1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi môn vật lý lớp 8 - kiểm tra học kì, thi học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (12)

7 893 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 331,5 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: VẬT LÍ 8 đề 1 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1. Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai? A. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu. B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu. C. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga. Câu 2. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc B. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. C. Chuyển động của ôtô khi khởi hành. D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga. Câu 3. Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Cho biết hướng chuyển động của vật. B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. Câu 4. Đơn vị nào sau đây là đơn vị tính vận tốc? A. m.phút B. s/m. C. km.h D. m/s Câu 5. Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thẳng thì phanh đột ngột, hành khách trên xe sẽ như thế nào?: A. Bị ngã người ra phía sau. C. Bị nghiêng người sang bên trái. B. Bị chúi người về phía trước. D. Bị nghiêng người sang bên phải. Câu 6. Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Kết quả nào sau đây là đúng? A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần . C. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi. D. Vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ biến đổi. Câu 2: Khi xe đang chạy mà đột ngột dừng lại , hành khách ngồi trên xe có xu hướng bị ngã về phía trước . Cách giải thích nào sau đây là đúng . A . Do hành khách ngồi không vững . B . Do có các lực cân bằng nhau tác dụng lên mỗi người . C. Do người có khối lượng lớn . D . Do quán tính . II/ Phần tự luận: Câu 7. Thả rơi một vật nặng từ tầng hai của một tòa nhà xuống đất. Hỏi vật nặng chuyển động theo quỹ đạo nào? Chuyển động này là đều hay không đều? Câu 8. Một người đi xe đạp trên quãng đường đầu dài 60m hết 15s. Ở quãng đường sau dài 50m người đó đi hết 20s. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường. Câu 9. Hãy biểu diễn các véctơ lực sau: Trong lực của một vật có khối lượng 5kg (Tỉ xích 1cm ứng với 10N) Một lực có cường độ 30N, phương chếch với phương nằm ngang một góc 45 0 , chiều hướng lên (Tỉ xích tùy chọn) Câu 10. Khi ta giữ một viên phấn bằng cách kẹp chặt hai ngón tay vào hai bên viên phấn, có lực ma sát tác dụng lên viên phấn không? Nếu có đó là loại ma sát nào và nó có tác dụng gì? ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: VẬT LÍ 8 đề 2 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm khách quan: (Chọn phương án trả lời cho các câu sau) Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi A. vật đó không chuyển động. B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian. C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Câu 2: Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều được tính bằng công thức: A. S v t = ; B. tb S v t = ; C. tb t v S = ; D. t v S = Câu 3: Đơn vị của vận tốc là: A. km.h; B. m.s; C. Km/h; D. s/m Câu 4: Hai lực cân bằng là A. hai lực được đặt trên hai vật, có cường độ như nhau, phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều nhau B. hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều C. hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ như nhau, cùng phương và ngược chiều D. hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ khác nhau, cùng phương và ngược chiều Câu 5: Lực là một đại lượng véc tơ vì A. lực làm cho vật chuyển động B. lực làm cho vật biến dạng C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực có độ lớn, phương và chiều Câu 6: Phương án có thể làm giảm được ma sát là A. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc B. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc C. tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc D. tăng diện tích của mặt tiếp xúc II. Tự luận:Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau: Câu 7: Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều? Câu 8: Nêu 1 ví dụ về lực ma sát trượt: Nêu 1 ví dụ về lực ma sát lăn? Câu 9: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 7 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 120km. Tính vận tốc của Ô tô ra km/h và m/s? Câu 10: Hãy biểu diễn những lục dưới đây: a) Trọng lực của một vật có khối lượng 10kg (tỉ lệ xích 1cm ứng với 20N) b) Lực kéo 25000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích tự chọn) HẾT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I ĐỀ 3 Môn: VẬT LÍ 8 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng và đầy đủ nhất mà em chọn. Câu 1: Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào không đúng? a. Ô tô chuyển động so với mặt đường. b. Ô tô đứng yên so với người lái xe. c. Ô tô chuyển động so với người lái xe. d. Ô tô chuyển động so với cây bên đường. Câu 2: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng: a. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. b. Hai lực cùng phương, ngược chiều. c. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. d. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều. Câu 3: Hành khách đang ngồi trên ô tô đang chạy trên đường bỗng bị nghiêng sang trái chứng tỏ ô tô đang: a. Đột ngột giảm vận tốc b. Đột ngột tăng vận tốc. c. Đột ngột rẽ trái d. Đột ngột rẽ phải. Câu 4 : Một người đi được quãng đường s 1 hết t 1 giây, đi quãng đường tiếp theo s 2 hết thời gian t 2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng? a. 2 21 vv v tb + = b. 21 21 tt ss v tb + + = c. 2 2 1 1 t s t s v tb += d. Công thức b và c đúng. Câu 5: Đơn vị của vận tốc là : a. km.h b. m/s c. m.s d. s/m Câu 6: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều? a. Chuyển động của một ô tô đi từ Đồng Xoài đi Bình Dương. b. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. c. Chuyển động của quả banh đang lăn trên sân. d. Chuyển động của đầu cánh quạt đang quay ổn định. Câu 7 : Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn? a. Lăn vật b. Kéo vật. c. Cả hai cách như nhau d. Không so sánh được. Câu 8 : Một người đi xe đạp trong 2 giờ với vận tốc trung bình là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là : a. 2 km. b. 6 km c. 12 km d. 24 km. II. Phần tự luận : Câu 1: a/ Nêu 1 ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó hãy chỉ rõ đâu là vật mốc. b/ Nếu có hai lực cân bằng cùng tác dụng lên một vật đang chuyển động thì vật đó sẽ như thế nào? c/ Tại sao nói chuyển động có tính tương đối? Câu 2 : Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn 2000 N (1 cm ứng với 500N) Câu 3 : Búp bê đang đứng trên xe lăn, đột ngột đẩy xe về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao? Câu 4 : Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2 m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I đề 4 I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng và đầy đủ nhất mà em Câu 1: Quan sát một đoàn tàu đang vào nhà ga, câu mô tả nào sau đây sai? a. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. b. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu. c. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu. d. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga. Câu 2: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng: a. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. b. Hai lực cùng phương, ngược chiều. c. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. d. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều. Câu 3: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị ngả người về phía sau, chứng tỏ xe: a. Đột ngột tăng vận tốc. b. Đột ngột giảm vận tốc. c. Đột ngột rẽ sang trái. d. Đột ngột rẽ sang phải. Câu 4 : Một người đi được quãng đường s 1 hết t 1 giây, đi quãng đường tiếp theo s 2 hết thời gian t 2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng? a. 2 21 vv v tb + = b. 21 21 tt ss v tb + + = c. 2 2 1 1 t s t s v tb += d. Công thức b và c đúng. Câu 5: Đơn vị của vận tốc là : a. km/h b. m.s c. m.s d. s/m Câu 6: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều? a. Chuyển động của một xe đạp đang xuống dốc. b. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. c. Chuyển động của đoàn tàu đang vào nhà ga. d. Chuyển động của đầu cánh quạt đang quay ổn định. Câu 7 : Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn? a. Lăn vật b. Kéo vật. c. Cả hai cách như nhau d. Không so sánh được. Câu 8 : Một người đi xe máy trong 2 giờ với vận tốc trung bình là 30 km/h. Quãng đường người đó đi được là : a. 2 km. b. 15 km c. 30 km d. 60 km. II. Phần tự luận : Câu 1: - Nêu 1 ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó hãy chỉ rõ đâu là vật mốc. - Nếu có hai lực cân bằng cùng tác dụng lên một vật đang chuyển động thì vật đó sẽ như thế nào? - Tại sao nói chuyển động có tính tương đối? Câu 2 : Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái và có độ lớn 1500 N (1 cm ứng với 500N) Câu 3 : Búp bê đang đứng trên xe đang chuyển động, đột ngột dừng xe lại thì búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao? Câu 4 : Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km hết 0,5 giờ. Ở quãng đường sau dài 1,8km người đó đi với vận tốc 3m/s. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. I. Phần trắc nghiêm:đề 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A B C D B C D II/ Phần tự luận: Câu 7: Quỹ đạo mà vật nặng rơi là đường thẳng đứng. Chuyển động của vật nặng là chuyển động không đều vì trong quá trình rơi, vận tốc của vật nặng tăng dần. Câu 8. -Tóm tắt đúng: S 1 = 60m t 1 = 15s S 2 = 50m t 2 = 20s v 1 =? v 2 =? v tb =? Giải v 1 = = = 4m/s v 2 = = = 2,5m/s vtb = = = 3,14m/s Câu 9. a) -Tính đúng trọng lượng của vật: P = 10m = 10.5 = 50 N -Biểu diễn đúng véctơ lực: b) –Biểu diễn đúng véctơ lực: Câu 10: Có lực ma sát tác dụng lên viên phấn, đó là lực ma sát nghĩ. Nó có tác dụng cân bằng với trọng lượng của viên phấn làm cho viên phấn không bị rơi xuống. đề 2 Phần I: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 Đ.A C B C B D A Phần II: Tự luận: Câu 7: Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn thay đổi theo thời gian P=50N 10N F=30N 1 0 N 45 0 Câu 8: a) Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh, ngăn cản chuyển động của vành được gọi là lực ma sát trượt. Nếu bóp phanh mạnh thì bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường, khi đó lực ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường b) Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sân tác dụng lên quả bóng, ngăn cản chuyển động lăn của quả bóng là lực ma sát lăn. Câu 9 : Tóm tắt: t = 3h S = 120km v = ? k/h ? m/s Giải : Vận tốc của Ô tô là : ADCT : S v t = Thay số 108 54( / ) 2 54.1000 15( / ) 3600 v k h m s = = = = Đáp số : 54k/h ; 15m/s Câu 10 : a) m = 10kg ⇒ P = 10.m = 100 (N) b) P = 25000N P = 100N 20N 5000N ĐỀ 3: I. Trắc nghiệm : 4 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 c d d b b d a d II. Phần tự luận : 6 điểm Câu 1: (3 điểm) Đáp án Điểm - HS nêu đúng ví dụ, chỉ rõ được vật mốc. 1,5 điểm - Hai lực cân bằng cùng tác dụng lên một vật đang chuyển động thì vật đó sẽ chuyển động thẳng đều. 0,5 điểm - Tại vì một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác tùy thuộc vật được chọn làm mốc. 1 điểm Câu 2 : (1 điểm) F = 2000N 500N Câu 3 : (1 điểm) - Búp bê sẽ ngã về phía sau. Vì khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên phần đầu của búp bê chưa kịp chuyển động, vì vậy búp bê ngã về phía sau. Câu 4 : (1 điểm) Tóm tắt: S 1 = 3km Giải v 1 = 2 m/s = 7,2 km/h Thời gian người đó đi quãng đường đầu là S 2 = 1,95 km t 1 = s 1 / v 1 = 3 / 7,2 = 0,42 (h) t 2 = 0,5h Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường Tính v tb )/(38,5 5,042,0 95,13 21 21 hkm tt SS v tb = + + = + + = ĐỀ 4: I. Phần trắc nghiệm: 4 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 c d a b a d b d II. Phần tự luận : 6 điểm Câu 1: (3 điểm) (như đề 1). Câu 2 : 1 điểm. F = 1500N 500N Câu 3 : (1 điểm) - Búp bê sẽ ngã về phía trước. Vì khi xe dừng lại đột ngột thì chân búp bê cũng dừng lại, nhưng do quán tính phần đầu của búp bê vẫn chuyển động và ngã về phía trước. Câu 4 : (1 điểm) Tóm tắt: S 1 = 3km Giải t 1 = 0,5 h Thời gian người đó đi quãng đường sau là S 2 = 1,8 km t 2 = s 2 / v 2 = 1,8 / 10,8 ≈ 0,17 (h) v 2 = 3 m/s = 10,8 km/h Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường Tính v tb )/(16,7 17,05,0 8,13 21 21 hkm tt SS v tb = + + = + + = . dụng gì? ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: VẬT LÍ 8 đề 2 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm khách quan: (Chọn phương án trả lời cho các câu sau) Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: VẬT LÍ 8 đề 1 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng cho. một vật có khối lượng 10kg (tỉ lệ xích 1cm ứng với 20N) b) Lực kéo 25000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích tự chọn) HẾT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I ĐỀ 3 Môn:

Ngày đăng: 28/07/2015, 07:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w