Đề thi mẫu THPT quốc gia môn văn năm 2015 Trường THPT Lương Thế Vinh

6 4.4K 6
Đề thi mẫu THPT quốc gia môn văn năm 2015 Trường THPT Lương Thế Vinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT ĐỀ KHẢO SÁT KIẾN THỨC LƯƠNG THẾ VINH (KÌ THI THPT QUỐC GIA) LẦN THỨ NHẤT, NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ BÀI: A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. Đọc hiểu (2,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn? Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời. Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy mọi người chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả. (…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay tức thì " cho nó "hot"!", một người bảo vậy" ( Gần mặt…cách lòng - Lê Thị Ngọc Vi - Tuổi trẻ Online 04/05/2014) a/ Đoạn văn trên nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay ? b/ Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì ? Điều đó trái với sự tiếp đãi của gia chủ ra sao? b/ Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi đặt khi đặt nhan đề cho bài báo? Em hiểu nhan đề đó như thế nào? Câu II. Nghị luận xã hội (3,0 điểm) - “ Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi”… ( Trích lời bài hát “Cát bụi”- Trịnh Công Sơn) - “ Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác” (Xukhômlinxki) Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên. B. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Nghị luận văn học: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn văn viết về cảnh cho chữ - “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ở cuối truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Qua đó làm nổi bật quan điểm thẩm mĩ về nghệ thuật của nhà văn . Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông 1 Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau. Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ. Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời”. (Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Từ sự cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Hãy bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước trong bối cảnh hiện nay ? - Hết- 2 TRƯỜNG THPT ĐỀ KHẢO SÁT KIẾN THỨC LƯƠNG THẾ VINH (KÌ THI THPT QUỐC GIA) LẦN THỨ NHẤT, NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM . Câu I. (2,0 điểm). a/ Đoạn văn nói về thực trạng: giới trẻ ngày nay đang có nguy cơ chìm vào thế giới ảo của “mạng xã hội” mà quên đi cuộc sống thực: ít quan tâm, trò chuyện với những người xung quanh hơn là cập nhật thông tin cá nhân và trao đổi bằng những tin nhắn, bình luận…trên Facebook. b/ Những người đi dự đám cưới tập trung vào chiếc điện thoại: ở đó, họ bình luận về những gì diễn ra trên Facebook, chụp hình rồi đưa lên Facebook… Trái với sự tiếp đãi chu đáo của gia chủ: từ khâu tiếp khách, lễ nghi, chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn c/ Cách đặt nhan đề: sử dụng cách nói từ câu thành ngữ “Xa mặt cách lòng”; sáng tạo trong cách nói đối lập để tạo mâu thuẫn, nghịch lí: “Gần mặt - cách lòng” để chuyển tải thông tin chính: mọi người (nhất là giới trẻ) hiện tại ít quan tâm nhau hơn dù đang sống cạnh nhau. Đây là một nhan đề ấn tượng. Câu II. (3,0 điểm. a.Về kỹ năng : Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, kết hợp linh hoạt các thao tác lập luận, bố cục chặt chẽ, kết cấu mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, không mắc các loại lỗi thông thường ( hành văn, chính tả ) b) Về nội dung kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần tập trung làm rõ ý cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. * Giải thích hai ý kiến: + Ý kiến thứ nhất: nhấn mạnh sự nhỏ bé mong manh, hư vô của kiếp người. + Ý kiến thứ hai: khẳng định giá trị của con người: “ in dấu” là đóng góp của họ cho cuộc đời, cho con người. Hai ý kiến xuất phát từ hai quan niệm sống trái ngược nhau. * Bàn luận: + Ý kiến thứ nhất: xuất phát từ suy nghĩ con người nhỏ bé, hữu hạn. Đó là lối sống tiêu cực, thụ động, thiếu niềm tin, thiếu ý chí vươn lên. + Ý kiến thứ hai: tin tưởng vào giá trị của con người trong cuộc sống. Cuộc sống có ích, có ý nghĩa qua những đóng góp, cống hiến cho cuộc đời và bằng tấm lòng, tình cảm cao đẹp. + Mối liên quan giữa hai ý kiến: con người bé nhỏ trong vũ trụ bao la nên cần sống có ý nghĩa để làm một “hạt bụi vàng”. + Khẳng định lối sống thứ hai tích cực, cao đẹp; phê phán lối sống bi quan, tiêu cực. * Chứng minh những lối sống đẹp. * Bài học về nhận thức và hành động của bản thân. Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm) a.Về kỹ năng : Vận dụng được kỹ năng cảm nhận tác phẩm tự sự - Biết cách trình bày một bài làm văn (mở bài: giới thiệu được vấn đề, kết bài: nêu ý kiến bản thân, nhấn mạnh vấn đề ) - Xác định đúng yêu cầu của đề, không phân tích chung chung về tác phẩm hay nhân vật. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc các loại lỗi thông thường ( hành văn, chính tả ) 3 b) Về nội dung kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần tập trung làm rõ ý cơ bản sau: * Đoạn văn viết về cảnh cho chữ là đoạn hay nhất, kết tinh nghệ thuật của toàn tác phẩm. + Cảm hứng mãnh liệt trước cảnh tượng “ xưa nay chưa từng có”. + Ngôn từ sắc cạnh, trang trọng cố kính, chi tiết sinh động, gợi cảm, thủ pháp đối lập - Đoạn văn có sự kết hợp hiệu quả đến mức điêu luyện của nhiều thủ pháp nghệ thuật: dựng cảnh, dựng người, tương phản, ngôn từ sắc sảo đã làm nổi bật hơn bao giờ hết vẻ trang trọng, uy nghi, rực rỡ, hào quang bất tử của hình tượng nhân vật Huấn Cao. * Hình tượng nhân vật Huấn Cao uy nghi ngời sáng . Thủ pháp đối lập được khai thác triệt để: + Việc cho chữ là một sáng tạo nghệ thuật thanh cao với mực thơm, lụa trắng lại diễn ra “trong một căn buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” + Sự đối lập giữa hình ảnh kì vĩ của người tử tù " cổ đeo gông, chân vướng xiềng lại đang ung dung phóng bút tạo nên những nét chữ tài hoa với hình ảnh co ro của thầy thơ lại “ tay run run bưng chậu mực, và viên quản ngục “khúm núm”, vái lạy người tù. - Trật tự kỉ cương nhà tù bị đảo ngược : người đang làm chủ không phải là kẻ đại diện cho quyền lực thống trị mà chính là kẻ tử tù đang bị xiềng, gông đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao thượng đối với cái xấu xa, thấp hèn. - Qua cảnh cho chữ, chủ đề của tác phẩm được thể hiện sâu sắc. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng. • Quan niệm thẩm mĩ về nghệ thuật của Nguyễn Tuân: - Cái đẹp gắn liền với cái thiện, cái tài gắn với cái tâm, cái đẹp không sống chung với cái ác, cái xấu; Cái đẹp có sức mạnh cảm hoá, cái đẹp là bất tử, cái đẹp chiến thắng. Đó là một quan niệm đúng đắn và tiến bộ. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) 1.Về kỹ năng : Vận dụng được kỹ năng cảm nhận thơ trữ tình. - Biết cách trình bày một bài làm văn (mở bài: giới thiệu được vấn đề, kết bài: nêu ý kiến bản thân, nhấn mạnh vấn đề liên hệ) - Xác định đúng yêu cầu của đề, không phân tích chung chung về một tác phẩm hay đoạn thơ. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc các loại lỗi thông thường ( hành văn, chính tả ) 2. Về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần tập trung làm rõ ý cơ bản sau: a. Về nội dung: * Cảm nhận đất nước ở phương diện chiều rộng của không gian: Các cách định nghĩa nghệ thuật về Đất Nước. - Ở lần định nghĩa thứ nhất, cả Đất và Nước đều là không gian tồn tại rất thân thuộc, rất riêng tư gắn bó của “anh” và “em”. Kết hợp chất liệu thực tế, diễn tả giản dị, cách giải thích tỉ mỉ của nhà thơ khiến ta hình dung ra được một cách cụ thể: Đất Nước là con đường; là mái trường cho ta bao kiến thức; dòng sông, bến nước…gắn bó thân thuộc với đời sống học tập, sinh hoạt của con người. Đất Nước còn gắn bó với những tình cảm riêng tư, chứng kiến tình yêu lứa đôi với bao niềm thương, nỗi nhớ, nhất là nỗi nhớ thầm của người con gái trong tình yêu. - Ở lần định nghĩa thứ hai, từ không gian gần gũi, Đất Nước trở nên xa xôi, mênh mông huyền ảo. Nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nước của nhân 4 dân.Từ đó có thể hiểu rằng: Đất nước là núi, là rừng, là sông, là biển với tài nguyên phong phú * Cảm nhận về ĐN ở phương diện chiều dài thời gian, chiều sâu của văn hóa: ĐN được cảm nhận từ quá khứ với huyền thoại “ Lạc Long Quân và Âu Cơ” cho đến hiện tại với những con người không bao giờ quên nguồn cội dân tộc, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ. => Đất nước là sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tai, tương lai…vững bền mãi mãi * Đoạn thơ "Trong anh và em hôm nay mơ mộng" thể hiện những nhận thức sâu sắc về Đất Nước. Những suy ngẫm của tác giả về trách nhiệm của thế hệ mình với ĐN : - Trong đó nổi bật là hình ảnh Đất Nước hiện lên trong quan hệ gắn bó máu thịt với mỗi con người. - Niềm tin và hi vọng về tương lai tươi sáng của Đất Nước. - Suy ngẫm về trách nhiệm và mong muốn được cống hiến, hi sinh cho Đất Nước. + Em ơi em vừa là cách xưng hô gần gũi, thân thiết, vừa là lời tâm tình tha thiết. Nhà thơ chọn hình thức đối thoại tâm tình để thể hiện sự tự ý thức, tự nhận thức về một vấn đề sâu sắc “Đất Nước là máu xương của mình”. Đất Nước không còn là khái niệm xa lạ, trừu tượng mà là máu thịt đối với mỗi con người. Đất Nước có ngay trong chính bản thân mỗi con người, là một phần tâm hồn của mỗi người. + Vì vậy, mỗi người phải biết: Gắn bó - san sẻ - và hóa thân. Gắn bó là biết yêu đất nước bằng tâm hồn và suy nghĩ; san sẻ là gánh vác một phần trách nhiệm bằng hành động cụ thể; và hóa thân là mức độ cao nhất, nếu cần phải biết hi sinh cả tính mạng của mình. + Nếu mỗi người đều ý thức được điều đó thì sẽ “Làm nên Đất Nước muôn đời” - có nghĩa là đất nước sẽ vững mạnh, trường tồn. b. Về nghệ thuật: - Đoạn thơ không chỉ thể hiện tập trung chủ đề mà còn tiêu biểu cho chất trữ tình - triết luận của toàn bài. + Đọan thơ sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian, với cấu trúc ngôn ngữ “ Đất là…, Nước là…Đất Nước là…”, nhà thơ đã định nghĩa bằng cách tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng liêng. + Hình thức đối thoại kết hợp với độc thoại, vừa nói với mọi người, vừa nói với chính mình: là lời nhắn nhủ tâm tình chân tình. Giọng điệu trữ tình đằm thắm. + Giọng điệu đoạn thơ vừa tha thiết, sâu lắng, vừa trang nghiêm. Nhờ đó mà ý thơ dễ đi vào cảm xúc và suy nghĩ của người đọc. + Đoạn thơ vừa đậm chất triết lí, chất trí tuệ lại giàu chất trữ tình, chan chứa tình cảm, cảm xúc. c. Suy nghĩ gì về lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước trong bối cảnh hiện nay ? * Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan niệm đúng đắn về Đất Nước và ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình và thế hệ mình trước vận mệnh của dân tộc. Tư tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Thí sinh phải trình bày được: - Lòng yêu nước của thế hệ trẻ được biểu hiện như thế nào trong bối cảnh hiện nay? - Thế hệ trẻ phải có thức trách nhiệm như thế nào đối với Đất Nước trong bối cảnh hiện tại ? - Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắt xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc. Đặc biệt là thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ chính là hiện tại và tương lai của đất nước. Mỗi người thanh niên phải có trách nhiệm tự 5 nguyện gánh vác những công việc chung của đất nước. (+ Học tập, trau dồi tri thức, bắt kịp yêu cầu của thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng về tư tưởng, rèn luyện sức khỏe… để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Cần phải có ý thức sâu sắc về chủ quyền, lãnh thổ Đất Nước. + Cần phải có những hành động thiết thực để thể hiện lòng yêu nước. + Phản đối những hành động vi phạm chủ quyền đất nước + Dám chiến đấu hi sinh bảo về chủ quyền Đất Nước. + Tỉnh táo, sáng suốt, bình tĩnh ko mắc vào âm mưu chia rẽ tinh thần đoàn kết dân tộc của kẻ thù) THANG ĐIỂM. - Điểm 8-9: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có nét riêng trong cách hành văn, sáng tạo nhưng hợp lí, liên hệ thực tế tốt, chữ đẹp, không mắc lỗi chính tả - Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 2-3: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại. - Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn ./. KIỂM TRA, KÍ CỦA TỔ TRƯỞNG CM : GV RA ĐỀ VÀ LÀM ĐÁP ÁN: 6

Ngày đăng: 25/07/2015, 09:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan