Đề văn lớp 11- sưu tầm tham khảo ôn thi kiểm tra, thi học sinh giỏi văn (78)

6 1.3K 11
Đề văn lớp 11- sưu tầm tham khảo ôn thi kiểm tra, thi học sinh giỏi văn (78)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 1 ĐỀ THI THỬ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II NĂM HỌC 2014-2015 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: (2,0 điểm) "Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quí như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ". (Trích "Chữ người tử tù"- Nguyễn Tuân SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB GD, 2012) Đọc đoạn văn trên rồi trả lời những câu hỏi sau: 1. Nhân vật gọi là "ta " trong đoạn trích trên là ai? 2. Hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích trên? Câu 2: (3,0 điểm) ÔNG GIÀ VÀ THẦN CHẾT Một hôm, ông già đi đốn củi và gánh về nhà. Đường thì xa, gánh củi thì nặng, ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống và nói: - Chà, giá thần chết mang ta đi có phải hơn không! Thần chết đến và bảo: - Ta đây, lão cần gì nào? Ông già sợ hãi bảo: - Lão muốn ngài nhắc hộ bó củi lên cho lão. (Lép Tôn - xtôi, phỏng theo truyện ngụ ngôn của Ê - dôp) Anh/ chị suy nghĩ gì về ý nghĩa câu chuyện trên? Câu 3: (5,0 điểm) Về nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, có ý kiến cho rằng: Nét nổi bật ở Liên là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Liên chín chắn và điềm đạm, có tâm hồn phong phú và nhân hậu. Từ cảm nhận về nhân vật Liên, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh ; SBD ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: 1. Đoạn trích nói về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân (0, 5 điểm) 2. Ý nghĩa đoạn trích: Tập trung khắc họa vẻ đẹp của tử tù Huấn Cao: - Một nghệ sĩ tài hoa (0,5 điểm) - Một khí phách hiên ngang (0,5 điểm) - Một thiên lương cao cả (0,5 điểm) Câu 2: 1. Nêu vấn đề 2. Ý nghĩa của câu chuyện - Câu chuyện đã đặt con người bên bờ vực thẳm và buộc họ chọn lựa giữa cái chết nhẹ nhàng và sự sống vất vả. - Qua câu trả lời của ông lão với Thần Chết: “ Lão muốn ngài nhắc hộ bó củi lên cho lão”, Lép Tôn-xtôi muốn khẳng định: sự sống là đáng quý; con người dù lâm vào hoàn cảnh bất hạnh đến đâu, dẫu có gần kề cái chết, vẫn mong muốn được sống. 3. Bàn luận - Những suy nghĩ gợi lên từ câu chuyện a. Phân tích – chứng minh - Tư tưởng bi quan và lòng ham sống tồn tại song song trong con người. Nhưng, như một quy luật, sự sống luôn giành chiến thắng, chí ít là sự chiến thắng diễn ra trong tư tưởng con người. ( D/c: Pa- ven Cooc-sa – ghin – bóng dáng của tác giả Ôt- tơ- rôt-xki) - Cuộc sống luôn có muôn vàn khó khăn thử thách. Do đó, con người cần có bản lĩnh vượt qua chông gai trên hành trình đi tìm hạnh phúc; không nên vì một phút nản lòng mà có thể đánh mất cả cuộc đời mình. ( D/c: Những bệnh nhân ung thư đối mặt với cái chết được báo trước vẫn khát khao sống, chống chọi với bệnh tật từng giờ phút, muốn sống có ý nghĩa những ngày ngắn ngủi còn lại - Ước mơ của Thúy ) b. Đánh giá – mở rộng - Câu chuyện gợi ra một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh lớn lao, hướng con người một quan niệm sống cao đẹp: phải biết vươn tới một cuộc sống đích thực, một bản lĩnh trước cuộc sống nhiều thử thách; - Hàm ý phê phán những người sống yếu hèn, dễ dàng gục ngã, tìm đến cái chết khi rơi vao nghịch cảnh. - Dám đương đầu với nghịch cảnh, sống mạnh mẽ là những phẩm chất cần thiết của con người trong thời đại mới. 4. Nêu bài học - Mỗi con người cần phải quý cuộc sống của bản thân mình và phải sống sao cho xứng đáng để khi mất đi không còn gì phải hối hận. - Rèn luyện ý chí, nghị lực, sống có ý thức trách nhiệm với đời, với bản thân để dù hoàn cảnh thế nào vẫn không bi quan, gục ngã, đầu hàng hoàn cảnh. Câu 3: 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: - Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. Ông có sở trường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. - Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn) là một trong những tác phẩm xuất sắc, đã xây dựng thành công nhân vật Liên. 2. Giải thích ý kiến: - Hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo: là biểu hiện của một tâm hồn còn thơ dại, trong sáng, vô tư trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống, cách thể hiện bản thân. - Chín chắn và điềm đạm, có tâm hồn phong phú và nhân hậu: là những biểu hiện của một con người trưởng thành trong suy nghĩ và nhận thức, có trách nhiệm với việc làm của bản thân; có những cảm nhận tinh tế về con người, cuộc sống, biết rung động và biết yêu thương. 