1. Trang chủ
  2. » Đề thi

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC HÓA HỌC 2014 LẦN 2

4 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 111,09 KB

Nội dung

Hóa Học Đề 2 Câu 2: Ứng với công thức phân tử C3H6O2 có x đồng phân làm quỳ tím hóa đỏ; y đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với Na; z đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3/NH3 và t đồng phân vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Khẳng định nào sau đây không đúng: A: x = 1 B: y = 2 C: z = 0 D: t = 2 Câu 3: Hãy cho biết số cặp chất không tồn tại trong cùng một dung dịch: AlCl3 và Na[Al(OH)4], Ba(OH)2 và KHCO3, FeCl3 và Na2CO3, NaH2PO4 và NaHSO4, CaCl2 và H2C2O4, (NH4)2CO3 và NaOH, Na2S và Al(NO3)3. A: 4 B: 5 C: 6 D: 7 Câu 4: Hợp chất hữu cơ (chỉ chứa C, H, O trong phân tử) có tỉ khối so với H2 bằng 37, tan trong nước tạo ra dung dịch có pH < 7, tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag kim loại. Số lượng chất hữu cơ thỏa mãn tính chất trên là: A: 1 B: 2 C: 3 D: 4 Câu 5: Cho các khẳng định sau đây: 1) Trừ các polime tự nhiên, các polime khác đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. 2) Các loại tơ, protein đều có chứa ít nhất 4 nguyên tố C, H, O và N. 3) Có nhiều polime có thể tham gia phản ứng cộng, thế và oxi hóa. 4) Các polime tổng hợp đều tan được trong các dung môi hữu cơ. 5) Các polime thiên nhiên đều có chứa ít nhất 3 nguyên tố C, H và O. 6) Có thể chuyển hóa polime này thành polime khác. Số khẳng định đúng là: A: 2 B: 3 C: 1 D: 4 Câu 6: Cho axit oxalic tác dụng với hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp thu được 5,28 gam hỗn hợp 3 este trung tính. Thủy phân lượng este trên bằng dung dịch NaOH thu được 5,36 gam muối. Hai ancol có công thức là: A: C4H9OH và C5H11OH B: C3H7OH và C4H9OH C: C2H5OH và C3H7OH D: CH3OH và C2H5OH Câu 7: Khi oxi hóa etilenglicol có thể thu được tối đa bao nhiêu hợp chất hữu cơ (không kể etilenglicol nếu còn dư): A: 3 B: 4 C: 5 D: 6 Câu 8: Hợp chất hữu cơ C3H6O2 có số đồng phân cấu tạo mạch hở là: A: 4 B: 5 C: 6 D: 7 Câu 9: Chất hữu cơ A có công thức phân tử C7H8. Cho A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 được kết tủa B. Khối lượng phân tử của B lớn hơn khối lượng phân tử của A là 214u. Số công thức cấu tạo có thể có của A là: A: 1 B: 2 C: 3 D: 4 Câu 10: Muối A có công thức C3H10O2N2 tác dụng đủ NaOH thu muối B và amin bậc 1 có số cấu tạo là: A: 4 B: 3 C: 2 D: 5 Câu 11: Cho các hợp chất sau: OF6, ClF3, SF6, I7F, Al2Cl6, BrF7, N2O4, N2O2. Số hợp chất không thể tồn tại là: A: 2 B: 3 C: 4 D: 5 Câu 12: Cho hỗn hợp hai rượu no, đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 14,65g hỗn hợp muối khan và 2 lit H2 ở 270C, 1,23 atm. Hai rượu có tên là: (C=12, O=16, H=1, Na=23) A: Rượu amylíc và butylíc B: Rượu prôpylic và butylíc C: Rượu etylíc và prôpylíc D: Rượu metylíc và etylíc Câu 13: Trong các hợp chất đơn chức mạch hở có công thức phân tử: CH2O2; H4C3O2; H4C2O2. Số chất có thể tác dụng với Ag2O/ddNH3; H2 (xt, t0); NaOH lần lượt là: A: 3,2,5 B: 3,3,3 C: 3,4,4 D: 1,2,2 Câu 14: Cho hợp chất p-HO-C6H4-CH2OH tác dụng với lượng dư axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác, đun nóng. Giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy sản phẩm tạo ra là: A: CH3-COO- C6H4-CH2OH B: HO-C6H4- CH2OOC-CH3 C: CH3-COO- C6H4-CH2OOC- CH3 D: Hỗn hợp gồm tất cả các chất trên Câu 15: Ứng