1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên BẮC NINH

6 480 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SỞ GD – ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH GIỚI THIỆU ĐỀ THI CHỌN HSG VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII Năm học 2014 - 2015 Môn: Lịch sử (dành cho học sinh lớp 11) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao để) Câu 1 (3,0 điểm). Nêu những nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 - 1884. Phát biểu suy nghĩ về điều trên. Câu 2 (3,0 điểm). Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước ( Bạo động và Cải cách) trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, theo các nội dung sau: Chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng và hạn chế. Câu 3 (3,0 điểm). Trình bày mục đích, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 4 (3,0 điểm). Hãy làm sáng tỏ tính đúng đắn và sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 5 (3,0 điểm). Cho 1 bảng thống kê sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ hai STT Nội dung sự kiện Thời gian 1 Phát xít Đức tấn công Liên Xô 2 Phát xít đức tấn công Ba Lan 3 Nhật tấn công Trân Châu Cảng 4 Đức mở rộng tấn công các nước Châu Âu 5 Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện 6 HQLX cắm cờ trên tòa nhà Quốc hội Đức 7 Chiến thắng của HQLX ở Xtalingrat 8 Chính phủ Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện. a. Xác định và sắp xếp lại các sự kiện theo thứ tự, thời gian của Chiến tranh thứ hai. Cho biết sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến căn bản của cuộc Chiến tranh. b. Nêu và trình bày các quốc gia Đông Nam Á đã tận dụng Nhật đầu hàng Đồng minh đấu tranh giành độc lập. Câu 6 (2,5 điểm). Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc Lào từ năm 1945 đến năm 1975 và nêu nội dung chính của từng giai đoạn. Câu 7 (2,5 điểm). Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa? Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Dương và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có gì thay đổi ? HẾT Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Loan (SDT : 0989.768.027) GỢI Ý CHẤM Câu 1 (3,0 điểm). Nêu những nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 - 1884. Phát biểu suy nghĩ về điều trên. 1. Những nhân vật lịch sử tiêu biểu 2,0đ Trong suốt quá trình xâm lược Việt Nam gần 30 năm (1858 - 1884), thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân ta đứng lên chống xâm lược a. Quan lại: Một số quan lại yêu nước của triều đình Nguyễn đã nêu những tấm gương sáng về lòng căm thù giặc, về tinh thần bất khuất . - Đốc học Phạm Văn Nghị đã đem 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế, xin được giết giặc ngay khi Pháp đánh chiếm Đà Nẵng. Ông chiêu mộ 7000 quân xây dựng căn cứ ở An Hòa, khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất - Tổng đốc Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam khi Pháp đánh Đà Nẵng (1858) và mặt trận Gia Định khi Pháp đánh Gia Định. Năm 1873, ông cùng con là Nguyễn Lâm đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ thành Hà Nội - Tổng đốc Hoàng Diệu cũng đã kiên cường chiến đấu khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai (1882) và ông đã tuẫn tiết, không chịu để sa vào tay giặc b. Cuộc kháng chiến của nhân dân - Trương Định và con trai là Trương Quyền đã trở thành những thủ lĩnh nghĩa quân Nam Kì từng làm giặc phải kinh sợ - Nguyễn Trung Trực lừng danh với chiến công mưu trí đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ, với lời thề khảng khái trước lúc hi sinh - Bên cạnh đó, có những thủ lĩnh ở Nam Kì như Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương… Ngoài Bắc, quân dân ta cùng đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã hai lần lập chiến công giết giặc trong những trận phục kích ở Cầu Giấy. c. Cuộc kháng chiến của tri thức, nho sĩ - Nguyễn Đình Chiểu, người thầy giáo “đui mắt, sáng lòng” đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí tố cáo quân cướp nước - Nhà thơ Phan Văn Trị với những bài thơ bút chiến nảy lửa vạch mặt bọn cướp nước 0.25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 2. Suy nghĩ 1,0đ - Qua tấm gương đấu tranh, hy sinh anh dũng của các nhân vật lịch sử Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta, tiếp nối truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc - Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, khiến Pháp phải kéo dài cuộc xâm lược Việt Nam gần 30 năm. ((Lưu ý: nội dung phát biểu của HS, tuy theo tư duy của các em, nếu chạm tới những yêu cầu chung của đáp án cho đủ điểm. Hoặc thể hiện được năng lực sáng tạo sẽ khuyến khích điểm. Song không vượt ngoài khung điểm chung là 1,0 điểm)) 0,5đ 0,5đ Câu 2 (3,0 điểm). Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước ( Bạo động và Cải cách) trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, theo các nội dung sau: Chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng và hạn chế. Các xu hướng Chủ trương Biện pháp Khả năng thực hiện Tác dụng Hạn chế Bạo động (Phan Bội Châu khởi xướng) Đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc Dùng bạo động vũ trang, tổ chức lực lượng ở trong nước và tranh thủ viện trợ từ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản - Đấu tranh bạo động vũ trang là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. - Cầu viện Nhật – khó thực hiện Khơi dậy tinh thần yêu nước, xác định được mâu thuẫn cơ bản của dân tộc nên chủ trương chống Pháp Chưa đánh giá đúng bản chất của CNĐQ nên dựa vào Nhật để đánh Pháp Cải Cách (Phan Châu Trinh) Cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền, thực hiện cải cách xã hội. Vạch trần chế độ PK thối nát và yêu cầu Pháp thay đổi thái độ - Yêu cầu Pháp thay đổi thái độ với sĩ dân VN, sửa đổi chính sách cai trị - Thực hiện cuộc vận động duy tân, mở trường học Không thể thực hiện vì đế quốc và phong kiến đã cấu kết với nhau. Cổ vũ tinh thần học tập, tự cường, phê phán bọn quan lại đề cao nếp sống mới Dựa vào Pháp để lật đổ chế độ chuyên chế Điểm 0,75 0,5đ 0,5đ 0,75 0,5đ Câu 3 (3,0 điểm). Trình bày mục đích, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nội dung Điểm • Giới thiệu sơ lược về Hội VNCMTN Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội VNCMTN. Đây là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản. • Mục đích của Hội Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại, kịch liệt đấu tranh để chống đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. • Hoạt động chính - Sáng lập báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận - Đầu năm 1927 xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh trang bị lí luận giải phóng dân tộc cho để tuyên truyền - Hội đã tập hợp lực lượng và nhanh chóng phát triển hội viên trong cả nước. Năm 1928 có đến năm 1929 tăng Các kì bộ TK, BK, NK của Hội lần lượt ra đời - Năm 1928 chủ trương “vô sản hóa” góp phần nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân Phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ - Năm 1929, Hội có sự phân hóa tích cực, hình thành hai tổ chức Cộng sản sau này hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam • Vai trò - Góp phần giải quyết vấn đề đường lối cách mạng VN đầu thế kỉ XX. Hội tích cực tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản Nhờ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ đó, giai cấp công nhân ngày một trưởng thành chuyển dần lên đấu tranh tự giác - Tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời chính Đảng vô sản là tổ chức tiền thân của Chính đảng cộng sản sau này. - Góp phần vào thắng lợi của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng VN. Đưa phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển thành làn sóng theo lập trường vô sản 0,25đ 0,25đ Câu 4 (3,0 điểm). Hãy làm sáng tỏ tính đúng đắn và sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung Điểm * Tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản (6 – 1 – 1930) thống nhất các tổ chức lấy tên là ĐCSVN, thông qua Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận thực tiễn, đúng đắn và sáng tạo. * Tính đúng đắn, sáng tạo của Chính cương: - Tính đúng đắn: Một CLCT đúng đắn là cương lĩnh phù hợp với thực, phản ánh đúng yêu cầu khách quan của lịch sử. CLCT là cương lĩnh GPDT đúng đắn ở những điểm chủ yếu sau: + Đường lối chiến lược: là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là đường lối đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cách mạng VN, kết hợp giữa ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vì trong bối cảnh VN tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản để giành độc lập chỉ có thể đi theo khuynh hướng vô sản + Về nhiệm vụ cách mạng : CLCT xác định nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc, phong kiến và bọn tư sản phản cách mạng Điều đó đáp ứng đòi hỏi khách quan của lịch sử, vì ở nước thuộc địa mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với đế quốc xâm lược là mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu phát triển gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc là vô cùng cần thiết + Về lực lượng cách mạng : gồm công nhân, nông dân Đối với trung, tiểu địa chủ , đồng thời phải liên lạc Chủ trương này phù hợp thực tiễn xã hội VN và khả năng cách mạng, thái độ chính trị của mỗi giai cấp tầng lớp trong xã hội. Vì sau sau CT1 ở VN trừ một bộ phận làm tay sai, còn đại bộ phận giai cấp đều hăng hái đấu tranh. Đây là cơ sở mở rộng khối đoàn kết + CL xác định, Đảng CSVN đội tiên phong của giai cấp vô sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo Trong điều kiện các phong trào yêu nước do các trí thức PK (cuối thế kỉ XIX) hoặc giai cấp tư sản không thành công, thì sự lãnh đạo phù hợp nhất chỉ là giai cấp vô sản thông qua đội tiên phong của nó. - Sự sáng tạo trong CLCT thể hiện ở chỗ không giáo điều, rập khuôn máy móc như các nước tư bản phương Tây, mà có sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể ở thuộc địa, phản ánh đúng mâu thuẫn cơ bản của