Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
0,96 MB
Nội dung
ĐỀ GỐC 1.Cặp mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa? A. AUG và UGG B. AUG và UUG C. UGG và AUA D. UUG và AUA [<br>] 2. Điều nào sau đây không đúng? A. Riboxom gồm hai tiểu đơn vị( tiểu đơn vị bé và tiểu đơn vị lớn), chỉ khi tham gia tổng hợp protein hai tiểu đơn vị này mới gắn liền với nhau hình thành riboxom hoàn chỉnh. B. Trong quá trình phiên mã, khi enzim di chuyển tới cuối gen là đầu 3 ’ của mạch mã gốc, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử mARN vừa được tổng hợp được giải phóng. C. tARN có chức năng mang axit amin tới riboxom và đóng vai trò như “một người phiên dịch” tham gia dịch mã trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit. D. Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm riboxom gọi tắt là polixom giúp tăng hiệu xuất tổng hợp protein. [<br>] 3. Khi nói về qúa trình điều hòa hoạt động của gen, khẳng định nào sau đây không đúng? A. Trong cơ thể ở những điều kiện nhất định, chỉ có một số gen hoạt động còn phần lớn các gen ở trạng thái không hoạt động hoặc hoạt động rất yếu. B. Quá trình điều hòa hoạt động của gen có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như điều hòa phiên mã, điều hòa dịch mã, điều hòa sau dịch mã… C. Gen điều hòa R là thành phần của operon, có vai trò điều hòa hoạt động của các gen của opron. D. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở mức độ phiên mã. [<br>] 4 Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, mỗi lần đột biến lại tạo ra một alen mới và tạo loài mới. B. Đột biến điểm gồm đột biến thay thế một cặp nucleotit và đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotit. C. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân gây đột biến gen. D. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật cũng như cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống vi sinh vật và thực vật. [<br>] 5 Cho các nhận định sau: 1. Ở sinh vật nhân thực mỗi NST thường chứa nhiều phân tử ADN. 2. Ở sinh vật nhân thực mỗi tế bào thường chứa nhiều NST. 3. Ở sinh vật nhân sơ trong tế bào chưa có NST. 4. Đột biến cấu trúc dạng đảo đoạn NST sẽ làm thay đổi kích thước NST. 5. Đột biến cấu trúc NST thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen trên NST nên thường gây hại cho thể đột biến. Số nhận định đúng là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 [<br>] 6. Hãy chọn phương án đúng khi nói về đột biến số lượng NST. A. Đột biến số lượng NST làm thay đổi kích thước của NST B. Đột biến số lượng NST gồm hai loại là: đột biến lệch bội và đột biến dị bội. C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành nên loài mới ở động vật và thực vật có hoa. D. Có thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST. [<br>] 7. Cho các bước của quá trình làm tiêu bản tạm thời NST của tinh hoàn châu chấu đực như sau: 1. Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực. 2. Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vài giọt nước cất. 3. Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn. 4. Tay trái cầm phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra để tách lấy tinh hoàn. 5. Nhỏ vài giọt oocxein axetic lên tinh hoàn và để 15 – 20 phút. 6. Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra. Trình tự đúng của quá trình làm tiêu bản là: A. 1 – 4 – 2 – 3 – 5 – 6 B. 1 – 4 – 5 – 3 – 2 – 6 C. 1 – 4 – 3 – 2 – 5 – 6 D. 1 – 5 – 4 – 3 – 2 – 6 [<br>] 8. Mười tế bào sinh trứng( 2n = 6) có kí hiệu NST là AaBbDd tiến hành giảm phân, cặp NST Aa không phân li trong giảm phân II, giảm phân I xảy ra bình thường, các cặp NST khác giảm phân bình thường ở cả giảm phân I và II. Số loại giao tử tối đa được tạo ra là A. 12 B. 8 C. 40 D. 10 [<br>] 9. Kiểu gen của một loài AB/ab,DE/de. Nếu khi giảm phân có sự rối loạn phân bào ở lần phân bào II xảy ra ở cặp DE/de thì tối đa tạo ra bao nhiêu loại giao tử? A. 12 B. 16 C. 10 D. 20 [<br>] 10. Trong thí nghiệm của Menden trên đậu hà Lan về màu sắc hoa, với hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng được F 1 toàn hoa đỏ, cho các cây F 1 tự thụ phấn được F 2 , cho F 2 tự thụ phấn thu được F 3 . Kết luận nào sau đây là đúng? A. F 2 có tỉ lệ kiểu gen là 3 : 1 B. F 3 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 5 đỏ : 3 trắng. C. F 3 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 đỏ : 1 trắng. D. F 3 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa. [<br>] 11. Mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập. Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp hai cặp gen ở F 1 là A. 3/8 B. 8/64 C. 6/64 D. 8/27 [<br>] 12. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Quy luật phân li của Menden vẫn đúng đối với các gen có tương tác bổ sung. B. Hai gen tương tác cộng gộp có thể cho tỉ lệ kiểu hình 1: 4 : 6 : 4: 1 hoặc 15 : 1 C. Một gen cũng có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. D. Khi số lượng gen cộng gộp tăng lên thì số lượng các kiểu hình giảm đi. [<br>] 13 Ở ruồi giấm, tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, cánh dài trội hoàn toàn so với tính trạng cánh cụt. Mỗi gen quy định một tính trạng và hai gen cách nhau 20cM. Cho ruồi thân xám cánh dài thuần chủng lai với ruồi thân đen cánh cụt được F 1, sau đó cho ruồi F 1 giao phối với nhau. Tỉ lệ kiểu hình thu được ở F 2 là A. 0,7 : 0,2 : 0,05 : 0,05 B. 0,51 : 0,24 : 0,24 : 0,01 C. 3 : 1 D. 1 : 2 : 1 [<br>] 14. Ví dụ nào sau đây không phải là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường? A. Thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt toàn thân ngoại trừ phần đầu mút cơ thể có màu đen. B. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hao có thể biểu hiện ở các dạng khác nhau. C. Những con bò có cùng một kiểu gen nhưng có thể cho sản lượng sữa rất khác nhau nếu điều kiện chăn nuôi khác nhau. D Ở người kiểu gen dị hợp Aa ở nam gây hói đầu, ở nữ không hói. [<br>] 15. Cho biết ở người gen A : quy định da bình thường trội hoàn toàn so với gen a: quy định da bị bạch tạng. Nếu trong một cộng đồng người cân bằng di truyền, tần số alen a = 0,4 thì xác suất một cặp vợ chồng đều có kiểu hình bình thường có thể sinh ra 3 người con, trong đó có hai con trai bình thường và một con gái bị bạch tạng là A. 1,97% B. 9,4% C. 52% D. 1,72% [<br>] 16. Ở người gen H quy định máu đông bình thường, gen h quy định máu khó đông. Gen M quy định mắt bình thường, gen m quy định bệnh mù màu. Các gen này đều nằm trên NST X không có alen trên Y. Mẹ bình thường, bố mù màu, con trai mắc cả hai bệnh. Kiểu gen của bố mẹ là? A. X HM X hm x X HM Y B. X Hm X hm x X HM Y C. X HM X hm x X hM Y D. X HM X hm x X Hm Y [<br>] 17. Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng và hoa đỏ thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 hoa đỏ : 3 hồng : 4 trắng. Nếu cho các cây hoa trắng ở F2 tạp giao tỉ lệ cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn được dự đoán ở đời con là. A. 50% B. 18.75% C. 6.25% D. 25% [<br>] 18. Khi cho lai giữa hai thứ hoa màu đỏ với thứ hoa màu vàng thu được F 1 toàn hoa màu lục. Cho F 1 tự thụ phấn được F 2 có:163 cây hoa màu lục : 55 cây hoa màu đỏ : 54 cây hoa màu vàng : 18 cây hoa màu trắng. Màu sắc hoa tuân theo quy luật: A. trội không hoàn toàn B. phân li độc lập. C. tương tác cộng gộp D. tương tác bổ trợ. [<br>] 19.Điều nào sau đây là không đúng về quy luật hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen. B. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ. C. Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50%. D. Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp. [<br>] 20. Lai phân tích ruồi giấm dị hợp 3 cặp gen thu được các kiểu hình như sau A-B-D- 160 ; A-bbdd: 45 ; aabbD- 10 ; A-B-dd: 8 ; aaB-D-: 48 ; aabbdd : 155 ; A-bbD- :51 ; aaB-dd : 53. Hãy xác định trật tự sắp xếp của 3 gen trên NST A. BAD. B. ADB. C. ABD. D. Abd. [<br>] 21. Xét một gen có hai alen (A, a) ở hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể trong đó tần số alen A là 0,6. Quần thể thứ hai có 250 cá thể trong đó tần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới có tần số alen A là A. 0,5 B. 1 C. 0,45 D. 0,55 [<br>] 22.Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định. Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu? A. 5,56% B. 12,50% C. 8,33% D. 16,6% [<br>] 23. Ở ruồi giấm, gen N nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây chết đối với con đực, và gây chết với con cái khi nó ở trạng thái đồng hợp tử trội. Những ruồi cái dị hợp tử về gen này thì đầu cánh có những mấu nhỏ (dạng đột biến). Những con ruồi cái đồng hợp tử lặn về gen này và những con ruồi đực X n Y thì bình thường (dạng hoang dại). Cho giao phối ruồi đực hoang dại với ruồi cái đột biến. Tính tỷ lệ kiểu gen giữa những con ruồi còn sống sót ở F1 và F2 lần lượt là: A. 1 : 1 : 1 và 1 : 3 : 3 B. 1 : 1 : 1 : 1 và 4 : 3 : 6 C. 1 : 1 : 1 : 1 và 1 : 1 : 1 : 1 D. 1 : 1 : 1 và 4 : 3 : 6 [<br>] 24. Đặc điểm của quần thể ngẫu phối qua nhiều thế hệ là A. có lượng biến dị di truyền rất lớn B. tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng. C. có thành phần kiểu gen thay đổi còn tần số alen không thay đổi D. không duy trì được sự đa dạng di truyền [<br>] 25. Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên? A. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn. B. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn. C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn. D. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn. [<br>] 26. Cho các dữ kiện sau: 1. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau 2. Lai giống và chọn lọc ra các tổ hợp gen mong muốn 3. Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống thuần chủng 4. Lai các dòng thuần chủng để tạo ra con lai có ưu thế lai cao. Trình tự đúng của quá trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là A. 1 – 2 – 3. B. 3 – 2 – 1. C. 1 – 4 – 3. D. 3 – 4 – 1. [<br>] 27. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến thường áp dụng với A. Vi sinh vật và động vật B. Thực vật và động vật C. Vi sinh vật và thực vật D. Vi sinh vật, thực vật và động vật [<br>] 28. Ý nghĩa nào sau đây không phải của kĩ thuật tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật? A. Nhân nhanh giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý B. Có thể tạo ra một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen C. Có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau D. Có thể tạo ra các cá thể có khả năng thích nghi cao với môi trường luôn thay đổi [<br>] 29. Trong kĩ thuật chuyển gen người ta dùng muối caxi clorua hoặc xung điện để A. làm giãn màng sinh chất của tế bào nhận ADN B. làm giãn màng sinh chất của tế bào cho ADN C. làm giãn màng nhân của tế bào nhận ADN D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp [<br>] 30. Đứa trẻ mắc hội chứng Đao có A. 47 NST B. 46 NST C. cặp NST giới tính có ba chiếc là XXX D. cặp NST giới tính chỉ có một chiếc là OX [<br>] 31. Đứa trẻ 6 tuổi trả lời được các câu hỏi của đứa trẻ 7 tuổi thì IQ của đứa trẻ đó là A. 85 B. 117 C. 120 D. 130 [<br>] 32. Hạt virut HIV chứa A. một phân tử ARN B. hai phân tử ARN C. một phân tử ADN một mạch D. một phân tử ADN hai mạch [<br>] 33. Khi nói về cơ quan tương đồng, điều nào sau đây không đúng? A. Các cơ quan tương đồng là những bằng chứng trực tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên B. Cơ quan tương đồng là các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên C. Cơ quan thoái hóa cũng được coi là cơ quan tương đồng D. Cánh dơi và tay người là các cơ quan tương đồng [<br>] 34. Nội dung nào sau đây là sai khi nói về học thuyết tiến hóa của Đacuyn A. Qua CLNT lâu dài con người đã tạo ra các loại rau su hào, cải bắp, súp lơ từ cây mù tạc hoang dại B. Đacuyn là người đầu tiên đã thu thập được rất nhiều bằng chứng về sự tiến hóa hình thành các loài sinh vật từ loài tổ tiên bằng cơ chế CLTN C. Trong đấu tranh sinh tồn, các cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con cháu hơn cho quần thể. D. CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể [<br>] 35. Những nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện trong quần thể những alen mới hoàn toàn mà trước đó quần thể không có? A. Đột biến gen và CLTN B. Đột biến gen và di nhập gen C. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên D. Di nhập gen và CLTN [<br>] 36. Các nhà khoa học thường dùng các tiêu chuẩn nào để phân biệt hai loài sinh sản vô tính? A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản B. Tiêu chuẩn hình thái C. Tiêu chuẩn phân tử, cách li sinh sản D. Tiêu chuẩn hóa sinh, hình thái, phân tử [<br>] 37. Lipit có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành sự sống trên Trái Đất vì? A. Lipit tạo nên lớp màng bán thấm bao bọc các hợp chất hữu cơ bên trong tạo tế bào sơ khai B. Lipit là thành phần của vật chất di truyền C. Lipit được cấu tạo từ glixerol và axit béo D. Lipit cùng với ADN cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào [<br>] 38. Thứ tự xuất hiện các loài trong chi Homo là A. H. habilis - H. erectus – H. sapiens B. H. erectus - H. habilis – H. sapiens C. H. habilis – H. sapiens - H. erectus D. H. habilis – H. neanderthalensis – H. sapiens [<br>] 39. Cần phải bảo vệ đa dạng của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy vì: A. Các loài cây này được dùng để chữa bệnh cho con người và vật nuôi B. Các loài cây này có giá trị kinh tế rất cao C. Chúng có giá trị thẩm mĩ cao D. Con người có thể khai thác các những gen quý hiếm từ chúng hoặc tạo ra các giống cây trồng mới [<br>] 40. Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiên đại, tiến hóa có thể chia thành A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn B. Tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học C. Tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học D. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học [<br>] 41. Chim ăn hạt có mỏ ngắn và rộng; chim hút mặt hoa có mỏ dài, mảnh; chim ăn thịt có mỏ quắp, khỏe. Ba loài chim này có cùng nơi ở. Chiều dài và chiều rộng của mỏ chim là ví dụ thể hiện: A. Ba loài chim nói trên thuộc ba ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau B. Ba loài chim nói trên thuộc cùng một ổ sinh thái C. Ba loài chim nói trên có giới hạn sinh thái khác nhau D. Ba loài chim nói trên có giới hạn sinh thái như nhau [<br>] 42. Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể A. Bò rừng tập trung thành đàn trong quần thể B. Đàn chó rừng săn trâu rừng C. Cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay trứng chưa nở làm thức ăn D. Lúa và cỏ dại tranh dành nhau ánh sáng và dinh dưỡng [<br>] 43. Cho các quần thể sau: 1. nhóm cây bụi mọc hoang dại 2. cây thông trong rừng thông 3. sâu sống trên tán lá cây 4. các loài cây gỗ sống trong rừng nhiệt đới 5. chim hải âu làm tổ 6. đàn trâu rừng Trong tự nhiên những quần thể nào phân bố đều A. 2, 5 B. 2, 3, 4 C. 2, 5, 6 D. 2, 4, 5 [<br>] 44. Rươi là động vật có giá trị dinh dưỡng cao, mùa thu hoạch rươi là “ tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng năm”. Có thể dùng kiến thức sinh học nào sau đây để giải thích về mùa thu hoạch rươi A. Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì B. Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì C. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể D. Trạng thái cân bằng của quần thể [<br>] 45. Ví dụ nào sau đây thuộc mối quan hệ hợp tác giữa hai loài? A. Chim hút mật hoa B. vi sinh vật sống trong dạ cỏ của bò C. Phong lan sống trên cây gỗ lớn D. Tầm gửi sống trên cây bưởi [<br>] 46. Dưới đây là các dữ kiện về sự thay đổi của điều kiện tự nhiên trong quá trình diễn thế sinh thái của một hồ nước nông: 1. lượng mùn bã dưới đáy hồ tăng dần 2. hồ nước có nhiều nước, đáy có ít mùn bã 3. lượng mùn bã dưới đáy hồ tiếp tục tăng, hồ bị lấp cạn dần 4. điều kiện tự nhiên trong hồ thay đổi hẳn, chuyển từ hồ nước thành vùng đất trên cạn 5 đáy hồ bị nâng cao hơn, nước cạn dần và hồ biến thành vùng đất trũng. Quá trình biến đổi tuần tự là A. 2 – 1 – 3 – 5 – 4 B. 2 – 1 – 5 – 3 – 4 C. 2 – 3 – 1 – 5 – 4 D. 4 – 3 – 1 – 2 – 5 [<br>] 47. Khẳng định nào sau đây về hệ sinh thái là sai? A. Hệ sinh thái nhân tạo ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người B. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh và năng suất sinh học cao C. Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là đều có những đặc điểm chung về thành phần cấu trúc D. Hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống, qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng [<br>] 48. Cho các sinh vật sau: tảo lục đơn bào, cây lúa, giun đũa, nhện. Các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm A. cây lúa B. cây lúa , nhện, tảo lục đơn bào C. cây lúa, tảo lục đơn bào D. cây lúa, giun đũa, tảo lục đơn bào [<br>] 49. Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp bảo vệ nguồn nước trên Trái Đất? A. Bảo vệ rừng B. Bảo vệ nguồn nước sạch C. Tiết kiệm nước D. Tăng cường sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật [<br>] 50. Phần lớn năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng tiêu hao qua A. hô hấp và chất thải B. chất thải ( phân động vật, chất bài tiết, các bộ phân rơi rụng…) C. hô hấp D. các sinh vật bị chết. . lo i chim n i trên thuộc ba ổ sinh th i dinh dưỡng khác nhau B. Ba lo i chim n i trên thuộc cùng một ổ sinh th i C. Ba lo i chim n i trên có gi i hạn sinh th i khác nhau D. Ba lo i chim n i trên. thành A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn B. Tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học C. Tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học D. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học [<br>] 41 biệt hai lo i sinh sản vô tính? A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản B. Tiêu chuẩn hình th i C. Tiêu chuẩn phân tử, cách li sinh sản D. Tiêu chuẩn hóa sinh, hình th i, phân tử [<br>] 37. Lipit