1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên BẮC GIANG

6 517 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 113 KB

Nội dung

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BẮC GIANG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu Câu 1 (3,0 điểm) Phân tích những đặc điểm cơ bản của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 1858-1884. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong thời gian này lại thất bại? Câu 2 (3,0 điểm) Những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? Đóng góp của khuynh hướng này đối với lịch sử dân tộc trong thời gian trên. Câu 3 (3,0 điểm) Lập bảng so sánh hai tổ chức yêu nước cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng ra đời ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX theo mẫu: Nội dung Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Việt Nam Quốc dân đảng Thời gian thành lập Nền tảng tư tưởng chính trị Lãnh đạo Nhiệm vụ Lực lượng Xu hướng phát triển Câu 4 (3,0 điểm) Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ưu điểm và hạn chế của Luận cương là gì? Câu 5 (3,0 điểm) Vì sao Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện ngày 15/8/1945? Sự kiện này đã tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 6 (2,5 điểm) Lý do nào khiến nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã chuyển chiến lược kinh tế hướng nội sang chiến lược kinh tế hướng ngoại vào những năm 60-70 của thế kỉ XX trở đi? Câu 7 (2,5 điểm) Từ sau năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp nào? Liên hệ những thay đổi đó với công cuộc Đổi mới ở nước ta hiện nay. … HẾT… Người ra đề Nguyễn Thu Hiền (ĐT: 0912.838.137) ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11 Nội dung Điểm Câu 1 Phân tích những đặc điểm cơ bản của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 1858- 1884. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam thời kì này lại thất bại? 3,0 đ a. Phân tích những đặc điểm cơ bản…. - Chiến đấu kịp thời: ngay khi thực dân Pháp đặt chân lên Đà Nẵng, nhân dân ta đã có ý thức bảo vệ nền độc lập của dân tộc, đứng lên đấu tranh mà không trông chờ vào bất kì mệnh lệnh hay lời kêu gọi nào của triều đình. 0,5 đ - Xác định đúng kẻ thù dân tộc: khi Tổ Quốc lâm nguy, nhân dân đã tự xác định được đâu là bạn, đâu là thù. Họ đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, tạm gác mối thù giai cấp lại (trường hợp Phạm Văn Nghị). 0,25 đ - Tinh thần chiến đấu anh dũng: nhân dân kháng chiến với mọi vũ khí có trong tay, bằng sức lực, sự mưu trí và quyết tâm cao nhất của mình vì bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo vệ quê hương đất nước. 0,25đ - Hình thức đấu tranh phong phú: đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh bằng thơ văn yêu nước, đấu tranh du kích (thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Thủ khoa Huân…) 0,25 đ - Nhân dân biết kết hợp nhiệm vụ chống Pháp xâm lược với chống phong kiến đầu hàng sau khi triều đình phản bội quyền lợi dân tộc. “Dập dìu trống đánh cờ xiêu…”. Từ đây, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân tách thành mặt trận riêng, không lệ thuộc vào triều đình. 0,5 đ b. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân thất bại… * Khách quan: - Thực dân Pháp có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại và quyết tâm xâm lược Việt Nam làm thuộc địa. 0,25 đ * Chủ quan: - Đường lối kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn không đúng đắn (chiến đấu còn do dự, nhượng bộ, cầu hòa…); không tập hợp, đoàn kết và tổ chức, lãnh đạo được nhân dân đứng lên chống Pháp. Mặt khác, do tư tưởng thủ cựu nên nhà Nguyễn không tiếp nhận cái mới để duy tân đất nước tạo nên sức mạnh chống ngoại xâm. 0,5đ - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong điều kiện bấy giờ diễn ra sôi nổi nhưng thiếu sự lãnh đạo chung, không có đường lối, chủ trương thống nhất… nên dễ bị thực dân Pháp đánh bại. 0,5đ Câu 2 Những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đóng góp của khuynh hướng…. 3,0 đ a. Điều kiện lịch sử - Con đường yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến cùng với sự thất bại của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX đã đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới. 0,25đ - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến: quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện; các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới. 0,5 đ - Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam: phong trào duy tân của Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu tiến hành, sau đó là cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh đạo ở Trung Quốc; tư tưởng Triết học ánh sáng của cách mạng Pháp… Đặc biệt sự cường thịnh của Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã ảnh hưởng đến các sĩ phu yêu nước bấy giờ khiến họ nhận thấy muốn phát triển đất nước thì phải duy tân theo Nhật Bản. Nhiều nước phương Đông như Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin… cũng bùng nổ phong trào đòi duy tân, cải cách theo khuynh hướng tư sản, gia nhập trào lưu “Châu Á thức tỉnh”. 0,75 đ b. Đóng góp của khuynh hướng… - Góp phần làm chuyển biến tư tưởng yêu nước của nhân dân Việt Nam từ yêu nước trên lập trường phong kiến sang yêu nước trên lập trường dân chủ tư sản. 0,5đ - Đem lại cho phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nhiều hình thức đấu tranh mới: bạo động, cải cách, kết hợp bạo động với cải cách, kết hợp chuẩn bị thực lực bên trong với vận động giúp đỡ từ bên ngoài. 