1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn lịch sử lớp 10 năm 2015 trường chuyên VĨNH PHÚC

9 798 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB. NĂM 2015 MÔN: LỊCH SỬ. KHỐI 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: (2,5 điểm) Những tiến bộ về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây? Tác động của những tiến bộ đó đối với sự phát triển văn minh phương Tây? Câu 2: (3,0 điểm) Những đóng góp về kinh tế, văn hóa của nhà Minh, Thanh đối với lịch sử phong kiến Trung Quốc. Câu 3: (3,0 điểm) Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến lớn về địa lý? Những cuộc phát kiến địa lí và phong trào Văn hoá Phục hưng thời hậu kì trung đại đã có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử châu Âu và nhân loại? Câu 4: (2,5 điểm) “Quốc gia Văn lang – Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm TCN. Bằng sức lao động sáng tạo, sự đấu tranh kiên cường và bền bỉ, người Việt cổ đã xây dựng cho mình một nền văn minh bản địa đậm đà bản sắc dân tộc …” Bằng những kiến thức lịch sử, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 5: (3,0 điểm) Nêu và phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077? Câu 6: (3,0 điểm) Có đúng hay không khi cho rằng: “Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê sơ phát triển đến đỉnh cao”. Câu 7: (3,0 điểm) Những nét chính về tình hình chính trị nước ta nửa đầu thế kỉ XIX? Những chính sách đó đã để lại hậu quả gì trước nguy cơ nước? ******* Hết ******* 1 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (Đáp án gồm 7 trang) ĐÁP ÁN ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB. NĂM 2015 MÔN: LỊCH SỬ. KHỐI 10 Thời gian: 180 phút Câu Nội dung Điểm 1 Những tiến bộ về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây? Tác động của những tiến bộ đó đối với sự phát triển văn minh phương Tây? 2,5đ 1. Những tiến bộ - Quyền lực của các quý tộc xuất thân từ bô lão của thị tộc bị đánh bạt để tập trung vào tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn, hình thành nên 1 thể chế dân chủ 0,25 - Đại hội công dân thành lập có quyền bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước… 0,25 - Không chấp nhận có vua, mỗi phường cử ra 10 người làm thành hội đồng 500, có vai trò như Quốc hội, có nhiệm kỳ 1 năm 0,25 - Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc và có nhiệm kỳ 1 năm…Các công dân (trừ kiều dân, nô lệ và phụ nữ) mỗi năm họp 1 lần tại quảng trường được quyền phát biểu và biểu quyết các việc lớn… 0,25 - Nhận xét: So với các quốc gia cổ đại phương Đông là sự đối lập Thể chế dân chủ đã tạo điều kiện cho các quốc gia cổ đại phương Tây phát triển về kinh tế và đạt được những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực văn hóa 0,5 2. Tác động - Tạo bầu không khí tự do trong sản xuất: nếu như nông nhiệp có phần hạn chế thì bù lại thủ công nghiệp rất phát đạt Đã có nhiều xưởng thủ công lớn chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao 0,25 - Nhân dân tự do được hội họp (nên buôn bán với nước nào, loại hàng gì…), tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa được phát triển không bị bó hẹp. Thành thị trở thành những trung tâm kinh tế, khác hẳn với các quốc gia phương Đông khi thành thị là những trung tâm chính trị. 0,25 - Tạo nên bầu không khí tự do trong sáng tác nghệ thuật: những thành tựu về văn hóa, đặc biệt là những hiểu biết khoa học thời cổ 0,25 2 đại phương Đông đến thời các quóc gia cổ đại phương Tây đã thực sự trở thành khoa học - Những thành tựu về kinh tế và khoa học kĩ thuật đã tạo điều kiện cho cư dân phương Tây đạt được những thành tựu văn hóa đa dạng và phong phú trên các lĩnh vực 0,25 2 Những đóng góp về kinh tế, văn hóa của nhà Minh, Thanh đối với lịch sử phong kiến Trung Quốc. 3,0đ - Khái quát sự hình thành nhà Minh, Thanh 0,5 1. Những đóng góp về kinh tế - Nông nghiệp thời Minh, Thanh có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng. Diện tích trồng trọt cũng vượt xa thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều 0,25 - Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Minh, Thanh phát triển hơn thời kỳ trước. Các hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ 0,25 + Đã xuất hiện hình thức sản xuất mới tiến bộ, ví dụ trong nghề dệt có một số chủ đem bông và tơ giao cho những người thợ dệt cá thể rồi thu thành phẩm. Một số khác sắm khung cửi trong nhà, thuê thợ dệt rồi lấy một phần sản phẩm. 0,25 +Trong việc sản xuất đường, vào mùa xuân các ông chủ xuất vốn cho nông dân trồng mía để đến mùa đông họ thu lại bằng đường Xuất hiện một hình thức sản xuất mới 0,25 - Thương nghiệp: quan hệ buôn bán phát triển. Có một số thương nhân đến Trung Quốc buôn bán. Thành thị trở nên đông đúc và nhộn nhịp 0,25 * Như vậy, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong sản xuất tạo điều kiện cho công thương nghiệp phát triển. Tuy nhiên dưới chế độ phong kiến lỗi thời nền kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị… 0,25 2. Những đóng góp về văn hóa - Tiểu thuyết là loại hình văn học mới, phát triển mạnh mẽ thời Minh, Thanh. Cùng với đó là sự phát triển vượt bậc về nghệ thuật Những tác phẩm lớn nổi tiếng trong giai đoạn này là Thủy Hử của Thị Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, 0,25 - Sử học: cơ quan viết sử Quốc sử quán ra đời, có nhiệm vụ biên sọan lại có hệ thống lịch sử của các vương triều: Tống sử, Minh sử, Minh thực lực, Đại Thanh nhất thống. Bên cạnh đó còn biên soạn các tác phẩm lịch sử, văn hóa: Vĩnh lạc đại điển, Tứ khố toàn thư, 0,25 3 - Nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, mĩ thuật mang phong cách độc đáo 0,25 * Những thành tựu này đã góp phần làm cho văn hóa Trung Quốc thêm phong phú và là một trung tâm văn minh quan trọng ở Châu Á và trên thế giới. 0,25 3 Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến lớn về địa lý? Những cuộc phát kiến địa lí và phong trào Văn hoá Phục hưng thời hậu kì trung đại đã có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử châu Âu và nhân loại? 3,0đ 1. Nguyên nhân - Do sự phát triển của sản xuất ở châu Âu thế kỉ XV nên các nhu về nguyên liệu, hương liệu, vàng bạc, đặc biệt là nhu cầu về thị trường phương Đông để phát triển kinh tế CTN ngày một tăng… 0,25 - Việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông gặp khó khăn do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm… nảy sinh nhu cầu cần tìm một con đường mới để sang phương Đông. 0,25 - Khoa học kĩ thuật tiến bộ, đặc biệt là kĩ thuật hàng hải: nghiên cứu các dòng hải lưu, địa lý các đại dương, sử dụng la bàn, vẽ bản đồ Kĩ thuật đóng tàu có nhiều tiến bộ, sản xuất được nhiều loại tàu mới, tàu Carven … 0,25 - Những cuộc hành trình trước đó, tài liệu ghi chép của những người đi trước, sự tài trợ của các nhà nước phong kiến châu Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), tầng lớp hiệp sĩ thích phiêu lưu, mạo hiểm… 0,25 2. Vai trò của các cuộc phát kiến địa lý - Các cuộc phát kiến địa lý đã thực hiện được mục tiêu ban đầu là tìm ra con đường mới 0,25 - Phát kiến địa lý là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức. Đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường, vùng đất, dân tộc chưa được phát hiện; mở mang tri thức khoa học cho con người. Đó là những hiểu biết về hành tinh, về bề rộng và hình thể trái đất. 0,25 - Đem lại cho thương nhân châu Âu nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc khổng lồ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển… 0,25 - Tạo ra sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hoá và văn minh khác nhau. Đặc biệt là sự giao lưu văn hoá Đông – Tây. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành. 0,25 4 3. Vai trò phong trào Văn hoá Phục hưng - Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện từ TK XIV-XV, đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là văn học nghệ thuật và sự tiến bộ vượt bậc của KHKT. 0,25 - Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến suy tàn. 0,25 - Phong trào Văn hóa Phục hưng đã đánh bại tư tưởng lỗi thời của chế độ phong kiến, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng tình cảm của con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo hội; đề cao những giá trị tốt đẹp của con người… 0,25 - Cổ vũ và mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa của loài người 0,25 4 “Quốc gia Văn lang – Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm TCN. Bằng sức lao động sáng tạo, sự đấu tranh kiên cường và bền bỉ, người Việt cổ đã xây dựng cho mình một nền văn minh bản địa đậm đà bản sắc dân tộc …” Bằng những kiến thức lịch sử, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 2,5đ 1. Sự hình thành và phát triển - Bên lưu vực các con sông lớn, sông Hồng, Cả, Mã người Việt cổ đã quần tụ từ rất sớm. Mặc dù sự phân hóa xã hội chưa sâu sắc, nhưng do yêu cầu trị thủy, chống ngoại xâm quốc gia Văn Lang ra đời (khoảng TK VII TCN)… 0,25 - Kỹ thuật phát triển: công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng thau và một ít đồ sắt (xuất hiện lưỡi cày kim loại), đắp đê phòng lụt, cấy hái theo vụ, dùng trâu bò kéo 0,25 - Thủ CN: nghề đúc đồng, gốm, dệt, đan lát làm cung nỏ, đóng thuyền, rèn sắt… tạo điều kiện nền kinh tế nông nghiệp phát triển đa dạng 0,25 2. Đời sống vật chất - Thích ứng hoà nhập với môi trường tự nhiên VD: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc ở nhà sàn hoạc nhà tranh làm bằng gỗ, tre, nứa lá đón hướng gió,… Giản dị trong cách ăn mặc. VD: ở nhà đóng khố (nữ mặc váy) trong ngày hội có hoá trang mũ lông chim… 0,5 - Nguồn lương thực chính của họ gạo nếp, gạo tẻ, ngoài ra còn có các loại ngô, khoai, sắn. Thức ăn gồm các loại rau củ, các sản phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắn Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại như nồi, bát chậu, bằng gốm và đồng thau. 0,5 3. Đời sống tinh thần 5 - Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có chung 1 cội nguồn, 1 tổ tiên, 1 tập quán. Vì vậy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ cúng, sùng kính những người có công với làng nước là nét đặc sắc như là thờ thần linh, thần sông, thần núi, thần mặt trời 0,25 - Cư dân Việt cổ có tục nhuộm răng đen, ăn tràu, xăm mình, đeo đồ trang sức Tục cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biến, nhất là lễ hội mùa xuân với những phong tục thuần hậu chất phát Nhạc cụ phong phú 0,25 * Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang Âu Lạc là nền tảng định hình những giá trị truyền thống và bản sắc của dân tộc Việt. 0,25 5 Nêu và phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077? 3,0đ - Đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) là tư tưởng chủ động. 0,5 - Điều kiện để thực hiện tư tưởng chủ động, do nhà Lý đang vươn lên xây dựng đất nước, cùng lúc đó nhà Tống suy yếu. Bên đó là sự đồng lòng đồng sức của quân dân và sự lãnh đạo thiên tài của Lý Thường Kiệt 0,25 1. Chủ động tấn công … - Trước âm mưu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt không bị động chờ giặc mà quyết định tấn công trước để đẩy giặc vào thế bị động với chiến lược “Tiên phát chế nhân” 0,25 - Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân vượt biên giới sang đất Tống tấn công Châu Khâm, Châm Liêm, Châu Ung đánh tan hoàn toàn sự chuẩn bị của nhà Tống sau đó nhanh chóng chủ động rút quânvề nước. 0,25 2. Chủ động xây dựng phòng tuyến chặn giặc… - Sau khi về nước, Lý Thường Kiệt đã cho chuẩn bị sẵn thế trận đánh giặc mà quan trọng nhất là lập phòng tuyến Như Nguyệt Lý Thường Kiệt bố trí lực lượng ngày đêm canh phòng cẩn mật, phòng tuyến Như Nguyệt có sự phối hợp giữa quân bộ và thủy…. 0,25 3. Chủ động trong tiến công - Năm 1077, Quách Quỳ đã chỉ huy 30 vạn quân xâm lược nước ta và đã vấp phải phòng tuyến kiên cố của nhà Lý. Quân ta đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Tống khi chúng vượt sông 0,5 - Kết hợp chiến tranh tâm lý Khi quân Tống đã mỏi mệt, tổ chức phản công đánh sang trại giặc và giành thắng lợi 0,5 6 4. Chủ động kết thúc chiến tranh - Khi quân Tống ở vào thế “Tiến thoái lưỡng nan”, ý chí xâm lược bị đè bẹp thì Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh. 0,25 - Mở một lối thoát trong danh dự cho quân Tống, qua đó còn nhằm tránh một cuộc chiến tranh báo thù của quân Tống. Cuộc kháng chiến chống Tống đã kết thúc thắng lợi…. 0,25 6 Có đúng hay không khi cho rằng: “Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê sơ phát triển đến đỉnh cao”. 3,0đ - Đúng khi cho rằng: “Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê Sơ phát triển đến đỉnh cao”. 0,5 - Sau khi đánh tan quân Minh, năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập nhà nhà Lê (Lê sơ)…. 0,5 - Vào những năm 60 đất nước ổn định. Lê Thánh Tông đã thực hiện cải cách hành chính: Ở trung ương bãi bỏ các chức tể tướng, Đại hành khiển; sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc, chịu trách nhiệm trước vua… 0,5 - Ở địa phương nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên…Ở mỗi đạo thừa tuyên có ba ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở… 0,5 - Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua khoa cử; bộ Quốc triều hình luật được ban hành với nhiều nội dung tiến bộ…Quân đội được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được trang bị vũ khí đầy đủ… 0,5 - Nhà Lê tiếp tục củng cố khối đoàn kết dân tộc; Chính sách đối với vùng biên giới nghiêm ngặt; giữ mối quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng. 0,5 7 Những nét chính về tình hình chính trị nước ta nửa đầu thế kỉ XIX? Những chính sách đó đã để lại hậu quả gì trước nguy cơ nước? 3,0đ - Năm 1802, nhà Nguyễn được thành lập. Trong nửa đầu TK XIX nhà Nguyễn ra sức củng cố nền thống trị, phục hồi kinh tế, văn hóa 0,25 1. Những nét chính về tình hình chính trị - Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam, nhưng sau đến thời Minh Mạng đổi lại thành Đại Nam. 0,25 - Chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê với sự 0,25 7 gia tăng quyền lực của vua. Đất nước hợp nhất hai miền nên bước đầu vua Gia Long chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định và các trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản Chính quyền trung ương cai quản cả nước, song mỗi thành lại có 1 Tổng trấn trực tiếp trông coi - Năm 1831-1832, vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc hay cai quản cùng 2 ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Các phủ, huyện, châu, xã vẫn giữ như cũ 0,25 - Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước cho người ngoài họ. Nhà Nguyễn coi trọng luật pháp, một bộ luật mới được ban hành – Hoàng Việt luật lệ (còn gọi Luật Gia Long) gồm gần 400 điều, quy định chặt chẽ việc bảo vệ Nhà nước và tôn ti trật tự phong kiến. 0,25 - Quân đội được tổ chức quy củ, xây dựng một đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn quân Quân đội nhà Nguyễn thời kỳ đầu là đội quân khá mạnh vùng Đông Nam Á. 0,25 - Đối ngoại: với nhà Thanh, triều đình Nguyễn chịu phục tùng, nhưng lại bắt Lào và Chân Lạp thuần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên. 0,25 + Đối với các nước tư bản phương Tây, trong giai đoạn đầu Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa. Nhưng trước âm mưu nhòm ngó của tư bản phương Tây, đến thời Minh Mạng khước từ dần những quan hệ ngoại giao, thậm chí thi hành chính sách đàn áp đạo Thiên Chúa và chủ trương “đóng cửa” 0,25 2. Hậu quả - Nguy cơ: xã hôi Việt Nam đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng thì CNTB phương Tây từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyến sang giai đoạn độc quyền. Nhu cầu mở rộng thuộc địa ngày càng lớn Phương Đông là nơi bị nhòm ngó 0,25 - Chủ quan: chế độ phong kiến trên đà suy yếu, nhưng những chính sách về chính trị không vực dậy được 1 vương triều mục rỗng bên cạnh đó lại làm cho đất nước suy kiệt hơn, lòng dân li tán nên việc mất nước từ không tất yếu đã dẫn đến tất yếu. 0,25 - Khách quan: kẻ thù vô cùng mạnh cùng với những phương tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại 0,25 8 ******* Hết ******* 9 . Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB. NĂM 2015 MÔN: LỊCH SỬ. KHỐI 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: (2,5 điểm) Những tiến bộ về thể chế. nước? ******* Hết ******* 1 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (Đáp án gồm 7 trang) ĐÁP ÁN ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB. NĂM 2015 MÔN: LỊCH SỬ. KHỐI 10 Thời gian: 180 phút Câu. Tây du kí của Ngô Thừa Ân, 0,25 - Sử học: cơ quan viết sử Quốc sử quán ra đời, có nhiệm vụ biên sọan lại có hệ thống lịch sử của các vương triều: Tống sử, Minh sử, Minh thực lực, Đại Thanh nhất

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w