ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN : VẬT LÍ 8 (45’) I/ Trắc nghiệm (2 đ) Khoanh trong vào đáp án em trọn đúng: Câu 1: Khi so sánh vật chuyển động hay đứng yên thì người ta thường so sánh vật làm mốc là vật: A. Vật đứng yên B. Vật chuyển động C. vật gắn với mặt đất D. vật bất kì sao cho thuận tiện nghiên cứu. Câu 2: Công thức tính vận tốc là: A. S v t = B. v = S.t C. t v S = D. v t S = Câu 3: Đơn vị lực là: A. kilôgam B. gam C. Niu tơn D. Lực kế. Câu 4 : Hành khách ngồi trên xe đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sangtrais, chứng tỏ xe : A. đột ngột giảm vận tốc B. đột ngột tăng vận tốc C. đột ngột rẽ sang trái D. đột ngột rẽ sang phải. Câu 5 : Lực đẩy Acsimet có phương : A. thẳng đứng hướng xuống B. thẳng đứng hướng lên C.bất kì hướng lên D. bất kì hướng xuống. Câu 6 : Để làm tăng áp suất người ta phải : A. tăng áp lực B. giảm diện tích bị ép C. tăng áp lực và giảm diện tích bị ép D. giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. Câu 7 : Càng lên cao thì áp suất khí quyển : A. càng tăng B. càng giảm C. không thay đổi D. có thể tăng và cũng có thể giảm. Câu 8 : Điều kiện để vật nổi trên mặt thoáng của một chất lỏng là : A. trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Acsimet. B. trọng lượng của vật bằng lực đẩy Acsimet. C. trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Acsimet. D. trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. II. Tự luận : (8 đ). Bài 1 : (4 đ) a)Ba vật làm bằng ba chất khác nhau : sắt, nhôm, sứ có hình dạng khác nhau nhưng có thể tích bằng nhau. Khi nhúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không ? Tại sao ? b) Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng ? Bài 2 : (3 đ) Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với một lực kéo là 600 N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360 kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe. Bài 3 (1 đ) Một ống chữ U chứa thủy ngân . Nười ta đổ nước vào một nhánh của ống đến độ cao 10,8 cm so với mức thủy ngân ở chính nhánh ấy. Sau đó, đổ vào nhánh kia một chất lỏng có khối lượng riêng 800 kg/m 3 , cho đến lúc mức thủy ngân ở hai nhánh ống ngang nhau . Tính độ cao của cột chất lỏng. ĐÁP ÁN: I. Trắc nghiệm : mỗi câu đúng 0,25 đ : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C D B C A A II. Tự luận : (8 đ) Bài 1 : a)vì ba vật có thể tích như nhau nên lực đẩy Acsi met lên ba vật là như nhau 1 đ 1 đ b) Khi càng lặn sâu thì áp suất của nước càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng 1 đ 1 đ Bài 2 (3 đ) Tóm tắt : F = 600 N t = 5 phút = 300 giây A = 360 kJ = 360 000 J Tính v = ? 0,5 đ Xe chuyển động một quãng đường là : ADCT : A = F . S ⇒ A S F = = 360000 600( ) 600 m= 0,5 đ 0,5 đ Vận tốc chuyển động của xe là : ADCT : S = v.t 600 2( / ) 300 S v m s t ⇒ = = = 0,5 đ 0,5 đ Đ/S v = 2 m/s 0,5 đ Bài 3 (1 đ) Gọi d n và d l lần lượt là trọng lượng riêng của nước và của chất lỏng , h n và h l lần lượt là độ cao của cột chất lỏng . Vì mức thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau , nên áp suất do cột nước và áp suất do cột chất lỏng gây ra cho cột thủy ngân là bằng nhau . Và ta có : . . n n l l d h d h= đo đó : 1000.10 . .10,8 800.10 n l n l d h h d = = 13,5 l h cm⇒ = 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN : VẬT LÍ 8 (45’) I/ Trắc nghiệm (2 đ) Khoanh trong vào đáp án em trọn đúng: Câu 1: Khi so sánh vật chuyển động hay đứng yên thì người ta thường so sánh vật làm. động hay đứng yên thì người ta thường so sánh vật làm mốc là vật: A. Vật đứng yên B. Vật chuyển động C. vật gắn với mặt đất D. vật bất kì sao cho thuận tiện nghiên cứu. Câu 2: Công thức tính. giảm. Câu 8 : Điều kiện để vật nổi trên mặt thoáng của một chất lỏng là : A. trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Acsimet. B. trọng lượng của vật bằng lực đẩy Acsimet. C. trọng lượng của vật lớn