dân tộc, đánh giá và phát huy được khả năng của từng giai cấp Trong đó, độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh. Do đó, tính đúng đắn và sáng tạo gắn bó chặt chẽ với nhau. 0,25 đ 0,25đ 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5 (3,0 điểm). Cho 1 bảng thống kê sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ hai a. Xác định và sắp xếp (0,25đ/1 ý = 2,0 điểm) STT Nội dung sự kiện Thời gian 1 Phát xít đức tấn công Ba Lan 1 – 9 – 1939 2 Đức mở rộng tấn công các nước Châu Âu 1939 – 1940 3 Phát xít Đức tấn công Liên Xô 22 – 6 – 1941 4 Nhật tấn công Trân Châu Cảng 7 – 12 – 1941 5 Chiến thắng của HQLX ở Xtalingrat 2 – 2 – 1943 6 HQLX cắm cờ trên tòa nhà Quốc hội Đức 30 – 4 – 1945 7 Chính phủ Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 9 – 5 – 1945 8 Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện 15 – 8 – 1945  Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến căn bản của cuộc Chiến tranh là chiến thắng Xitalingrat (2 – 2 – 1943) tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của chiến tranh : ưu thế từ phe Trục sang phe Đồng minh. (0,5đ) b. Lợi dụng Nhật đầu hàng lực lượng Đồng minh, các quốc gia như Inđô-nê-xia, Việt Nam và Lào đã tận dụng thời cơ chín muồi tuyên bố độc lập. Ngày 17 – 8 – 1945, In tuyên bố độc lập và thành lập nước CH In. Cuộc cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới sự thành lập nước VNDCCH (2 – 9 – 1945). Tháng 8 – 1945 nhân dân Lào nổi dạy và ngày 12 – 10 – 1945 Lào tuyên bố độc lập. 0,5điểm Câu 6 (2,5 điểm). Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc Lào từ năm 1945 đến năm 1975 và nêu nội dung chính của từng giai đoạn. Nội dung Điểm • Các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào: - Giai đoạn 1945 đến 1946: Lào tuyền bố độc lập - Giai đoạn 1946 – 1954: kháng chiến chống thực dân Pháp. - Giai đoạn 1954 – 1975: kháng chiến chống đế quốc Mĩ. (Lưu ý: trong trường hợp HS chia làm 2 giai đoạn : GĐ từ năm 1945 – 1954 và giai đoạn từ năm 1954 – 1975  người chấm vẫn cho đủ điểm: 0,75 điểm) 0,25đ 0,25đ 0,25đ • Nội dung chính của từng giai đoạn: - Giai đoạn 1945 – 1946: giữa tháng 8/1945 Nhật đầu hàng Đồng minh. Nắm thời cơ thuận lợi ngày 12 – 10 – 1945 thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi. Chính phủ Lào tuyên bố về nền độc lập - Giai đoạn từ 1946 – 1954: + Tháng 3/1946, thực dân Pháp xâm lược trở lại, Nhân dân Lào cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập + Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến diễn ra mạnh mẽ + Sau chiến thắng ở Điện Biên phủ (ở Việt Nam), Hiệp định Giơnevơ (7/1954) công nhận , thừa nhận địa vị hợp pháp các lực lượng - Giai đoạn từ 1954 – 1975: + Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ vùng giải phóng được mở rộng + Cùng với việc kí HĐ Pari về VN (27/1/1973) Hiệp đinh Viêng Chăn (21/2/1973) lập lại hòa bình + Năm 1975 theo thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân VN quân và dân Lào đã nổi dậy giải chính quyền trong cả nước Ngày 1 – 12 – 1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 7 (2,5 điểm). Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ? Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Dương và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có gì thay đổi ? • Những sự kiện - Tháng 11 – 1972, tại Bon Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa hai bên phải tôn trọng không điều kiện chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện - Trong năm 1972, LX và Mĩ đã thỏa thuận vệ hạn chế vũ khí chiến lược kí Hiệp ước ABM Hiệp định SALT – 1 - Tháng 8 – 1975, Định ước Henxinki khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ nhằm bảo đảm an ninh châu Âu đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối - Trong những năm 70, 80 của thế kỉ XX, diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ giữa Tháng 12 – 1989, hai nhà lãnh đạo chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh • Sự thay đổi trong quan hệ giữa Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện : + Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có chuyến đi thăm lẫn nhau + Đến giữa những năm 80 trở đi ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ HẾT . SỞ GD – ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH GIỚI THI U ĐỀ THI CHỌN HSG VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII Năm học 2014 - 2015 Môn: Lịch sử (dành cho học sinh lớp 11) Thời gian:. phân chia các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc Lào từ năm 1945 đến năm 1975 và nêu nội dung chính của từng giai đoạn. Nội dung Điểm • Các giai đoạn phát triển của cách mạng. truyền - Hội đã tập hợp lực lượng và nhanh chóng phát triển hội viên trong cả nước. Năm 1928 có đến năm 1929 tăng Các kì bộ TK, BK, NK của Hội lần lượt ra đời - Năm 1928 chủ trương “vô sản hóa”

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:13

Xem thêm: Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên BẮC NINH

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w