HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 7 câu trong 01 trang) Câu 1 (2,5 điểm) So với văn hóa cổ đại phương Đông, văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma phát triển như thế nào? Vì sao văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại phát triển được như thế? Câu 2 (3,0 điểm) Những biểu hiện nào cho thấy dưới thời nhà Minh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc? Tại sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc? Câu 3 (3,0 điểm) Chứng minh rằng phong trào văn hóa Phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Tại sao giai cấp tư sản chọn nền văn hóa cổ đại Hi Lạp - Rôma làm cơ sở cho nền văn hóa của mình? Câu 4 (2,5 điểm) Nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ là nền văn minh nào? Phân tích đặc điểm, vị trí của nền văn minh đó. Câu 5 (3,0 điểm) Khi tổng kết nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII, Trần Hưng Đạo đã nói: “… giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp”. (Đại Việt sử kí toàn thư, tập 2, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007, tr 117) Anh/chị hiểu “dĩ đoản chế trường” là gì? Nghệ thuật chỉ đạo tác chiến đó đã được vận dụng như thế nào trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Câu 6 (3,0 điểm) Trình bày những biểu hiện của sự phát triển Phật giáo thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Tại sao Phật giáo phát triển cực thịnh trong giai đoạn này? Câu 7 (3,0 điểm) a. So với các triều đại trước, việc thành lập nhà Nguyễn có điểm khác gì? b. Tại sao chính sách quân điền của Gia Long chỉ mang ý nghĩa tượng trưng? c. Trình bày và nhận xét cải cách hành chính của Minh Mạng. …………………………….HẾT……………………………… Người ra đề: Vũ Thị Phương Thảo (SĐT: 097.9117.990) ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10 Câu Nội dung chính cần đạt Điểm 1 So với văn hóa cổ đại phương Đông, văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma phát triển như thế nào? Vì sao văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại phát triển được như thế? 2,5 So với văn hóa cổ đại phương Đông, văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn: - Về lịch: + Cách tính lịch chính xác hơn và gần với hiểu biết ngày nay. Ở phương Đông quan niệm và cơ sở tính lịch là âm lịch dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất, tính được một năm có 365 ngày. + Người phương Tây quan niệm và cơ sở tính lịch là dương lịch. Người Hi Lạp có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời, quan niệm Trái Đất hình cầu. Người Rô-ma đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày, một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày. 0,25 - Về chữ viết: + Chữ viết của người phương Đông quá nhiều hình, nét, kí hiệu, khả năng phổ biến bị hạn chế. + Người phương Tây sáng tạo chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản nhưng có khả năng ghép “chữ” linh hoạt thành “từ” để thể hiện ý nghĩ của con người. Hệ thống chữ cái A,B,C, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. 0,25 - Sự ra đời của Khoa học: Đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết khoa học mới thật sự trở thành khoa học. + Toán học: vượt lên trên việc ghi chép, giải các bài riêng biệt. Toán học thực sự trở thành khoa học mang tính khái quát cao thành các định lý, định đề. Ví dụ: Talét, Pitago, Ơclít,… + Vật lý: Ác-si-mét với công thức tính diện tích, thể tích hình trụ, hình cầu, nguyên lí vật nổi,… + Sử học: Phương Đông chỉ là sự ghi chép tản mạn, thuần túy kiểu biên niên. Các sử gia Hi Lạp và Rô-ma đã biết tập hợp tà liệu để phân tích và trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh… + Địa lý học: nhà địa lý học Xtrabôn… 0,25 - Về văn học: + Ở phương Đông mới chỉ có văn học dân gian, ở phương Tây đã xuất hiện văn học viết. Tiêu biểu: trường ca I-đi-át và Ô-đi-xê của Hôme, kịch, thơ của Êsin, Ơ-ri-pít. 0,25 - Nghệ thuật: giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua kiến trúc, điêu khắc với nhiều tượng và đền đài như tượng lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Milô… Các công trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩ như: đền Pactênông, đấu trường Côlidê,… 0,25 Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại phát triển hơn bởi: - Thời gian hình thành muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông (hàng nghìn năm), có điều kiện tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông. 0,25 - Do điều kiện tự nhiên: là cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển mở ra cho họ một chân trời mới. 0,25 - Sự phát triển cao hơn về kinh tế, chính trị, xã hội: + Được hình thành trên cơ sở phát triển cao của trình độ sản xuất (đồ sắt phổ biến, công thương nghiệp phát triển, là cơ sở vật chất thúc đẩy văn hóa phát triển). + Chế độ chiếm nô dựa trên sự bóc lột sức lao động nặng nề của nô lệ, tạo nguồn của cải vật chất lớn nuôi sống xã hội, tạo nên một tầng lớp quý tộc chủ nô chỉ chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc sáng tạo khoa học, nghệ thuật. + Sự tiến bộ của xã hội – chính trị: thể chế dân chủ, tạo nên bầu không khí tự do tư tưởng, đem lại giá trị nhân văn hiện thực cho nội dung văn hóa. 0,75 2 Những biểu hiện nào cho thấy dưới thời nhà Minh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc? Tại sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc? 3,0 Dưới thời nhà Minh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện: - Thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trên quy mô lớn, có lao động làm thuê; xuất hiện quan hệ chủ - thợ, chủ xuất vốn, chỉ huy sản xuất kinh doanh, thợ làm công ăn lương… 0,5 - Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương, ngay từ thế kỉ XVI đã có một số thương nhân châu Âu dến Trung Quốc buôn bán. Thành thị xuất hiện nhiều và mở rộng, tập trung đông dân cư, sầm uất… 0,5 - Nông nghiệp: Xuất hiện hình thức “bao mua” - bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau: vào mùa xuân các ông chủ xuất vốn cho nông dân trồng mía để đến mùa đông họ thu lại bằng đường. 0,5 Kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc bởi: + quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì chặt chẽ trong những vùng nông thôn rộng lớn, trước sau nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế. 0,5 + chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến với những chính sách thống trị lỗi thời, lạc hậu như: “trọng nông ức thương”,“bế quan toả cảng”… 0,5 + do khủng hoảng chính trị có tính chất chu kì và một phần ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo: “sĩ, nông, công, thương”… 0,5 3 Chứng minh rằng phong trào văn hóa Phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Tại sao giai cấp tư sản chọn nền văn hóa cổ đại Hi Lạp - Rôma làm cơ sở cho nền văn hóa của mình? 3,0 Văn hóa Phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu, đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, sự phát triển phong phú của văn học và sự nở rộ của các tài năng. - Về khoa học kĩ thuật: + Cô-péc-nich và Ga-li-lê có cống hiến to lớn về lĩnh vực thiên văn. Sự ra đời thuyết Nhật tâm đánh bại sự thống trị của Giáo hội về thuyết địa tâm… + Triết học tấn công vào thế giới quan duy tâm thần bí của giáo hội, xây dựng 0,5 thế giới quan duy vật. - Về văn học: Lên án giáo hội và trật tự xã hội phong kiến, đề cao con người với những giá trị chân chính, tinh thần dân tộc nảy nở, xây dựng thế giới quan tiến bộ. Tiêu biểu các tác phẩm kịch của SếchXpia, thần khúc của Đan-tê, Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-téc,…. 0,25 - Về nghệ thuật: Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong hội họa, điêu khắc. Đề cao vẻ đẹp con người, lấy con người là chuẩn mực của cái đẹp. Tiêu biểu các tác phẩm của Lêônađơ Vanhxi, Mi-ken-lăng-giơ,… 0,25 - Sự nở rộ của các tài năng: Thời kì xuất hiện những “người khổng lồ”: Rabơle vừa là nhà văn, nhà y học; Đêcactơ vừa là toán học vừa là nhà triết học; Lêônađơ Vanhxi vừa là họa sĩ vừa là kĩ sư nổi tiếng; SếchXpia là nhà soạn kịch vĩ đại… 0,25 - So sánh với nền văn hóa giai đoạn trước: Khác với thời kì sơ kì và trung kì, văn hóa nghèo nàn, kém phát triển. Những con người thời Phục hưng đã đóng góp trí tuệ và tài năng tuyệt vời của mình bằng những tác phẩm và công trình bất hủ, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân loại. 0,25 Giai cấp tư sản chọn nền văn hóa cổ đại Hi Lạp - Rôma làm cơ sở cho nền văn hóa của mình, bởi: - Đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển, sức sáng tạo của con người, giai cấp tư sản có nhu cầu phát triển hệ tư tưởng riêng và nền văn hóa riêng phù hợp với mình, chống lại sự ràng buộc khắt khe của Giáo hội thiên chúa. 0,5 - Nền văn hóa Hi Lạp và Roma đề cao sự tự do, khoa học tự nhiên, quyền lợi cá nhân, phát triển nghệ thuật phù hợp với quyền lợi của giai cấp tư sản. 0,5 - Nền văn hóa Hi Lạp và Roma đã đạt đến trình độ cao, đã được nhân loại thừa nhận. Đây là cơ sở đồng thời là vũ khí hiệu quả để tư sản dựa vào, tiến hành đấu tranh chống chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, phát triển kinh tế TBCN. 0,5 4 Nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ là nền văn minh nào? Phân tích đặc điểm, vị trí của nền văn minh đó. 2,5 Nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ là nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc 0,5 Đặc điểm: - Nền văn minh này trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bắt nguồn từ thời đại đồng thau đến sơ kì thời đại đồ sắt ở khu vực đồng bằng Bắc bộ cùng với quá trình hình thành và tồn tại quốc gia Văn Lang – Âu Lạc vào những thế kỉ VII - II TCN. 0,25 - Về mặt xã hội: là một nền văn minh xóm làng dựa trên cơ cấu nông thôn kiểu Á châu của một xã hội phân hóa chưa gay gắt và Nhà nước mới hình thành. 0,25 - Về mặt kinh tế: thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của người Việt cổ sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa. 0,25 - Là một nền văn minh bản địa, được hình thành lâu dài, có cội rễ và cơ sở sâu xa trong cuộc sống lâu đời của các lớp cư dân trên lãnh thổ Văn Lang – Âu Lạc thưở đó. 0,25 - Là nền văn minh thống nhất trong đa dạng … 0,25 Vị trí: - Văn minh VL-AL là sản phẩm lao động sáng tạo của nhân dân ta từ buổi 0,25 bình minh của lịch sử, kết tinh trong đó bản lĩnh, cá tính, lối sống và truyền thống của người Việt cổ được tạo dựng nên trong thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. - Trước khi văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ lan truyền xuống khu vực Đông Nam Á, văn minh Văn Lang - Âu đã phác họa và kịp định hình bản sắc dân tộc, đặt cơ sở cho tính tự chủ của cộng đồng người Việt trong giao lưu và hội nhập sau này. Đó cũng là nguồn sức mạnh lớn lao chống âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc và cho quá trình giành chính quyền của dân tộc ta trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. 0,25 - Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc ta, đặt nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh sau này. 0,25 5 Khi tổng kết nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII, Trần Hưng Đạo đã nói: “… giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp”. (Đại Việt sử kí toàn thư, tập 2, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007, tr 117) Anh/chị hiểu “dĩ đoản chế trường” là gì? Nghệ thuật chỉ đạo tác chiến đó đã được vận dụng như thế nào trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. 3,0 Tư tưởng quân sự “dĩ đoản (binh) chế trường (trận)” là dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, phát huy mặt mạnh của ta, hạn chế mặt mạnh của địch để đánh thắng chúng. 1,0 Sự vận dụng: - Nhà Trần đã biết khoét sâu vào điểm yếu của đạo quân viễn chinh đi xâm lược chính là vấn đề hậu cần, lương thực nên đi xâm lược ở đâu là chúng sẽ cướp bóc ở đó. - Cả ba lần quân Mông – Nguyên kéo quân sang xâm lược là ba lần nhà Trần ra lệnh rút khỏi Thăng Long với chiến thuật “Vườn không nhà trống”, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, đợi quân giặc mệt mỏi, ta tổ chức phản công giành thắng lợi. 0,25 0,5 - Thế mạnh của quân Nguyên là kị binh, trong khi đó, thuỷ chiến vốn là sở trường của quân dân Đại Việt, là chỗ yếu của quân Nguyên, biết vậy quân ta tránh giao chiến trên địa hình bằng phẳng, mà thường chặn đánh địch trên các khúc sông, kéo chúng từ yên ngựa xuống nước để tiêu diệt. - Ta đã giành thắng lợi ở những trận đánh then chốt, quyết định cục diện chiến tranh: Trận Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng – Hà Nội) trong lần một, Tây Kết, Hàm Tử, bến Chương Dương trong lần hai, đặc biệt là trận Bạch Đằng lần ba – 1288. 0,25 0,5 Tác dụng, bài học: - Nước ta đất không rộng, người không đông, thường xuyên phải đối phó với kẻ thù hùng mạnh, nhờ vận dụng linh hoạt nghệ thuật “dĩ đoản chế trường”, nhà Trẫn đã biết tránh chỗ mạnh của địch, đánh vào chỗ yếu của chúng, chuyển hóa lực lượng giữa ta và địch theo hướng có lợi cho ta để giành thắng lợi vang dội trong ba lần chống quân Mông – Nguyên xâm lược. 0,25 -“Dĩ đoản chế trường” là một sáng tạo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam, được hình thành từ thời Đinh, Lý, đến thời Trần được Trần Hưng Đạo tổng kết, khái quát và tiếp tục được vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp giữ nước về sau của dân tộc… 0,25 6 Trình bày những biểu hiện của sự phát triển Phật giáo thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Tai sao Phật giáo phát triển cực thịnh trong giai đoạn này. 3,0 Những biểu hiện của sự phát triển Phật giáo thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần - Chính trị: + Thế kỉ X, bộ máy nhà nước ở trung ương, giúp việc cho Vua là 3 ban: văn ban, võ ban và tăng ban. Các nhà sư được triều đình coi trọng, được