc số chỉ của 2 ampe kế. 1,5đ 5. Thay đổi hiệu điện thế, lặp lại bước 4 thêm 1 lần nữa 0,5đ 6. Thao tác nhanh gọn, chính xác, ghi số liệu khoa học. 1,0đ 7. Phân bố thời gian hợp lý cho toàn quá trình thí nghiệm. 0,5đ 8. An toàn thiết bị và cá nhân, chú ý tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong quá trình thí nghiệm. 0,5đ 9. Thu dọn và sắp xếp lại thiết bị sau khi lấy số liệu. 0,5đ Bài 2: 7,0 điểm Thao tác đúng Đo lực đẩy Ác-si-mét Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật Điểm chấm 1. Lắp đúng giá thí nghiệm. 0,5đ 2. Treo vật vào lực kế thẳng đứng. 0,5đ 3. Đo được trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí 0,5đ 4. Đo được hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước. ( Nếu làm nước tràn – 0,5đ ) 0,5đ 5. Thực hiện các bước 2, 3, 4 thêm 2 lần nữa. 1,0đ 6. Đánh dấu mực nước trong bình trước khi nhúng vật vào: vạch V 1 . 0,5đ 7. Đánh dấu mực nước trong bình sau khi nhúng vật chìm trong nước: vạch V 2 . 0,5đ 8. Dùng lực kế đo trọng lượng của bình khi nước ở mức 1. 0,5đ 9. Đổ thêm nước vào bình đến mức 2. 0,5đ 10. Dùng lực kế đo trọng lượng của bình khi nước ở mức 2. 0,5đ 11. Thực hiện các bước trên thêm 2 lần nữa. 0,5đ 12. An toàn thiết bị và cá nhân, chú ý tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong quá trình thí nghiệm. 0,5đ 13. Thu dọn và sắp xếp lại thiết bị sau khi lấy số liệu. 0,5đ II. Hướng dẫn chấm bài tường trình Bài 1: 3,0 điểm Nội dung Điểm số 1. Vẽ đúng sơ đồ mạch điện. 1,0 2. Công thức tính điện trở: 2 1 0 02 1 I I RR R R I I =⇒= 0,5 3. Bảng kết quả đủ cột, hợp lí, có đúng số liệu 2 lần đo I 1 và I 2 . 0,5 4. Tính đúng kết quả R của 2 lần đo và giá trị trung bình. 0,5 5. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở. 0,5 Bài 2: 3,0 điểm HẾT Nội dung Điểm số 1. Viết đúng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. 0,25 2. Bảng kết quả đủ cột, hợp lí, có đúng số liệu 3 lần đo. 0,5 3. Xác định được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét 3 lần đo và giá trị trung bình. 0,75 4. Xác định được trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ 3 lần đo và giá trị trung bình. 0,75 5. So sánh kết quả đo P N và F A 0,25 6. Nhận xét và rút ra kết luận 0,5 [...]... 1: Đối với mỗi học sinh: - 1 bảng điện - 2 điện trở: một điện trở mẫu R0 = 10Ω, một điện trở R chưa biết giá trị - 2 ampe kế (một chiều) - 1 nguồn điện (04 chiếc pin) - 1 công tắc - Các dây nối Bài 2: Đối với mỗi học sinh : - 1 lực kế 0 – 2,5N - 1 cốc nhựa có chia độ (buộc sẵn dây vào cốc để móc lực kế) - 1 vật nặng có thể tích khoảng 50cm3 và bỏ lọt vào cốc nhựa - 1 giá thí nghiệm - 1 chậu đựng nước . ĐT AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần lý thuyết) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề thi gồm 03 trang . ĐT AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Hướng. ĐT AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THTN NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÝ 9 THCS (Phần thực hành) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Bài 1: Xác định giá trị

Ngày đăng: 28/07/2015, 08:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w