3. Cảm nhận về nhân vật Liên và bình luận hai ý kiến: a. Cảm nhận về nhân vật Liên: - Sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo: + Liên tin vào sự tồn tại của một thế giới cổ tích với con vịt, ông Thần Nông, dòng sông Ngân Hà, muốn được chơi đùa cùng đám trẻ con ngoài phố; thích thể hiện mình như một người đã trưởng thành (hãnh diện về chiếc xà tích và cái khoá, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang). + Bị thu hút bởi những gì khác lạ, ồn ào sôi động. Đây cũng là một trong những lí do khiến Liên rất háo hức với chuyến tàu đêm đi qua phố huyện, thế giới đó hoàn toàn khác với thế giới xung quanh Liên: âm thanh của nó mạnh mẽ và sôi động, ánh sáng rực rỡ và đa dạng, con người sang trọng và sung sướng. - Chín chắn và điềm đạm, có tâm hồn phong phú và nhân hậu: + Chín chắn và điềm đạm: Có trách nhiệm với công việc mẹ giao; yêu thương em; có dáng tảo tần, chăm chỉ, chịu thương chịu khó của những cô gái thôn quê. + Tâm hồn phong phú: Nhạy cảm với thế giới xung quanh (cảm nhận được mùi riêng của đất quê hương, không khí buồn lặng của buổi chiều, cảm nhận đêm sao, hoa bàng rụng ); hoài niệm về quá khứ ngọt ngào, êm đềm, hạnh phúc và mơ ước, hi vọng vào tương lai. + Nhân hậu: không chỉ yêu thương em, Liên còn dành tình thương và sự cảm thông cho những người sống quanh mình: động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo, rót đầy hơn vào cút rượu của cụ Thi, cảm thông với mẹ con chị Tí, hàng phở bác Siêu, gia đình bác xẩm. - Nghệ thuật thể hiện: + Liên vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người quan sát, lời của người kể chuyện nhiều khi hoà nhập làm một với cảm nhận của Liên, vì thế, đời sống tâm trạng của Liên được miêu tả sinh động, vẻ đẹp tâm hồn Liên được bộc lộ tự nhiên và tinh tế. + Liên vừa được đặt trong cuộc sống hiện tại, vừa được thể hiện trong sự hoài niệm về quá khứ, đối diện với những sự tương phản của hai miền không gian, hai thế giới từ đó làm nổi bật những nét đẹp khác nhau trong tâm hồn. b. Bình luận hai ý kiến - Hai ý kiến đề cập đến những đặc điểm khác nhau của tâm hồn Liên. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến sự ngây thơ, trong trẻo, ý kiến thứ hai khẳng định sự chín chắn, điềm đạm, nét tinh tế nhạy cảm và nhân hậu. - Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất về nhân vật; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp tâm hồn Liên. TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 2 ĐỀ THI THỬ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II NĂM HỌC 2014-2015 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: (2,0 điểm) "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả". (Trích "Chí Phèo" - Nam Cao SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB GD, 2012) Đọc đoạn văn trên rồi trả lời những câu hỏi sau: 1. Nhân vật gọi là "hắn " trong đoạn trích trên là ai? 2. Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật "hắn" trong đoạn văn trên? Câu 2: (3,0 điểm) Anh Hai (Lý Thanh Thảo) - Ăn thêm cái nữa đi con! - Ngán quá, con không ăn đâu! - Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng! - Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi! Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai: - Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn. - Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít. - Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi! (Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn”, NXB Hội nhà văn 1994) Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Câu 3: (5,0 điểm) Về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa và là một người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất. Ý kiến khác lại khẳng định: Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng. Từ cảm nhận hình tượng Huấn Cao, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh ; SBD ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: 1. Đoạn trích nói về nhân vật Chí phèo trong truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao (0,5 điểm) 2. Ý nghĩa của tiếng chửi: (0,5 điểm) - Là phản ứng của anh Chí trước cuộc đời - Là tâm trạng bất mãn cao độ của một người bị gạt ra khỏi cộng đồng - Nó còn bộc lộ sự bất lực, bế tắc, cô đơn tột độ của Chí - Là nỗi đau của một con người bị xã hội cự tuyệt không cho làm người Câu 2: 1. Nêu vấn đề nghị luận. 2. Giải quyết vấn đề nghị luận: - Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: + Thí sinh có thể hiểu, cảm nhận câu chuyện ở những vấn đề sau: vấn đề giàu nghèo, đồng cảm và chia sẻ, đặc biệt là tình cảm anh em ruột thịt… + Câu chuyện cho ta một bài học sâu sắc về tình người: lòng yêu thương, sự đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ. - Bàn luận: + Tình cảm anh em ruột thịt là vô cùng thiêng liêng cao đẹp (dù hoàn cảnh nghèo khổ nhưng vẫn thương yêu, đùm bọc nhau…). + Thực tế cuộc sống, nhiều người không biết trân trọng tình cảm anh em; vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên những luân thường đạo lí (vì tiền sẵn sàng tranh chấp, bán đứng tình anh em…). + Trong xã hội, đôi khi cuộc sống của con người dư thừa về vật chất khiến họ không biết trân trọng những gì mình có. 3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Câu 3: 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: - Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là nhà văn rất mực tài hoa, uyên bác. Ông sáng tác cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. - Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời(1940) là truyện ngắn xuất sắc kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân. Tác phẩm xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, từ đó gửi gắm quan niệm tiến bộ của nhà văn về cái đẹp. 2. Giải thích ý kiến: - Nghệ sĩ là người có rung động tâm hồn mãnh liệt trước mọi vui buồn của cuộc sống, tạo vật và khả năng thể hiện những rung động ấy bằng các phương tiện nghệ thuật đặc thù. Người nghệ sĩ tài hoa là người nghệ sĩ có tài năng xuất chúng. Người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất là người có bản lĩnh, chí khí, không sợ cường quyền, dám đứng lên chống lại bạo ngược để bảo vệ lẽ phải, cái thiện. - Người có thiên lương trong sáng là người có lòng tốt tự nhiên, thuần khiết. Đây là hai nhận xét khái quát về các khía cạnh khác nhau tạo nên vẻ đẹp lý tưởng ở nhân vật Huấn Cao: tài hoa, khí phách, thiên lương. 3. Cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao và bình luận về các ý kiến: a. Cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao: * Huấn Cao - nghệ sĩ tài hoa: - Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. - Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa. * Huấn Cao - người anh hùng có khí phách hiên ngang: - Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình. - Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng. * Huấn Cao- con người có thiên lương trong sáng: - Sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. - Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Xây dựng tình huống giàu kịch tính, thủ pháp nghệ thuật đối lập tương phản; ngôn ngữ vừa cổ điển, vừa hiện đại, bút pháp giàu chất tạo hình. - Khả năng phân tích sâu sắc diễn biến nội tâm nhân vật; đặt nhân vật trong mối quan hệ đối sánh với các nhân vật khác. b. Bình luận về các ý kiến: - Hai ý kiến nhận xét về nhân vật Huấn Cao đều chính xác. Mỗi ý kiến đề cập đến một khía cạnh của nhân vật, tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau để cùng khẳng định vẻ đẹp lý tưởng của hình tượng Huấn Cao: tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng. - Qua hình tượng nghệ thuật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm thẩm mĩ của mình: cái tài gắn liền với cái tâm, cái đẹp gắn liền với cái thiện. . TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 1 ĐỀ THI THỬ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II NĂM HỌC 2014-2015 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: (2,0. THPT NÔNG CỐNG I TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 2 ĐỀ THI THỬ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II NĂM HỌC 2014-2015 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: (2,0 điểm) "Hắn. bình luận những ý kiến trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh ; SBD ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: 1. Đoạn trích nói về nhân

Ngày đăng: 27/07/2015, 21:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan