ĐỀ SỐ 09 Câu 1 Tóm tắt truyện chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (trong khoảng từ 10 – 12 dòng) 1 điểm Câu 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: ” Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính Cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra lao! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả.” a. Ông Hai nói: ” Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào? b. Trong câu nói ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng? 1 điểm Câu 3 Viết một đọan văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) với chủ đề: ” Lời xin lỗi” (Trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp) 3 điểm Câu 4 Bài Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên. Qua khúc hát ru ở phần cuối bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ” Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối Anh trai cầm súng, chị gái cầm chuông Mẹ địu em đi đề giành trận cuối Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn - Ngủ ngoan a- kay ơi , ngủ ngoan a- kay ơi hỡi Mẹ thương a- kay, mẹ thương đất nước Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người Tự do ” 5 điểm TRẢ LỜI: Câu 1: Tóm tắt truyện chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ( trong khoảng từ 10 – 12 dòng) - Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến từ khi con gái anh vừa tròn tuổi. Sau hiệp định kí kết lập lại hoà bình cho đất nước anh được về phép thăm con gái và gia đình. Với lòng mong mỏi được gặp con của mình, anh khát khao được nhận con gái. - Nhưng bé Thu, con gái anh không nhận anh là cha chỉ vì vết sẹo trên mặt không giống với bức ảnh anh chụp với vợ anh lúc cưới. Không những thế, bé Thu còn đối xử với anh như ngưòi xa lạ, luôn xa lánh anh Sáu. Anh khổ tâm vô cùng. Trong suốt ba ngày nghỉ phép, anh không đi chơi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc con, mong được gần gũi và được con gái mình gọi một tiếng cha thiêng liêng ý nghĩa. Cho đến tận giây phút cuối cùng chia tay mọi ngưòi để anh trở lại chiến khu, thì bất ngờ bé Thu thét gọi cha mình trong niềm xúc động mãnh liệt. - Trở lại chiến trường anh mang theo lời hứa sẽ mua cho con chiếc lược. Tháng ngày ở chiến khu, với lòng nhớ con khôn nguôi, anh dồn toàn bộ tâm sức, tình thương của mình vào việc khắc tặng con một chiếc lược bằng ngà voi, mong ngày chiến thắng trở về yêu tặng con mình. Nhưng thật không may, trong một trận càn của địch, ông Sáu bị thương nặng. - Trước lúc nhắm mắt, ông chỉ kịp trao lại cho ngưòi bạn của mình là ông Ba chiếc lược với lời nhắn hãy trao tận tay con gái bé bỏng của ông món quà thiêng thiêng này. Thực hiện nguyện ước của bạn mình như đã hứa, ông Ba đã trao tận tay bé Thu chiếc lược khi cô đã là cô giao liên giỏi giang, dũng cảm mưu trí. Câu 2 : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: ” Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính Cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra lao! Láp hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả.” a) Ông Hai nói: ” Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào? b) Trong câu nói ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng? - Ông Hai nói: ” Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” - > Là cách nói Hoán dụ , lấy làng để chỉ những người dân chợ Dầu. - Trong câu nói, ông Hai dùng sai từ” Mục đích” , lẽ ra phải nói ” mục đích kích” mới đúng. Câu 3: Viết một đọan văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) với chủ đề: ” Lời xin lỗi” ( Trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp) Mẹ ơi, đã bao lần con không học bài, làm bài, bị điểm kém, cư xử thiếu lễ độ với mọi người.Mẹ mắng con nhưng rồi con vẫn lại mắc lỗi, bị điểm kém, vẫn ham chơi Mẹ thở dài, trên trán mẹ có thêm một nếp nhăn. Mẹ ơi , dù con mắc lỗi bao nhiêu lần mẹ vẫn tha thứ. Trong kí ức non nớt, bồng bột con cứ tưởng những lỗi lầm ấy rồi cũng sẽ phai mờ. Nhưng còn mẹ, mẹ vẫn nhớ tất cả những lỗi lầm ấy như những vết thương lòng không thể chữa khỏi.Con nhớ như in những lần con bị ốm . Mẹ thức suốt đêm, đôi mắt trũng xuống lo âu, khi con bị sốt phải nghỉ học. Mẹ đã khóc , ôm chặt con vào lòng. Con thấy rõ điều đó trong tiếng thở dài của mẹ, trên vần trán có đầy những nếp nhăn mà con không bao giờ đếm nổi là bao nhiêu. Giờ con hiểu ra tất cả thì mẹ ” Không còn nửa trên cỏi đời này”. Mẹ ơi, con ngàn lời xin lỗi mẹ. Mẹ ơi. Có lẽ nơi suối vàng mẹ cũng chấp nhận cho con. Câu 4: Bài Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên. Qua khúc hát ru ở phần cuối bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối Anh trai cầm súng, chị gái cầm chuông Mẹ địu em đi đề giành trận cuối Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn - Ngủ ngoan a- kay ơi , ngủ ngoan a- kay ơi hỡi Mẹ thương a- kay, mẹ thương đất nước Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người Tự do ” a) Mở bài: - Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong môi trường quân đội, thời kì chống Mĩ cứu nước. - Bài thơ có ba khúc ca, mỗi khúc có 2 khổ, được sáng tạo theo âm điệu dân ca, điệu ru con của đồng bào Tà- ôi trên miền núi Trị Thiên. Đây là khúc ca thứ 3 thể hiện tình thương con gắn với tinh thần chiến đấu, với lòng yêu nước của người mẹ Tà- ôi. b) Thân bài: • Người mẹ tảo tần, lam lũ : - Hình ảnh người mẹ gắn bó với hoàn cảnh, công việc chiến đấu. Đó là lúc ” Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối” muốn đẩy đồng bào Tà – ôi vào chỗ chết, nên mẹ phải địu con không phải để giã gạo, tỉa bắp mà là ” chuyển lán”,”đạp rừng”. Mẹ cùng ”anh trai , cầm súng” , ”chị gái cầm chông” ra trận , đi tiếp tế, đi tải đạn, di chuyển lương thực với tinh thần quyết tâm tin tưởng vào thắng lợi. “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối Anh trai cầm súng, chị gái cầm chuông Mẹ địu em đi đề giành trận cuối Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn” • Mong ước của mẹ: – Mong ước của mẹ là mơ ước” Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần” hay con mau chống lớn khôn, có sức khỏe cường tráng , “ vung chày lún sâu” , “con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ” làm người Tự do. Đó chính là ngày miền Nam được giải phóng , đất nước được thống nhất , con được làm người dân của đất nước độc lập tự do. “Ngủ ngoan a- kay ơi , ngủ ngoan a- kay ơi hỡi Mẹ thương a- kay, mẹ thương đất nước Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người Tự do ” c) Kết bài: - Người đọc xúc động trước tấm lòng vị tha ,nhân hậu của bà mẹ Tà- ôi , của những người mẹ miền Tây Thừa Thiên và cũng là phụ nữ Việt Nam nói chung, và tấm lòng của tác giả đối với các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Liên hệ với hình ảnh người Bà trong bài thơ : bếp lửa” của Bằng Việt. . con gái anh không nhận anh là cha chỉ vì vết sẹo trên mặt không giống với bức ảnh anh chụp với vợ anh lúc cưới. Không những thế, bé Thu còn đối xử với anh như ngưòi xa lạ, luôn xa lánh anh. càn của địch, ông Sáu bị thương nặng. - Trước lúc nhắm mắt, ông chỉ kịp trao lại cho ngưòi bạn của mình là ông Ba chiếc lược với lời nhắn hãy trao tận tay con gái bé bỏng của ông món quà thiêng. Dầu. - Trong câu nói, ông Hai dùng sai từ” Mục đích” , lẽ ra phải nói ” mục đích kích” mới đúng. Câu 3: Viết một đọan văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) với chủ đề: ” Lời xin lỗi” (