tham gia vào việc nước: sư Vạn Hạnh, sư Đỗ Thuận, sư Ngô Chân Lưu… + Thời Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo. + Các vị vua thời Lý, Trần nhiều người tôn sùng đạo Phật, vị vua khai sáng nhà Lý cũng xuất thân là một nhà sư, vua Trần Nhân Tông sau khi làm Thái Thượng Hoàng đã lập ra dòng thiền Trúc Lâm. 0,25 0,25 0,25 - Văn hóa: + Vua quan góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, xây tượng, viết giáo lí nhà Phật, chùa chiền mọc lên khắp nơi… + Trần Nhân Tông – vị vua thời Trần trở thành vị Phật hoàng sáng lập trường phái Trúc lâm riêng của Phật giáo Việt Nam tại Yên Tử, tồn tại tới ngày nay. + Ảnh hưởng của đạo Phật không chỉ trong kiến trúc mà còn trong văn học, trong sinh hoạt, nếp sống, nếp nghĩ của người dân… 0,25 0,25 0,25 -Xã hội: + Phật giáo được truyền bá sâu rộng vào đời sống tinh thần của nhân dân ta. Một vị quan thời Trần nhận xét: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một… chỗ nào có người ở thì đều có chùa thờ Phật” 0,5 Nguyên nhân Phật giáo phát triển cực thịnh: - Chế độ phong kiến còn trong giai đoạn đầu nên Nho giáo chưa có điều kiện trở thành tư tưởng thống trị xã hội. Cùng với ý thức tự chủ nên nhà nước phong kiến muốn tìm một hệ tư tưởng mới đối trọng với hệ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc. 0,25 - Phật giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc, có nội dung phù hợp với phong tục tập quán, tâm lí người Việt nên được dân ta tiếp thu và phát triển. 0,25 - Phật giáo có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với người đứng đấu triều Lý (Lý Công Uẩn), do vậy có điều kiện phát triển. 0,25 - Thời Lý - Trần có nhiều cao tăng với kiến thức uyên thâm, yêu nước thương dân, tâm huyết với thế sự… 0,25 7 a. So với các triều đại trước, việc thành lập nhà Nguyễn có điểm khác gì? b. Tại sao chính sách quân điền của Gia Long chỉ mang ý nghĩa tượng trưng? c. Trình bày và nhận xét cải cách hành chính của Minh Mạng 3,0 a. So với các triều đại trước, việc thành lập nhà Nguyễn có điểm khác: - Sự lên ngôi của các triều đại trước như thế nào? 0,25 - Nhà Nguyễn được thành lập sau khi đánh bại triều Tây Sơn – vương triều nhận được sự thiện cảm và ủng hộ của nhân dân… 0,25 - Lần đầu tiên một vương triều phong kiến thống trị trên một lãnh thổ thống nhất, tương đương với nước Việt Nam hiện nay. 0,25 - Ra đời và tồn tại trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến lớn (chế độ phong kiến khủng hoảng, nguy cơ xâm lược đến từ thực dân phương Tây…) 0,25 b. Chính sách quân điền của Gia Long chỉ mang ý nghĩa tượng trưng: Năm 1804, Gia Long quyết định ban hành chính sách quân điền nhằm mục đích: đo đạc lại ruộng đất, lập sổ địa bạ, hạn chế tình trạng chiếm hữu ruộng đất tư; chia ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình kinh tế, xã hội. 0,5 Lúc này, ruộng đất tư hữu phát triển mạnh, ruộng đất công chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích ruộng đất cả nước. Trên thực tế, với số lượng công điền ít ỏi còn lại, quân điền chỉ còn là một hình thức cấp ruộng cho quan lại và binh lính. Nông dân vẫn không có ruộng đất. Như vậy, mục đích của phép quân điền đã không thực hiện được nên chính sách quân điền của Gia Long chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. 0,5 c. Trình bày và nhận xét cải cách hành chính của Minh Mạng: - Cải cách hành chính của Minh Mạng: + Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện hơn chặt chẽ hơn, ngoài sáu bộ, còn có các viện và cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện +Trong hai năm 1831- 1832, vua Minh Mạng bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa thiên). Các tỉnh đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu, nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn 0,25 0,25 -Nhận xét: + Đã thống nhất đất nước về mặt thể chế hành chính nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tập trung quyền lực cao độ về tay Hoàng đế. + Sự phân chia tỉnh của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương, là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. 0,25 0,25 Họ tên: Vũ Thị Phương Thảo (SĐT: 097.9117.990) . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 7 câu. hình thành và phát triển lâu dài, bắt nguồn từ thời đại đồng thau đến sơ kì thời đại đồ sắt ở khu vực đồng bằng Bắc bộ cùng với quá trình hình thành và tồn tại quốc gia Văn Lang – Âu Lạc vào những. niên. Các sử gia Hi Lạp và Rô-ma đã biết tập hợp tà liệu để phân tích và trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh… + Địa lý học: nhà địa lý học Xtrabôn… 0,25 - Về văn học: +