đề ôn luyện ngữ văn tuyển sinh 10, đề số 13

3 462 0
đề ôn luyện ngữ văn tuyển sinh 10, đề số 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ SỐ 13 Câu 1 Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì? Tác giả tạo ra tình huống đó nhằm mục đích gì? 1 điểm Câu 2 Phát hiện và sửa chữa lỗi về phép liên kết câu trong đoạn văn sau: ” Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Nhưng mây bò trên mặt đất. Tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi” 1 điểm Câu 3 Trong bàn về phép học, tác giả Chu Quang Tiềm có nói về phương pháp đọc sách như sau: ” Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ” Hãy viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) , theo cách lập luận quy nạp để thể hiện những suy nghĩ của em về phương pháp đọc trên. 3 điểm Câu 4 Tình cảm chân thành , tha thiết của nhà thơ Viễm Phương cũng như của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu qua hai khổ cuối bài thơ ” Viếng Lăng Bác” ” Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về niềm Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” 5 điểm TRẢ LỜI: CÂU 1: Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì? Tác giả tạo ra tình huống đó nhằm mục đích gì? a) Tình huống cơ bản của truyện : Đó là cuộc gặp gỡ của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư trẽ( khi xe của họ dừng lại nghỉ) tại trạm khí tượng trên núi cao. b) Mục đích của tình huống: Nhân vật chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng chỉ hiện ra trong chốc lát , đủ để các nhân vật khác kịp nhận ghi nhận một cách ấn tượng , một ” kí họa chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp trong cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Người đọc có thể cảm nhận được chủ đề tư tưởng của tác phẩm qua nhân vật. CÂU 2: Phát hiện và sửa chữa lỗi về phép liên kết câu trong đoạn văn sau: ” Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Nhưng mây bò trên mặt đất. Tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi” - Trong đoạn văn giữa câu 3 và câu 4 có quan hệ tương đồng chứ không đối lập nên dùng từ liên kết ” Nhưng” là sai - Cách sữa: bỏ từ” Nhưng” giữa hai câu CÂU 3: Trong bàn về phép học, tác giả Chu Quang Tiềm có nói về phương pháp đọc sách như sau: ” Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ” Hãy viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) , theo cách lập luận quy nạp để thể hiện những suy nghĩ của em về phương pháp đọc trên Đọc sách là một vấn đề đã được rất nhiều người bàn đến, em cũng đã từng đọc khá nhiều sách nhưng còn tùy hứng. Chỉ đến khi đọc bài viết của Chu Quang Tiềm trong đó tác giả có bàn về phương pháp đọc sách: ” Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Em mới vỡ lẽ ra rất nhiều điều về cách chọn sách, cách đọc sách ,con đường đi đúng đắn để chiếm lĩnh tri thức văn hóa nhân loại. Thế nào là đọc tinh, đọc kĩ? Vấn đề tưởng là hai mà thực chất là một. Không thể đọc kĩ tất cả mà phải chọn những cuốn thật sự có giá trị. Chọn được cuốn có giá trị mà đọc kĩ còn hơn là đọc nhiều cuốn mà chỉ lướt qua. Tóm lại, điều chủ yếu, quan trọng nhất của việc đọc sách không phải là đọc nhiều sách mà là phải biết chọn sách có giá trị và đọc lại nhiều lần để suy ngẫm đó là phương pháp đọc đúng. (quy nạp) CÂU 4: Tình cảm chân thành , tha thiết của nhà thơ Viễm Phương cũng như của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu qua hai khổ cuối bài thơ ” Viếng Lăng Bác a) Mở bài: ”Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” - Năm 1976, nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác, đứng trước một con người vĩ đại của nhân loại, không kiềm được nỗi xúc động trào dâng. Tác giả viết bài thơ Viếng lăng Bác. - Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác. b) Thân bài: • Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng : - Khổ thơ thứ hai là một trong những khổ thơ hay nói về niềm tự hào, thương nhớ Bác của những người vào viếng Bác. - Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thơi gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt: ” Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim” + Cụm từ “ giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. + Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi. • Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam : - Khổ thơ thứ tư diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở bên Người. “Mai về niềm Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” - Từ “ muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một ca1chb khéo lé. Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu. Muốn được gắn bó bên Bác. “ Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút” c) Kết bài: - Qua hai khổ thơ, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động trà đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ. - Bài thơ có giong điệu phù hợp với nội dung bài tình cảm, cảm xúc.Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết đau xót tự hào. . ĐỀ SỐ 13 Câu 1 Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì? Tác giả tạo ra tình huống đó. phương pháp đọc sách như sau: ” Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ” Hãy viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) , theo cách lập. cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Người đọc có thể cảm nhận được chủ đề tư tưởng của tác phẩm qua nhân vật. CÂU 2: Phát hiện và sửa chữa lỗi về phép liên kết câu trong đoạn văn sau: ”

Ngày đăng: 25/07/2015, 01:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan