Đề văn lớp 11- sưu tầm tham khảo ôn thi kiểm tra, thi học sinh giỏi văn (1)

3 2.1K 47
Đề văn lớp 11- sưu tầm tham khảo ôn thi kiểm tra, thi học sinh giỏi văn (1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề: Phân tích bài thơ “ Câu cá mùa thu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến -Bài Làm- Mùa thu – mùa của các thi nhân. Tại sao lại khẳng đònh như vậy? Bởi vì hầu hết các nhà thơ xưa và nay không ít thì nhiều đều có những bài thơ viết về mùa thu. Phải chăng mùa thu tiết trời se lạnh, gió thu hắt hiu, cảnh thu mơ màng, trăng thu huyền ảo, lá thu rơi, đã tạo cho các nhà thơ niềm xúc cảm dạt dào? Chắc là thế! Với thi nhân, mùa thuxưa nay như người bạn tri ân để gởi gắm nỗi niềm, để tâm tình chia sẻ. Và nhắc đến thu, ta không thể không nhắc đến Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu: Thu vònh, Thu điếu, Thu ẩm. Mà trong đó, Thu điếu là một trong những bài thơ hay nhất trong hệ thống thơ ca viết về mùa thu. Tuy nhan đề là “Câu cá mùa thu” nhưng bài thơ không lấy việc câu cá làm chính mà lấy mùa thu làm chính. Việc câu cá chẳng qua là cái cớ , cái hoàn cảnh, cái chỗ để nói về mùa thu. đây, cảnh thu được tác giả đón nhận từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần. Điểm nhìn cảnh thu được nhìn từ chiếc thuyền câu đến mặt ao rồi nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi nhìn ra mặt ao. Mở đầu bài thơ là hình ảnh mùa thu với một không gian thanh bình ở chốn làng quê của tác giả, trong một cái ao nhỏ và chiếc thuyền câu tónh lặng nhẹ tênh giữa một không khí mùa thu bắt đầu se lạnh: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Hai câu thơ trên không chỉ miêu tả không gian mùa thu mà còn miêu tả được cả không gian của mùa thu. Mùa thu được biểu hiện ở làn nước trong, đã trong mà lại còn “trong veo”. Ao thu như là một chiếc gương sáng, phản chiếu những nét bình dò của làng quê Viện Nam. Nay được tác giả đưa vào càng làm cho bài thơ thêm ý vò. Trong cái lạnh lẽo của mùa thu, một mình tác giả “du ngoạn” trên một chiếc thuyền câu vốn đã bé lại càng “bé tẻo teo”. Mùa thu thường là mùa của tâm trạng buồn, qua hai câu thơ này ta lại càng thấy Nguyễn Khuyến rất tài tình khi miêu tả khung cảnh mùa thu. Và cũng qua hai câu thơ cũng cho ta biết rằng với tính chất “lạnh lẽo nước trong veo” thì đây khộng phải là môi trương thuận lợi và thích hợp cho việc câu cá. Từ chiếc thuyền câu, tác giả lại tiếp tục đưa ta vào thế giới cảnh sắc trên ao thu qua hai câu thơ tiếp theo: Sóng biếc theo làn hơi gơn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Cái tónh như cô đọng hơn trong một không gian ngưng đọng. Sự vật dường như chuyển động khẽ hơn, chỉ có gió mà lại rất nhẹ, làm cho chiếc thuyền câu “bé tẻo teo” chỉ hơi chòng chành đủ cho sóng chỉ hơi gơn tí. Khung cảnh mùa thu đượm buồn như im lìm lặng lẽ, chỉ có chiếc lá khẽ đưa mà thôi. Ngòi bút của tác giả tinh tế đến từng chi tiết nhỏ. Chỉ việc một từ “khẽ” đã miêu tả được miêu tả được cả âm thanh, đó là âm thanh tónh chứ không động, tả được cái trạng thái tónh lặng của mùa thu. Ngay cả từ “vèo” cũng vậy, không chỉ là bay qua của chiếc lá khi có làn gió mà nó còn thể hiện được tâm trạng của tác giả, một sự đau buồn trước cảnh đất nước rơi vào tay bọn thực dân Pháp. Màu “biếc” của sóng và màu “vàng” của lá đã vẽ nên một bức tranh làng quê thật thanh bình. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ “vèo” trong thơ Nguyễn Khuyễn. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ vừa ý trong bài thơ “Cảm thu, tiễn thu”: Vèo trông lá rụng đầy sân Ngay cả Xuân Diệu cũng có lời nhận xét: “ Cái thú vò của bài thơ Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi ”. Lời bình của Xuân Diệu thật tâm đắc. Từ việc miêu tả cảnh ao thu, nhà thơ mở rộng không gian lên chiều cao tạo nên không khí khoáng đạt và không gian như rộng hơn làm cho bức tranh thêm đường nét: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Cả trời thucũng được nhà thơ quan sát tỉ mỉ. Màu da trời “xanh ngắt” thật là đẹp, cùng với những đám mây trôi lơ lửng tạo cho ta thêm cảm giác muốn được hòa mình vào thiên nhiên. đây từ “lơ lửng” còn là tâm trạng của tác giả về một vấn đề gì đó chưa thể quyết đònh rõ ràng. Từ trời thu, tác giả nhìn xuống, nhìn xa ngõ trúc. Không gian lại trở nên vắng lặng buồn thảm khi mà “khách vắng teo”. Cái vắng lặng, không khí buồn của mùa thu không dừng ở không gian cái ao mà còn lan tỏa khắp đất trời. Ngõ xóm trước kia đông đúc người qua lại mà bây giờ cũng “vắng teo”. Con đường cũng trở nên quanh co. Tất cả mọi sự vật đều vắng lặng trong khung cảnh mùa thu. Bài thơ cho đến đây, đã hết sáu câu, vẫn chưa thấy xuất hiện con người. Đến hai câu cuối của bài thơ, con người hay là chính tác giả mới xuất hiện. Trong bức tranh thu, con người dường như ẩn kín sau cảnh vật, hòa mình vào thiên nhiên, đất nước. Sự xuất hiện này có tạo nên cho bài thơ những bất ngờ gì không? Bất ngờ thì có bất ngờ, nhưng tranh thu không vì thế mà thay đổi, vẫn cái vắng vẻ, tónh lặng ấy. Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo Thông qua miêu tả việc tựa gối câu cá thì hình ảnh con người mới hiện lên rõ nét. Tư thế “tựa gối” một phần vì tiết thu, nhưng một phần còn bởi lòng người câu cá. Ta thường biết, khi câu cá thì con người ta cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng ở đây người câu cá không cảm thấy như vậy, dường như đang suy nghó một điều gì đó. Phải chăng tác giả cũng đang trăn trở, trầm ngâm như vậy. Ngư, tiều, canh, mục là những đề tài tượng trưng cho cuộc sống của các ẩn só trong văn học truyền thống phương Đông xưa. Nguyễn Khuyến rút lui khỏi chốn quan trường về quê đònh làm một ẩn só giữa thời buổi đất nước đang bò giặc Pháp xâm lược, nhưng ông không thể ung dung đi câu như một ẩn só thực thụ. Tiếng động nhỏ của cá đớp dưới chân bèo, tiếng động duy nhất của toàn bài thơ đã phá tan không gian vắng vẻ của cảnh thu. Chòu sự tác động của thời cuộc, lòng ông vẫn giữ những lớp sóng mà xôn xao, khuấy động. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu, sự gắn bó tha thiết của tác giả với quê hương đồng thời thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt của tác giả đã đạt đến sự tinh tế, điêu luyện. Bài thơ không dùng điển tích, điển cố hoặc từ ngữ khó hiểu. Các từ được khai thác để diễn đạt các xảm giác khác nhau về mùa thu khơi gợi kinh nghiệm nơi người đọc. Mùa thu hiện lên qua các giác quan. Mắt nhìn thấy: màu vàng của lá thu, màu xanh ngắt của trời thu, nước trong veo, làn sóng xanh biếc, con ngõ quanh co, vắng vẻ. Tai nghe thấy tiếng bay vào của lá vàng trước gió, tiếng ca đớp động dưới bèo. Các từ ngữ cho thấy không chỉ sự quan sát mà còn cả sự cảm nhận tinh tế của tác giả đối với cảnh thu, không gian thu. Tiêu biểu là việc dùng vần “eo” rất có sức gợi hình, gợi cảm. Cac từ láy sử dụng trong bài thơ góp phần tạo nên ấn tượng nhẹ nhàng, chậm chạp, yên tónh, vắng vẻ của cảnh thu: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng, cảnh thu ở bài thơ không rơi vào công thức mà có tính sáng tạo độc đáo bao gồm những cảnh hiện thực, rất tiêu biểu cho cảnh thu của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Phải là người gắn bó, yêu mến những cảnh vật ấy thì chúng mới đi vào thơ một cách tự nhiên như vậy. Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc làng quê với tất cả tấm lòng mình. Đọc “Thu điếu”, chúng ta càng thêm yêu quêâ hương, đất nước. Đúng như Lê Trí Viễn đã nhận xét thơ Nguyễn Khuyến: “Hãy đọc thơ Nguyễn Khuyến cho tim mình rung động với quê hương, đồng cảm với thi só ngày nào, để có thêm những rung động mới, những cảm xúc mới cần thiết cho ngày nay và cho mai sau ” . só trong văn học truyền thống phương Đông xưa. Nguyễn Khuyến rút lui khỏi chốn quan trường về quê đònh làm một ẩn só giữa thời buổi đất nước đang bò giặc Pháp xâm lược, nhưng ông không thể ung. phá tan không gian vắng vẻ của cảnh thu. Chòu sự tác động của thời cuộc, lòng ông vẫn giữ những lớp sóng mà xôn xao, khuấy động. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu, sự gắn bó tha thi t của. thảm khi mà “khách vắng teo”. Cái vắng lặng, không khí buồn của mùa thu không dừng ở không gian cái ao mà còn lan tỏa khắp đất trời. Ngõ xóm trước kia đông đúc người qua lại mà bây giờ cũng “vắng

Ngày đăng: 27/07/2015, 21:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan