UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÝ 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng: Câu 1. (0,25điểm) . Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Trong quá trình vật đó rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào? A. Động năng chuyển hóa thành thế năng. B. Thế năng chuyển hóa thành động năng. C. Không có sự chuyển hóa nào sảy ra. D. Động năng tăng còn thế năng không thay đổi. Câu 2. (0,25điểm) . Thả một ít đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt, vì: A.Các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. B. Các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 3. (0,25điểm) . Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào sau đây không thay đổi ? A. Nhiệt độ của vật. B. Khối lượng của vật. C. Thể tích của vật. D. Nhiệt năng. Câu 4. (0,25điểm) .Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào trong các trường hợp sau? A. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. B. Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ. C. Từ vật có khối lượng riêng lớn sang vật có khối lượng riêng nhỏ. D. Từ vật có thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ. Câu 5. (0,25điểm) . Về mùa hè ta nên mặc quần áo sáng màu vì: A. Sạch hơn. B. Đẹp hơn. C. Ít hấp thu tia nhiệt làm ta đỡ nóng hơn. D. Hấp thu tia nhiệt nhiều hơn làm ta đỡ nóng hơn. Câu 6. (0,25điểm) . Tại sao dùng bếp than có lợi về kinh tế hơn bếp củi ? A. Vì năng suất tỏa nhiệt của than lớn hơn năng suất toả nhiệt của củi. B. Vì than dễ đun hơn củi. C. Vì giá than rẻ hơn giá củi. D. Vì than không cồng kềnh bằng củi. Câu 7. (0,25điểm) . Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra. A. Chỉ ở chất lỏng B. Chỉ ở chất khí C. Chỉ ở chất lỏng và khí D. Cả ở chất lỏng, chất khí và chất rắn. Câu 8. (0,25điểm) . Trong các câu nói về hiệu suất của động cơ nhiệt sau đây, câu nào là đúng. A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu. B. Hiệu suất cho biết có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng bị đốt cháy toả ra biến thành công có ích. C. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm. D. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ. II. Phần tự luận (8 điểm) Câu1.(2 điểm) Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? vì sao ?Trong hiện tượng này, sự bảo toàn năng lượng được thể hiện như thế nào? Câu2.(2 điểm) a)Hãy giải thích tại sao về mùa đông chim thường đứng sù lông ? b)Vì các phân tử nước hoa(hoặc dầu xoa) chuyển động không ngừng nên các phân tử này có thể đi tới mọi nơi trong lớp? Câu3.(4 điểm) Dùng bếp dầu để đun sôi 1 lít nước ở nhiệt độ 20 0 C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng là 0,5 kg. a. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. b. Tính lượng dầu cần dùng. Chỉ biết có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra được truyền cho nước, ấm và năng suất toả nhiệt của dầu là44.10 6 J/kg. HẾT UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ II MÔN: VẬT LÝ 8 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án B C B A C A C B II. Phần tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 -Nhiệt lượng miếng đồng giảm,nhiệt lượng nước tăng -Miếng đồng có nhiệt độ cao hơn, truyền nhiệt năng cho nước, nên nhiệt năng của miếng đồng giảm và nhiệt năng của nước tăng. -Sự bảo toàn năng lượng thể hiện ở chỗ nhiệt lượng do miếng đồng toả ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào 0,5 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 2 a) Vì không khí dẫn nhiệt kém , để hạn chế sự truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường( cho đỡ lạnh), nên về mùa đông chim hay đứng sù lông để tạo lớp không khí giữa các lông chim giúp chúng ít mất nhiệt hơn. b) Vì các phân tử nước hoa(hoặc dầu xoa) chuyển động không ngừng nên các phân tử này có thể đi tới mọi nơi phòng. 1điểm 1điểm 3 Tóm tắt - đổi đơn vị m 1 = 250g = 0,25 (kg) V nöôùc = 1 (lít) => m 2 = 3(kg) t 1 = 20 o C, C 1 = 880(J/kg.K) ; t 2 = 100 o C, C 2 = 4200(J/kg.K) Q = ? (J). a) + Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nhận vào để tăng nhiệt độ từ 20 0 C đến 100 0 C là: Q 1 = C 1 .m 1 .( t 2 - t 1 ) = 17.600 (J). + Nhiệt lượng cần thiết để 1kg nước nhận vào để tăng nhiệt độ từ 20 0 C đến 100 0 C là: Q 2 = C 2 .m 2 .( t 2 - t 1 )= 336.000 (J) +Nhiệt lượng cần cung cấp là: Q = Q 1 + Q 2 = 353,6 (KJ). b) Gọi Q / là nhiệt lượng do m kg củi khô tỏa ra , ta có: Q ’ = q.m ( q là năng suất tỏa nhiệt của củi khô) Mặt khác: H = / Q Q .100%. Vì hiệu suất toả nhiệt của củi khô là 30% nên ta có / 100 30 Q Q = )( 30 100 / J Q Q =⇒ . Vậy lượng củi khôcần dùng để đun sôi lượng nước nói trên là: )(118,0 10.30 10.536,3 10.30 353600.100 10.30 100 10 30 100 7 7 77 7 / kg kg J J kg J J kg J QJ Q q Q m ≈===== 0,5điểm 0,75điểm 0,75 điểm (0,5 điểm) ( 0,5 điểm) ( 0,5 điểm) ( 0,5 điểm) HẾT . UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÝ 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn chữ. ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ II MÔN: VẬT LÝ 8 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án B C B A C A C B II. Phần tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 -Nhiệt lượng miếng đồng. nhiệt độ thấp hơn. B. Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ. C. Từ vật có khối lượng riêng lớn sang vật có khối lượng riêng nhỏ. D. Từ vật có thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ. Câu