với công thức phân tử C3H8O2N2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là amino axit: A: 2 B: 3 C: 4 D: 5 Câu 16: Cho từng chất H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là: A: 4 B: 6 C: 3 D: 5 Câu 17: Quá trình sản xuất Cu từ quặng CuFeS2 xảy ra các phản ứng như sau: 2CuFeS2 + 4O2 + 2SiO2 X + 2FeSiO3 + 3SO2 2X + 3O2 2Y + 2SO2 2Y + X 6Cu + SO2 Vậy X và Y lần lượt là: A: CuS và CuO B: CuS và Cu2O C: Cu2S và CuO D: Cu2S và Cu2O Câu 18: Phân lân supe photphat kép có thành phần chính là: A: Ca(H2PO4)2.CaSO4.2H2O. B: Ca3(PO4)2. C: Ca(H2PO4)2 và Ca3(PO4)2. D: Ca(H2PO4)2. Câu 19: Cho dung dịch K2CO3 dư vào dung dịch chứa hỗn hợp cation: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+. Số cation có trong dung dịch sau phản ứng là A: 3 B: 2 C: 5 D: 1 Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 20 gam 1 hỗn hợp X gồm MgO,CuO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 350 ml dung dịch HCl 2M .Mặt khác nếu lấy 0,4 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ (không có không khí) rồi thổi 1 luồn H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 7,2 gam nước .Giá trị của m là A: 24,8 gam B: 25,6 gam C: 32 gam D: 28,4 gam Câu 21: Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung tính của 2 kim loại N và M đều có hóa trị 2. Sau một thời gian thu được 3,36 lít CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu thêm được 3,36 lít CO2 (điều kiện tiêu chuẩn). Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5 gam muối khan. Khối lượng m của hỗn hợp X ban đầu là : A: 22,9 gam B: 29,2 gam C: 35,8 gam D: 38,5 gam Câu 22: Có 2 dd chứa 2 kation và 2 anion ko trùng nhau trong các ion sau: K+(0,15 mol), Mg2+(0,1 mol), NH4+(0,25 mol), H+(0,25 mol), Cl-(0,1 mol), SO42-(0,075 mol), NO3- (0,25 mol), CO32- (0,15 mol) Một trong 2 dd trên chứa A: K+ , Mg2+ , SO42- , Cl- B: K+ , NH4+ , CO32- , Cl- C: NH4+, H+, NO3-, SO42- D: Mg2+, H+, SO42- , Cl- Câu 23: Trong các chất sau, chất nào có tính axit mạnh nhất HCOOH, CH3COOH, (CH3)3CCOOH, C6H5OH A: HCOOH B: CH3COOH C: (CH3)3CCOOH D: C6H5OH Câu 24: Kết luận nào sau đây ko đúng A: Thuốc thử đặc trưng dể nhận biết anion SO42- là dung dịch BaCl2/HNO3 B: Thuốc thử đặc trưng dể nhận biết ion Cl- là dung dịch AgNO3/HNO3 C: Thuốc thử đặc trưng dể nhận biết ion NO3- trong dung dịch muối nitrat là Cu D: Thuốc thử có thể dùng để nhận biết HCO3-,CO3- là axit mạnh Câu 25: Trong phản ứng: X + HNO3 > Fe(NO3)3 + NO + H2O. Có bao nhiêu chất có thể là X trong các chất cho dưới đây: Fe ; FeO; Fe2O3 ; Fe3O4 ; Fe(OH)2 ; Fe(OH)3 ; FeS ; Fe(NO3)2: A: 6 B: 5 C: 7 D: 4 Câu 26: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơX và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là A: rượu metylic. B: etyl axetat. C: axit fomic. D: rượu etylic. Câu 27: Số đồng phân amin bậc 1, mạch thẳng có công thức phân tử C5H13N là A: 1 B: 2 C: 3 D: 4 Câu 28: Cho metanol qua ống đựng 10,4 gam CuO nung nóng thì thu được hai chất hữu cơ và 8,48 gam chất rắn. Cho hai chất hữu cơ trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thấy tạo ra 2 muối và 38,88 gam Ag. Cho hỗn hợp hai muối đó tác dụng hết với dung dịch NaOH thì được khí T. Thể tích khí T đo ở 25oC và 1 atm là: A: 13,218 lít. B: 13,195 lít. C: 13,684 lít. D: 13,440 lít. Câu 29: Chọn phát biểu đúng: A: Tính oxi hóa của Ag+ > Cu2+ > Fe3+ > Ni2+ > Fe2+. B: Tính khử của K > Mg > Zn > Ni > Fe > Hg. C: Tính khử của K > Fe > Cu > I- > Fe2+ > Ag. D: Tính oxi hóa của Ag+ > I2 > Fe3+ > Cu2+ > S2 Câu 30: Cho hỗn hợp Zn, Cu vào cốc đựng dung dịch AgNO3, khuấy đều. Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại X và dung dịch Y. Cho NaOH dư vào dung dịch Y được kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi được rắn T.Nhận định nào dưới đây là đúng : A: Zn đã phản ứng hết, Cu đã phản ứng một phần với dung dịch AgNO3. B: Zn và Cu đều đã phản ứng với dung dịch AgNO3. C: Chỉ có Zn phản ứng với dung dịch AgNO3. D: Chỉ có Cu phản ứng với dung dịch AgNO3. Câu 31: Điện phân điện cực trơ màng ngăn xốp,dd A chứa a gam Cu(NO3)2 và b gam NaCl đến khi có khí thoát ra ở cả 2 điện cực thì dừng lại thu được dd B và 0,51 mol khí C.Dung dịch B hòa tan tối đa 12,6g Fe giải phóng NO(sp khử duy nhất)và dd D.Dd D cho kết tủa với dd AgNO3.Tỏng giá trị của a+b là A: 135,36 B: 147,5 C: 171,525 D: 166,2 Câu 32: Một hỗn hợp gồm 1 amin và amino axit CnH2n+1NO2.Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol hỗn hợp được 0,03 mol CO2.Biết hỗn hợp phản ứng hết với 0,015 mol HCl được 1,3725g muối.Xác định CTPT của amino axit. A: C5H11O2N B: CH3O2N C: C4H9O2N D: C3H7O2N Câu 33: Cho các chất: Ancol etylic(1), Axit axetic(2), nước(3), metyl fomat(4) dãy nào sắp xếp đúng nhiệt độ sôi của các chất tăng dần? A: (1)<(2)<(3)<(4) B: (4)<(3)<(2)<(1) C: (4)<(1)<(3)<(2) D: (4)<(3)<(1)<(2) Câu 34: Axit phtalic C8H6O4 dùng nhiều trong sản xuất chất dẻo và dược phẩm. Nó được điếu chế bằng cách oxi hóa naphtalen bằng O2 ( xt: V2O5, 4500C) thu được anhiđrit phtalic rồi cho sản phẩm tác dụng với H2O thu được axit phtalic. Nếu hiệu suất mỗi quá trình là 80% thì từ 12,8 tấn naphtalen sẽ thu được lượng axit phtalic là: A: 13,802 tấn B: 10,624 tấn C: 10,264 tấn D: 13,28 tấn Câu 35: Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2gam. Số liên kết peptit trong A là: A: 10 B: 20 C: 9 D: 8 Câu 36: Ngu yên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p3. Công thức phân tử của hợp chất tạo bởi X và Y có dạng: A: X2Y3 B: X3Y2 C: X5Y2 D: X2Y2 Câu 38: Chọn phát biểu sai A: Phênol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic B: Phenol cho phản ứng cộng dễ dàng với brôm tạo kết tủa trắng 2,4,6- tribromphenol C: Do nhân bezen hút điện tử khiến – OH của phenol có tính axit D: Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím vì tính axit của phenol rất yếu Câu 39: Cho các chất sau: Ancol benzylic; benzyl clorua; phenol; phenyl clorua; p-crezol; axit axetic. Trong số các chất trên có bao nhiêu chất có thể tác dụng với NaOH đặc ở nhiệt độ cao và áp suất cao? A: 4. B: 6. C: 3. D: 5. Câu 40: Cho 500 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch NH3 dư thấy xuất hiện 9,8 gam. Mặt khác khi cho 500 ml dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư lại thấy tạo 15,6 gam kết tủa. Nồng độ của Cu(NO3)2 và Al(NO3)3 trong dung dịch A lần lượt là A: 0,2 M và 0,15 M. B: 0,59M v à 0,125 M C: 0,2M v à 0,4M D: 0,4M v à 0,2M. Câu 41: Hòa tan 32,52 gam photpho halogenua vào nước được dung dịch X. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch X cần 590 ml dung dịch KOH 2M. Công thức của photpho halogenua là: A: PCl5 B: PBr5 C: PBr3 D: PCl3. Câu 42: Cho các nhận xét sau: (1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin (2). Khác với axít axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng (3). Giống với axít axetic, aminoaxít có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước (4). Axít axetic và axít α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ (5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly (6). Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím Có bao nhiêu nhận xét đúng? A: 3 B: 4 C: 5 D: 6 Câu 43: X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C9H8O2 trong phân tử chỉ chứa chức axit hoặc este. X tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Tổng số đồng phân phù hợp của X (kể cả đồng phân hình học nếu có) là A: 13 B: 12 C: 11 D: 10 Câu 44: Cho các phản ứng : 1. SO2 + Cl2 → SO2Cl2 2. SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O 3. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 4. SO2 + H2O + NH3 → NH4HSO3 5. SO2 + 2HNO3 → H2SO4 + NO2↑ Hãy cho biết những phản ứng nào SO2 đóng vai trò chất khử ? A: 1, 2, 5 B: 3, 5 C: 3, 4, 5 D: 1, 3, 5 Câu 45: X là tetrapeptit Ala - Gly - Val - Ala; Y là tripeptit Val - Gly - Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X và Y (trong đó tỉ lệ mol của X và Y tương ứng là 1 : 3) với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thu được 25,328 gam chất rắn khan. Giá trị của m là : A: 17,025 gam B: 19,455 gam C: 34,105 gam D: 18,160 gam Câu 46: Phát biểu đúng là : A: Người ta không thể sử dụng ozon để tẩy trắng tinh bột và dầu ăn. B: Không thể dùng nước brom để phân biệt 2 khí H2S và SO2. C: Ở trạng thái rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử. D: Nước cường toan là hỗn hợp dung dịch HNO3 và HCl với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 1. Câu 47: Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Hãy cho biết trong các hóa chất sau: KMnO4, Cl2, NaOH, CuSO4, Cu, KNO3, KI, thì dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất ? A: 4 B: 6 C: 7 D: 5 Câu 48: Có 4 dung dịch Na2SO3, Na2CO3, Na2HCO3, và NaHSO3 đựng trong các lọ riêng biệt để phân biệt cá các dung dịch có thể dùng: A: Axit HCl và nước Brôm B: Nước vôi trong và axit HCl C: Dung dịch CaCl2 và nước Brôm D: Nước vôi trong và nước Brôm Câu 49: Khi cho 200 ml dung dịch X gồm AlCl3 a mol/l và NaCl b mol/l (a : b = 4 : 3) tác dụng với 325 ml dung dịch KOH 2M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 11,7 gam kết tủa. Nếu cho 80 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được kết tủa có khối lượng là: A: 43,05 gam B: 45,92 gam C: 107,625 gam D: 50,225 gam Câu 50: Policaproamit (nilon-6) có thể điều chế được từ axit -aminocaproic hoặc caprolactam. Để có 8,475 kg nilon-6 (với hiệu suất các quá trình điều chế đều là 75%) thì khối lượng của axit - aminocaproic sử dụng nhiều hơn khối lượng caprolactam là: A: 1,80 kg B: 3,60 kg C: 1,35 kg D: 2,40 kg . : 1. SO2 + Cl2 → SO2Cl2 2. SO2 + Ca(OH )2 → CaSO3↓ + H2O 3. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 4. SO2 + H2O + NH3 → NH4HSO3 5. SO2 + 2HNO3 → H2SO4 + NO2↑ Hãy cho biết những phản ứng nào SO2 đóng. CuFeS2 xảy ra các phản ứng như sau: 2CuFeS2 + 4O2 + 2SiO2 X + 2FeSiO3 + 3SO2 2X + 3O2 2Y + 2SO2 2Y + X 6Cu + SO2 Vậy X và Y lần lượt là: A: CuS và CuO B: CuS và Cu2O C: Cu2S và CuO D: Cu2S. Cu2S và Cu2O Câu 18: Phân lân supe photphat kép có thành phần chính là: A: Ca(H2PO4 )2. CaSO4.2H2O. B: Ca3(PO4 )2. C: Ca(H2PO4 )2 và Ca3(PO4 )2. D: Ca(H2PO4 )2. Câu 19: Cho dung dịch K2CO3 dư

Ngày đăng: 24/07/2015, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN