Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyênLÀO CAI

6 3K 18
Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử  khối 11 của trường chuyênLÀO CAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KÌ THI HSG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3.0 điểm) Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại ? Câu 2. (3.0 điểm) Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Câu 3. (3.0 điểm) Trên cơ sở trình bày diễn biến chính của phong trào Đông du và Duy tân ở nước ta đầu thế kỉ XX, hãy làm rõ những điểm giống nhau, khác nhau của hai phong trào. Câu 4. (3.0 điểm) Hãy phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Câu 5. (3.0 điểm) Có đúng hay không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao? Câu 6. (2.5 điểm) Hãy trình bày những biến đổi quan trọng của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Theo Anh (chị) trong những biến đổi đó thì biến đổi nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? Câu 7 (2.5 điểm) Hãy chỉ ra xu thế hoà hoãn Đông- Tây và Chiến tranh lạnh kết thúc trong quan hệ quốc tế. Tác động ? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm TRNG THPT CHUYấN TNH LO CAI THI XUT HNG DN CHM Kè THI HSG CC TRNG CHUYấN KHU VC DUYấN HI & NG BNG BC B Mụn thi: Lch s Thi gian lm bi: 180 phỳt (khụng k thi gian giao ) - Thang im 20 - Cho im l ti 0.25 - Cho im ti a khi bi lm ca thớ sinh chớnh xỏc v mt kin thc, khụng cú sai sút v chớnh t, ng phỏp. - Chỳ ý nhng im sỏng to trong bi lm ca thớ sinh cho im phự hp. CU NI DUNG IM Cõu 1 Nhng nguyờn nhõn no khin cho cuc khỏng chin chng Phỏp xõm lc ca quõn dõn ta t nm 1858 n nm 1884 tht bi ? 3.00 a. Tình hình n ớc ta giữa thế kỉ XIX - Biểu hiện khủng hoảng nghiêm trọng: + Chính trị: chuyên chế cao độ, quan lại phần lớn sa đoạ, tham nhũng. 0.25 + Kinh tế: Nông nghiệp sa sút, đất đai khai khẩn lại rơi vào tay địa chủ, cờng hào. Đê điều không đợc chăm sóc, nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Công thơng nghiệp đình đốn 0.25 + Quân sự lạc hậu. Chính sách đối ngoại có những sai lầm: Chính sách "bế quan toả cảng khiến nớc ta bị cô lập với thế giới bên ngoài; việc "cấm đạo, đuổi giáo sĩ phơng Tây làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc. 0.25 + Xã hội: mâu thuẫn gay gắt, khởi nghĩa nông dân liên tiếp xảy ra khắp cả nớc. Hậu quả : Sức dân sức nớc hao mòn, đặt nớc ta vào tình thế bất lợi trớc nguy cơ xâm lợc của thực dân Pháp. 0.25 b. Những hạn chế của triều đình trong cuộc kháng chiến - Tự hãm mình vào thế bị động, không bao giờ chủ động tấn công quân giặc. Bỏ qua nhiều cơ hội quét sạch quân thù: 1860 ( khi quân Pháp chỉ còn ở Gia Định khoảng 1000 tên), 1870 ( chiến tranh Pháp - Phổ), 1873 ( chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất). 0.50 - Từ bỏ vai trò lãnh đạo, thậm chí còn ngăn cản phong trào của nhân dân khiến cho phong trào thiếu lãnh đạo, nổ ra lẻ tẻ, thiếu chỗ dựa tinh thần. Ngoại giao trong thế yếu, luôn chịu thua thiệt, đi từ nhợng bộ đến thoả hiệp, đầu hàng ( thể hiện qua 4 hiệp ớc triều Nguyễn kí với Pháp). Cự tuyệt mọi đề nghị canh tân đất nớc - con đờng duy nhất thoát khỏi số phận một nớc thuộc địa. 0.50 b. Khách quan Chúng ta đơng đầu với một kẻ thù hoàn toàn mới, phát triển hơn chúng ta một thời đại: Pháp là nớc t bản chủ nghĩa ( văn minh công nghiệp), ta là nớc phong kiến ( văn minh nông nghiệp) nên tơng quan lực lợng rất chênh lệch ( nhất là vũ khí, phơng tiện chiến tranh). 1.00 Cõu 2 Hon cnh ra i, c im ca phong tro yờu nc cỏch mng Vit Nam u th k XX 3.00 a. Hon cnh ra i Thc dõn Phỏp bt tay vo cuc khai thỏc thuc a ln th nht. Xó hi Vit Nam bt 0.50 đầu phân hoá, các giai tầng xã hội mới ra đời ( công nhân, tư sản, tiểu tư sản) là cơ sở xã hội để tiếp nhận những tư tưởng tư sản từ Trung Quốc, Nhật Bản dội vào Việt Nam. b. Đặc điểm - Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã tiếp thu tư tưởng mới của thời đại: không còn là “ trung quân, ái quốc” mà là gắn “nước” vơí “ dân”. 0.50 - Mục tiêu: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ tiến bộ vì dân. 0.50 -Lực lượng tham gia: Nông dân ( người Kinh, dân tộc ít người miến núi), công nhân, các tầng lớp công thương, binh lính người Việt yêu nước trong quân đội Pháp 0.50 - Hình thức đấu tranh phong phú: Bạo động vũ trang ( khởi nghĩa của binh lính ở Huế 1916, ở Thái Nguyên 1917…), lập các tổ chức chính trị. ( Hội Duy tân, Việt Nam Quang phục hội), ngoại giao, cải cách xã hội: mở trường học kiểu mới, lập hội buôn, công ty,diễn thuyết, bình văn, biểu tình… 0.50 -Kết quả, ý nghĩa: Thất bại vì chưa có những điều kiện chín muồi về kinh tế - xã hội nhưng đã tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. Chứng tỏ sự khủng hoảng lãnh đạo và đường lối cứu nước, dọn đường cho phong trào cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 05.0 Câu 3 Trên cơ sở trình bày diễn biến chính của phong trào Đông du và Duy tân ở nước ta đầu thế kỉ XX, hãy làm rõ những điểm giống nhau, khác nhau của hai phong trào 3.00 a.Trình bày diễn biến chính của phong trào Đông Du và Duy tân ở nước ta đầu thế kỷ XX. - Phong trào Đông du: 1905, Phan Bội Châu cùng Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa 200 thanh , thiếu niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chuẩn bị cán bộ cho việc bạo động vũ trang sau này. Tháng 8 - 1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương trục xuất toàn bộ lưu học sinh Việt Nam. Phong trào tan rã. 0.75 - Phong trào Duy tân: 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu yêu nước tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ tiến hành trên nhiều lĩnh vực: về kinh tế, cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội buôn, công ti, phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công; mở trường dạy học theo lối mới; vận động cải cách trang phục và lối sống. Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt- phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908. Ngoài ra, 1907 ở Hà Nội có hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục cũng là một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì. Thực dân Pháp đàn áp dữ dội , các lãnh tụ phong trào bị bắt, bị giết, phong trào kết thúc. 0.75 b. Những điểm giống và khác nhau của hai phong trào - Giống nhau về mục đích, ý nghĩa: Diễn ra gần như trùng nhau về thời gian. Đều là những cuộc vận động yêu nước, nhằm mục đích “ khai dân trí , chấn dân khí ”,chống lại chế độ phong kiến hủ bại, giành lại độc lập cho dân tộc. Cả hai phong trào đều sớm bị thực dân Pháp đàn áp, nhưng đã góp phần tạo ra một cuộc vận động theo khuynh hướng tư sản, tạo tiền đề cho cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau. 0.75 - Khác nhau về cách làm: Phong trào Đông du tập trung vào một số thanh thiếu niên yêu nước, học tập về khoa học - kỹ thuật, và kiến thức quân sự ở Nhật Bản. Phong trào Duy tân có lực lượng tham gia đông đảo hơn, hình thức đa dạng hơn, địa bàn là khu vực Trung Kỳ. 0.75 Câu 4 Hãy phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam 3.00 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1/1930) gồm các văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt, và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Tính cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên đó được thể hiện qua những nội dung sau: 0.50 Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền (về sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”). Như vậy, ngay từ đầu, Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc chỉ có thể lâu dài khi kết hợp với chủ nghĩa xã hội. 0.50 Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta: đánh đổ đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng. Mục tiêu: Làm cho nước Việt Nam độc lập; Dựng lên chính phủ công nông binh; Tổ chức ra quân đội công nông; Tịch thu những sản nghiệp lớn và ruộng đất của bọn đế quốc, bọn phản cách mạng đem chia cho dân cày nghèo, chuẩn bị cách mạng thổ địa. Như vậy, vấn đề dân tộc được ưu tiên hàng đầu, Người đã nhìn thấy rõ 2 mâu thu‰n cơ bản trong xã hội thuộc địa: Địa chủ phong kiến với nông dân và toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp. 0.50 Lực lượng cách mạng chủ yếu là công - nông, đồng thời phải lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phe giai cấp vô sản, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản Việt Nam chưa lộ rõ bộ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng hoặc làm cho họ trung lập, phải liên minh với các giai cấp và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ tối đa lực lượng cách mạng, cô lập tối đa lực lượng kẻ thù. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở liên minh công – nông - trí… 0.50 Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng phải lấy chủ nghĩa Marx Lenin làm nền tảng tư tưởng. Đảng phải có trách nhiệm phục vụ đại bộ phận giai cấp công nhân, làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng. Phải thu phục đại đa số dân cày, dựa vững vào dân cày. 0.50 Cương lĩnh đầu tiên của Đảng còn coi cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới. Như vậy, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn với tư tưởng cốt lõi là Độc lập – Tự do cho dân tộc. 0.50 Câu 5 Có đúng hay không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao? 3.00 - Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến tranh. 0,50 - Vì thái độ cụ thể của các nước này: + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không 0,50 tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ. + Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình. 0,50 + Tại Hội nghị Muyních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Pháp đã kí một hiệp định trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết của Hítle về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. 0,50 - Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít (phe trục), các nước Mĩ, Anh và Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít. 0,50 Câu 6 Hãy trình bày những biến đổi quan trọng của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Theo Anh (chị) trong những biến đổi đó thì biến đổi nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? 