Ngày 7-11-2006, lễ kí kết văn kiện thoả thuận Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được tổ chức tại Geneva
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU: Ngày 7-11-2006, lễ kí kết văn kiện thoả thuận Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được tổ chức tại Geneva, Thuỵ Sĩ; ngày 27-11-2006, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn kết quả thoả thuận; Và vào ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đây là một quá trình trọng đại đánh dấu một quá trình phát triển của đất nước trong thời hội nhập kinh tế toàn cầu. Sự kiện này sẽ tác động toàn diện đến đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt là thị trường chứng khoán, một lĩnh vực ẩn chứa rất nhiều yếu tố nhạy cảm, vận động theo đúng quy luật thị trường vốn có. Hơn lúc nào hết, mỗi nhà đầu tư đều cần phải nắm bắt những thông tin, kiến thức về lĩnh vực này một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, ở Việt Nam thị trường chứng khoán là một phạm trù kinh tế hết sức mới mẻ không những cả về lý thuyết lẫn thực hành, không những đối với dân chúng mà đối với cả các cán bộ, viên chức và những nhà kinh doanh. Trong khuôn khổ đề tài này, em xin trình bày về vấn đề: “ Thị trường chứng khoán Việt Nam- Quá trình hình thành và phát triển”. Vì thị trường chứng khoán còn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở nước ta và khuôn khổ đề án có hạn, nên đề án chỉ dừng lại ở những vấn đề sơ lược tổng quát mà không đi sâu nghiên cứu và không khỏi có những sơ suất. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I.1 Thị trường chứng khoán là gì? Trước tiên ta tìm hiểu về thuật ngữ chứng khoán. Chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá, chứng nhận sự góp vốn hay cho vay dài hạn đối với chủ thể phát hành. Theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì chứng khoán được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán là một công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường để tạo nên một lượng vốn tiền tệ khổng lồ, tài trợ dài hạn cho các mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư của Nhà nước và tư nhân. Chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác. Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tại một địa điểm vật chất. Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán ( SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận. I.2. Chức năng của thị trường chứng khoán 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 I.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. I.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. I.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong nhứng đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao. I.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. I.2.5 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. I.3 Cơ cấu TTCK : I.3.1 Căn cứ vào sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, TTCK có hai loại: a.Thị trường sơ cấp ( hay còn gọi là TT loại 1): Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. b. Thị trường thứ cấp ( hay còn gọi là TT loại 2): Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá. Như vậy, thị trường thứ cấp không cung cấp dịch vốn cho các doanh nghiệp, thì có lợi gì? Không có thị trường thứ cấp, thì không có thị trường sơ cấp: nếu chứng khoán phát hành ra mà không lưu chuyển được trên thị trường thứ cấp, thì nhà đầu tư cũng không quan tâm đến việc mua, nắm giữ chứng khoán phát hành (nhất là cổ phiếu, một loại chứng khoán vô thời hạn). Cổ phiếu của một tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán khi được mua bán nhiều là phản ánh lòng tin của người đầu tư vào tổ chức đó; do đó khi tổ chức niêm yết muốn tăng vốn, họ có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu đợt mới. Vì vậy, thông thường, khi thị trường đang lên (chỉ số giá cổ phiếu đang ở xu hướng tăng), thì các công ty dễ dàng phát hành với khối lượng lớn. Khi thị trường đang xuống, thì các công ty rất khó phát hành chứng khoán. Ngược lại, nếu tổ chức phát hành các cổ phiếu có chất lượng cao ở thị trường sơ cấp thì việc mua bán trên thị trường 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thứ cấp mới sôi động, nếu phát hành cổ phiếu không có chất lượng thì cổ phiếu đó không giao dịch được trên thị trường thứ cấp. Đối tượng tham gia thị trường chứng khoán gồm: Sở giao dịch chứng khoán (hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán), là người tổ chức thị trường; công ty chứng khoán, là người kinh doanh chứng khoán, trực tiếp mua bán chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán (hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán); nhà đầu tư, là những người mua bán chứng khoán thông qua các công ty môi giới chứng khoán; tổ chức niêm yết; và cơ quan quản lý-giám sát thị trường I.3.2 Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường: Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC). I.3.3 Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường: Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phát sinh. a.Thị trường cổ phiếu: Thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. b.Thị trường trái phiếu: Thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. c.Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM II.1.Sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam : Từ đầu những năm 1990, Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng để xây dựng thị trường chứng khoán(TTCK), xem đây là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế hiệu quả nhất. Lúc này một công việc cấp bách cần thực hiện ngay là nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK. Được sự chỉ đạo của Chính phủ, ngày 6-11-1993, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 207/QĐ-tccb thành lập Ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn, với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo những bước đi thích hợp. Tháng 4-1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do một Thứ trưởng Bộ Tài chính làm trưởng ban, các thành viên là phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thứ trưởng Bộ Tư pháp. Sau một thời gian nghiên cứu với sự phối hợp tôt giữa các bộ, ngành, ngày 28-11-1996, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiên chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK Dưới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK). Đây là một tổ chức sự nghiệp có thu, với chức năng và nhiệm vụ là tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký,lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác. Hiện nay nước ta có hai TTGDCK ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác. Để thực hiện tốt các chức năng, Trung tâm có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm: một Giám đốc và hai Phó giám đốc, trong đó có một Phó giám đốc thường trực và 9 phòng, ban (Phòng Quản lý niêm yết, Phòng Quản lý thành viên, Phòng Giám sát giao dịch, Phòng Đăng ký - Lưu ký - Thanh toán bù trừ, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Thông tin Thị trường, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế toán và Ban quản lý Dự án). Có thể nói, tại thời điểm ra đời, TTGDCK TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn như: hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bản điều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất , đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết của công chúng về đầu tư chứng khoán và TTCK còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, TTGDCK khai trương và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp .Tuy vậy, sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các Bộ ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), qua hơn 4 năm hoạt động TTGDCK TP.HCM đã phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Nhằm thực hiện tốt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt nam từ nay đến năm 2010 đã được Chính phủ thông qua, trong thời gian tới, TTGDCK TP.HCM sẽ tập trung thực hiện một số nội dung quan trong sau đây: - Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đã được hoạch định, đặc biệt là nâng TTGDCK TP.HCM lên Sở giao dịch; - Nghiên cứu phát triển mạnh thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chính phủ; - Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống giao dịch, giám sát, công bố thông tin, đăng ký - lưu ký - thanh toán bù trừ ở mức độ tự động hoá. Kết nối mạng hệ thống diện rộng giữa TTGDCK TP.HCM với các Công ty Chứng khoán; - Không ngừng nâng cao năng lực vận hành, quản lý và giám sát thị trường; - Nghiên cứu phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường, các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thuộc biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; - Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; - Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; - Thực hiện đăng ký chứng khoán. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Việc xây dựng mô hình hoạt động cụ thể cho Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa phải đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nền kinh kế, vừa phải phù hợp với quy mô và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC). Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong đó, định hướng xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ, theo đó, Trung tâm GDCK Hà Nội sẽ phát triển theo hai giai đoạn: Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch. Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCKHN thành thị trường phi tập trung phù hợp với quy mô phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể hoá. Theo đó, có thể khái quát các nội dung hoạt động chính trong giai đoạn đầu của TTGDCK Hà Nội như sau: - Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp : - Tổ chức đấu thầu trái phiếu : - Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch: 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. II.2. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Sau 7 năm kể từ khi 2 trung tâm giao dịch chứng khoán ra đời, TTCK Việt Nam đã đạt được những bước phát triển đáng kể. Đã có những bước tiến lớn về qui mô thị trường, cả về số lượng lẫn chất lượng chứng khoán. TTCK 6 tháng đầu năm 2007 phát triển cả về số lượng chứng khoán, số lượng nhà đầu tư và các tổ chức dịch vụ chứng khoán. Nếu cuối năm 2006, tổng giá trị vốn hoá thị trường khoảng 14 tỷ USD, bằng 22,7% GDP thì đến nay, mức vốn hoá của cổ phiếu đã đạt 20 tỷ USD, bằng 31% GDP, trong đó vốn hoá của trái phiếu đạt hơn 80.000 tỷ đồng, bằng 8% GDP, vượt dự kiến của UBCKNN đến năm 2010 tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 30% GDP. Đến nay đã có 55 công ty chứng khoán, 18 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lưu ký. Vốn điều lệ của các công ty đạt 5.354 tỷ đồng, gấp 7,4 lần năm 2005. Nhà đầu tư tham gia ngày càng đông đảo vào TTCK thể hiện ở số lượng tài khoản chứng khoán mới mở tăng mạnh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu năm. Hiện có khoảng 200.000 tài khoản chứng khoán, trong đó 4.400 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, tăng 7 lần so với năm 2005 và 1.5 lần so với năm 2006. Kể từ đầu năm, hơn 40 DN đã được tổ chức đấu giá cổ phần hoá với gần 451 triệu cổ phần. Hiện cả 2 TTGDCK có 196 cổ phiếu, 2 CCQ và 500 loại trái phiếu. Nhìn chung, hoạt động thị trường chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (từ đầu năm đến giữa tháng 3) phát triển mạnh mẽ và giai đoạn 2 (từ nửa cuối tháng 3 đến hết quý II) giảm nhiệt với biến động trồi, sụt mạnh. TTGDCK TPHCM: Chỉ số VN-index đã vượt mốc 1000 điểm vào ngày 19/01 với 1023,05 điểm, và từ đó, xoay quanh ngưỡng 1000 điểm. Trong 3 tháng đầu năm 2007, VN-index tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,41%/tháng và giá trị giao dịch bình quân lên đến hơn 1000 tỷ đồng/phiên. Trong đó, riêng tháng 1 đã đạt tốc độ tăng trưởng 38,25%/tháng. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 3, VN-index bắt đầu sụt giảm 10 [...]... Đảng và Nhà nước đã đề ra MỤC LỤC: LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2 I.1 Thị trường chứng khoán là gì? 2 I.2 Chức năng của TTCK 2 16 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 I.3 Cơ cấu thị trường chứng khoán 3 CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 5 II.1.Sự hình thành và phát triển. .. CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Thị trường chứng khoán Việt Nam còn đang trong quá trình hình thành và phát triển, vì vậy rất cần những giải pháp đồng bộ của các ban ngành có chức năng và những kiến nghị đóng góp của mọi công dân Sau đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bình đẳng và đồng... LIỆU THAM KHẢO: 1.Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15-6-2007 2 .Thị trường chứng khoán- PGS.TS Lê Văn Tư- Lê Tùng Vân 3 .Thị trường chứng khoán và bước đầu hình thành thị trường chứng khoán tại Việt Nam-PGS Võ Thành Hiếu- Thạc sỹ Bùi Kim Yến 4.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính- Frederic S Mishkin 5.website Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước SSC 6.www.hastc.org.vn 18 ... phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 5 II.2.Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 8 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10 KẾT LUẬN 12 MỤC LỤC 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 17 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam... rủi ro, tránh những biến động lớn và đột ngột của TTCK; trong đó, Chính phủ cần đóng vai trò định hướng thông tin và dẫn dắt thị trường, điều chỉnh thị trường bằng những công cụ thích hợp, mở rộng các công cụ tài chính phái sinh, hình thành quỹ bình ổn thị trường và đảm bảo sự an toàn hệ thống Tăng cường hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng, giúp các nhà... việc cần thiết để có thể cạnh tranh với các công ty chứng khoán nước ngoài KẾT LUẬN: Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Qua 7 năm thực hiện, TTCK Việt Nam đã có những bước đi đáng kể và đã đạt được những thành tựu to lớn Tuy nhiên chặng đường phía trước... rằng, mặc dù đã đạt được những kết quả khá ấn tượng và được xem là thị trường chứng khoán hấp dẫn nhất thế giới năm 2006, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn khá thất thường, chưa thể coi là thước đo của nền kinh tế và chưa là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp Quan hệ cung cầu chứng khoán mất cân đối nghiêm trọng và tâm lý đầu tư ngắn hạn theo kiểu “bầy đàn” đã khiến... Nhà nước và liên kết với thị trường vốn quốc tế, chuyển Hostc thành 13 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, có nhiệm vụ tổ chức thị trường cho các loại chứng khoán đủ điều kiện niêm yết, Hastc tổ chức thị trường cho các cổ phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán, ... lý và giám sát thị trường OTC Xây dựng thị trường trái phiếu Chính phủ trên cơ sở tham gia của các nhà tạo lập thị trường, khuyến khích các tập đoàn và các công ty lớn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cải tiến phương thức giao dịch nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường, chuẩn hóa các đợt phát hành nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, thiết lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các nhà tạo lập thị trường. .. đó, các công ty chứng khoán trong nước cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng cải thiện quy mô vốn, nâng cao chất lượng và loại hình dịch vụ, đổi mới công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng chuẩn mực quốc tế trong quản trị công ty chứng khoán, nâng cao khả năng giám sát, kiểm soát nội bộ và hiệu quả tác nghiệp của công ty chứngkhoán Phát triển thị trường vốn theo . CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM II.1.Sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM Thị trường chứng khốn Việt Nam còn đang trong q trình hình thành và phát triển, vì