0,5đ - Tạo nên sự thay đổi trong tư duy kinh tế, văn hóa (cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới, cải cách văn hóa- xã hội, mở trường dạy học theo lối mới…). Từ đó tạo tiền đề cho việc thành lập các tổ chức cách mạng về sau này. 0,5đ Câu 3 Bảng so sánh hai tổ chức yêu nước cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng. 3,0 đ Nội dung Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Việt Nam Quốc dân đảng Thời gian thành lập 6/1925 12/1927 Nền tảng tư tưởng chính trị Chủ nghĩa Mác Lênin Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn Lãnh đạo Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… Nhiệm vụ Truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và đào tạo cán bộ có lý luận cách mạng Đánh đổ đế quốc, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền Lực lượng Công nhân, trí thức, thanh niên yêu nưóc Phức tạp: tiểu tư sản, tư sản, địa chủ, binh lính… Xu hướng phát triển Làm cách mạng dân tộc dân chủ, cách mạng vô sản Đi theo con đường tư bản chủ nghĩa nhưng bế tắc. Mỗi ý trả lời đúng được 0,5đ Câu 4 Nội dung cơ bản của Luận cương tháng 10/1930…. 3,0 đ a. Nội dung cơ bản của Luận cương - Về đường lối chiến lược cách mạng: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. 0,5 đ - Về nhiệm vụ cách mạng:hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ đế phong kiến và đánh đổ đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau. 0,5 đ - Về lực lượng cách mạng: giai cấp công nhân và nông dân 0,25đ - Lãnh đạo cách mạng: là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản. 0,25 đ - Luận cương nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. 0,5 đ b. Ưu điểm và hạn chế của Luận cương: - Luận cương đã nêu được những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, là ánh sáng soi đường cho nhân dân ta đấu tranh chống đế quốc, phong kiến để giành độc lập dân tộc. 0,5đ - Tuy nhiên, Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. Mặc khác, Luận cương đánh giá không đúng khả năng cách mạng của một số giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam (bộ phận trung tiểu địa chủ, tư sản dân tộc, tiểu tư sản ) 0,5 đ Câu 5 Vì sao Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện ngày 15/8/1945. Sự kiện này đã tác động… 3,0 đ a. Vì sao… - Do sự sụp đổ của phát xít Đức và phát xít Italia ở Châu Âu đã làm cho Nhật mất đi một chỗ dựa và đặt Nhật vào một tình thế tuyệt vọng. 0,5 đ - Sự thất bại của Nhật trên các đảo Thái Bình Dương, ở Đông Nam Á; sự thiệt hại nặng nề về không quân, hải quân trong những traanh chiến với Mĩ; hai quả bom nguyên tử của Mĩ ném xuống Hirosima và Nagasaki đã gây tâm lí hoảng loạn và làm suy sụp tinh thần của giới cầm quyền Nhật. 0,5đ - Việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông với lực lượng hùng hậu đặt Nhật vào thế thất bại không thể tránh khỏi. 0,5đ - Phong trào chống phát xít Nhật dâng cao ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á: Việt Nam, Inđônêxia, Mã Lai, Miến Điện… 0,5đ - Do sức ép từ phía nhân dân Nhật Bản… 0,25 đ b. Sự kiện này đã tác động… - Sự kiện Nhật đầu hàng Đồng Minh làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á phát triển. Một số nước nhân cơ hội Nhật đầu hàng đã chớp thời cơ nổi dậy giành được chính quyền: Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thắng lợi lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945), cách mạng tháng Tám ở Inđônêxia, cách mạng ở Lào… 0,75đ Câu 6 Lí do khiến nhóm 5 nước sáng lập ASEAN… 2,5 đ - Do chiến lược kinh tế hướng nội dần dần mất vai trò và bộc lộ nhiều nhược điểm (thiếu vốn, nguyên liệu…) 0,5đ - Vào những năm 60-70 của thế kỉ XX, quá trình quốc tế hóa ngày càng cao, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn nên một nền kinh tế hướng nội sẽ không còn thích hợp nữa. 0,5 đ - Bản thân thị trường nội địa yếu nên không tạo được việc làm, không giải quyết được vấn đề thất nghiệp nếu như không chuyển đổi sang chiến lược kinh tế hướng ngoại. 0,5đ - Việc Mĩ thất bại trong chiến tranh Việt Nam và Đông Dương: khi Mĩ rút khỏi cuộc chiến tranh này thì việc đầu tư vào khu vực bắt đầu giảm đi. 0,5đ - Sự thành công của chiến lược kinh tế hướng ngoại của một số nước và khu vực trên thế giới như Mỹ Latinh, Đông Bắc Á cũng là những bài học kinh nghiệm với các nước ASEAN trong quá trình hướng ngoại. 0,5 đ Câu 7 Từ sau năm 1991, thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn… 2,5 đ a. Những thay đổi… - Trật tự thế giới hai cực sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng đa cực nhiều trung tâm… 0,5đ - Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. 0,5 đ - Sự tan rã của Liên Xô khiến Mĩ có lợi thế tạm thời ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực. 0,5 đ - Sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định. 0,5đ b. Liên hệ… - Trước những thay đổi to lớn của tình hình thế giới, Đảng ta chủ trương “nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức” tiếp tục kiên định con đường chủ nghĩa xã hội. 0,25đ - Trong công cuộc đổi mới kể từ năm 1986, ta đã đạt được nhiều thành tựu (có thể dẫn chứng một số thành tựu trong việc thực hiện ba chương trình kinh tế trọng điểm…). Những thành tựu ấy càng chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng ta là phù hợp với yêu cầu lịch sử. 0,25đ . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BẮC GIANG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút Đề thi có. về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. 0,5 đ b. Ưu điểm và hạn chế của Luận cương: - Luận cương đã nêu được những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam,. Việt Nam và Đông Dương: khi Mĩ rút khỏi cuộc chiến tranh này thì việc đầu tư vào khu vực bắt đầu giảm đi. 0,5đ - Sự thành công của chiến lược kinh tế hướng ngoại của một số nước và khu vực trên

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w