2.50 a. Biến đổi thứ nhất: Các nước Đông Nam Á từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập. 0.25 - Trước chiến tranh thế giới II, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các đế quốc Âu - Mĩ. Khi chiến tranh bùng nổ, Nhật Bản xâm chiếm cả vùng Đông Nam Á, thiết lập trật tự phát xít ở đây. 0.25 - Từ cuộc đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ, nhân dân Đông Nam Á chuyển sang cuộc đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản, giải phóng đất nước. Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh (8 - 1945), nhiều nước đã đứng lên giành độc lập hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ khỏi quân Nhật. 0.25 + Ngày 17/8/1945, Inđônexia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia. + Cuộc cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công đ‰n tới sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). + Tháng 8/1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12/10/1945 nước Lào tuyên bố độc lập. + Nhân dân các nước Miến Điện, Mã Lai và Philippin đều nổi dậy đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản, giải phóng nhiều vùng rộng lớn của đất nước. 025 - Ngay sau đó, thực dân Âu - Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân ở đây một lần nữa phải cầm súng kháng chiến chống quân xâm lược. 0.25 - Giữa những năm 50, nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia đã lần lượt đánh đuổi thực dân Pháp, sau đó phải tiếp tục chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ đến năm 1975 mới giành thắng lợi hoàn toàn. 0.25 - Thực dân Âu - Mĩ cũng lần lượt công nhận độc lập cho Philippin (7-1946), Miến Điện (1-1948), Indonexia (8-1950), Mã Lai (8-1957), Singapo giành quyền tự trị (1959), Brunây (1984), ĐôngTimo là quốc gia trẻ tuổi nhất khu vực, đến 5 - 2002 trở thành một quốc gia độc lập. 0.25 b. Biến đổi thứ hai: Từ sau khi giành lại độc lập, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của mình và đạt nhiều thành tựu to lớn: như Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, đặc biệt là Xingapo có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á và được xếp vào hàng nước phát triển trên thế giới. 0.25 c. Biến đổi thứ ba: Cho đến tháng 4-1999, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị hợp tác giữa các nước trong khu vực. 0.25 - Trong những biến đổi đó biến đổi quan trọng nhất là : từ thân phận các nước thuộc địa, nữa thuộc địa và lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập. Nhờ có biến đổi đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế - xã 0.25 hội của mình ngày càng phồn vinh. Câu 7 Hãy chỉ ra xu thế hoà hoãn Đông- Tây và Chiến tranh lạnh kết thúc trong quan hệ quốc tế. Tác động ? 2.50 a. Xu thế hoà hoãn - Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thượng lượng Xô – Mĩ, mặc dù còn diễn biến phức tạp. 0.25 - Trên cơ sở thỏa thuận Xô – Mĩ, ngày 9/11/1972, Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức đã ký kết tại Bon “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”. Đặt cơ sở cho quan hệ giữa Đông và Tây Đức 0.25 - Cũng trong năm 1972, Liên xô và Mĩ đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26/5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược. 0.25 - Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa đã kí kết Định ước Hen-xin- ki: 0.25 + Khẳng định trong quan hệ giữa các quốc gia như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết hòa bình các tranh chấp… nhằm bảo đản an ninh châu Au và sự hợp tác giữa các nước về kinh tế khoa học – kỹ thuật, bảo vệ môi trường… 0.25 + Định ước đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối TBCN và XHCN ở châu Âu và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này. 0.25 - Từ năm 1985, những cuộc gặp cấp cao Xô – Mĩ đã diễn ra, nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế, khoa học – kỹ thuật đã được kí kết giữa hai nước, trọng tâm là những thỏa thuận về thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược, hạn chế chạy đua vũ trang giữa hai nước. 0.25 - Tháng 12/1989, tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo Goócbachốp và Bu- sơ đã cùng chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. 0.25 b. Tác dụng - Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới 0.50 Hết . TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KÌ THI HSG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) . theo khuynh hướng tư sản, tạo tiền đề cho cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau. 0.75 - Khác nhau về cách làm: Phong trào Đông du tập trung vào một số thanh thi u niên yêu nước, học tập về khoa học. chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền (về sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (“làm tư sản dân quyền cách

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KÌ THI HSG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

  • HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI HSG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan