ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHẴN (dành cho số báo danh chẵn) Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm ) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống 2. Trong một ao, người ta có thể kết hợp nhiều loại cá: cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, cá trôi, cá chép … vì: A. mỗi loài cá có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. B. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo C. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy D. tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao 3.Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi: A. có hiện tượng ăn lẫn nhau B. số lượng cá thể nhiều thì tự chết C. số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường D. tự điều chỉnh 4. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa: A. Giảm sự cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống B. Giảm sự cạnh tranh C. Bảo vệ các loài động vật D. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống 5. Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Khả năng nào dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài có thể cùng tồn tại? A. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau trong rừng C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày D Tất cả cac khả năng trên 6. Mối và trùng roi trong ruột mối là quan hệ: A. Cạnh tranh B. Cộng sinh C. Hợp tác D. Hội sinh 7. Giới hạn sinh thái là A. khoảng xác định của nhân tố ST ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng tốn it năng lượng C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. 8. Dạng biến động nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ? A. nhiệt độ tăng đột ngột làm châu chấu ở trên cánh đồng chết hàng loạt B. cứ sau 5 năm số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do tăng nhiệt độ C. số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm D. số lượng cá thể muỗi tăng vào mùa xuân nhưng lại giảm vào mùa đông. 9. Trong trường hợp nào sau đây, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất? A. quần thể có kích thước tối đa B. quần thể có kích thước tối thiểu C. quần thể có kích thước bình thường D. quần thể phân bố theo nhóm 10. Diễn thế sinh thái là: A. quá trình hình thành nên một quần thể sinh vật mới B. quá trình tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh nên quần xã C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường D. quá trình hình thành nên loài mới ưu thế hơn. 11. Thành phần cơ bản của một hệ sinh thái bao gồm: I. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ II. Chế độ khí hậu III. Sinh vật sản xuất IV. Sinh vật phân giải V. Sinh vật tiêu thụ Phương án đúng là: A. I, III, IV, V B. I, II, III, V C. I, II, III, IV, V D. II, III, IV, V 12. Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hoá vật chất và có số lượng loài phong phú là: A. hệ sinh thái biển B. hệ sinh thái nông nghiệp C. hệ sinh thái thành phố D. hệ sinh thái tự nhiên Phần II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1 (2.0điểm). So sánh kiểu phân bố theo nhóm và kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể sinh vật?. Câu 2 (2.5 điểm). Hiện tượng khống chế sinh học là gì?Ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học? Cho ví dụ Câu 3 (2.5điểm). a. Phân biệt chuỗi và lưới thức ăn? b. Trong 1 quần xã sinh vật gồm các loài sau: cỏ dại, châu chấu, sâu cuốn lá, nhái, chuột, vi sinh vật, chim sâu, chim cú mèo, ốc bươu vàng, rắn… - Xây dựng các chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trên. - Xây dựng một lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên. _____ Hết_____ Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ LẺ (dành cho số báo danh lẻ) Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm ) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống 2. Trường hợp nào sau đây, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất? A. quần thể có kích thước tối đa B. quần thể có kích thước tối thiểu C. quần thể có kích thước bình thường D. quần thể phân bố theo nhóm 3. Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới là: A. Đặc trưng về số lượng loài B. Đặc trưng về thành phần loài C. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã D. Đặc trung về mối quan hệ sinh thái 4. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là: A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. 5. Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Mật độ B.Tỉ lệ tử vong C. Độ đa dạng D. Nhóm tu ổi 6. Nội dung quy luật giới hạn sinh thái nói lên: A .Khả năng thích ứng của sinh vật với môi trường sống B. Giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường C. Giới hạn phát triển của sinh vật D. Khả năng chống chịu của sinh vật 7. Ổ sinh thái là: A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài. C. khoảng không gian sinh thái có các điều kiện phù hợp cho sự tồn tại, phát triển ổn định của loài. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật 8. Biến động số lượng cá thể là: A. sự di cư của các cá thể từ quần thể này sang quần thể khác B. sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể C. sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể D. sự giảm số lượng cá thể của quần thể do môi trường thay đổi 9. Các dạng biến động số lượng? 1. Biến động không theo chu kì 2. Biến động theo chu kì 3. Biến động đột ngột 4. Biến động theo mùa Phương án đúng là A. 1, 2 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3 10. Thực chất của diễn thế sinh thái là: A. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau B. là quá trình biến đổi mạnh mẽ và liên tục của các nhân tố vô sinh C. là quá trình biến đổi mạnh mẽ và liên tục của các nhân tổ hữu sinh D. cả B và C 11. Một hệ sinh thái ngoài nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, còn được bổ sung thêm vật chất và năng lượng khác là: A. Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn B. Hệ sinh thái nông nghiệp C. Hệ sinh thái thành phố D. Hệ sinh thái biến 12. Thành phần cơ bản của một hệ sinh thái bao gồm: I. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ II. Chế độ khí hậu III. Sinh vật sản xuất IV. Sinh vật phân giải V. Sinh vật tiêu thụ Phương án đúng là: A. I, II, III, IV, V B. I, II, III, V C. I, III, IV, V D. II, III, IV, V Phần II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). So sánh kiểu phân bố ngẫu nhiên và kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể sinh vật Câu 2 (2.5 điểm). Trình bày sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã? Ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã? Cho ví dụ. Câu 3 (2.5 điểm) a. Phân biệt chuỗi và lưới thức ăn? b. Trong 1 quần xã sinh vật gồm các loài sau: cây bụi, chuột, vi sinh vật, mèo rừng, chim cú mèo, thỏ, hổ, cáo, gà rừng, trâu rừng… - Xây dựng các chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trên. - Xây dựng một lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên. _____ Hết_____ Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: SINH HỌC 12 Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu 0,25 đ ĐỀ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CHẴN C A C A D B A A A C C D LẺ B A C B C B B C A A B A Phần II: Tự luận (7 điểm) ĐỀ CHẴN Câu 1(2 đ): So sánh kiểu phân bố theo nhóm và kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể sinh vật - Nêu được sự giống nhau 0,5đ - Nêu được sự khác nhau về: + Đặc điểm 0,5đ + Ý nghĩa sinh thái 0,5đ + Cho ví dụ 0,5đ Câu 2 (2,5 điểm): Hiện tượng khống chế sinh học - Khái niệm khống chế sinh học 0.25 đ - Ý nghĩa sinh học 0,5đ - Ý nghĩa thực tiễn 0,5đ - Ví dụ 0,25đ Câu 3 (2,5 điểm): - Phân biệt được chuỗi và lưới thức ăn 1đ - Xây dựng các chuỗi thức ăn : + 3 chuỗi: 0,25đ + 4 6 chuỗi : 0,5đ + trên 6 chuỗi: 1đ - Xây dựng một lưới thức ăn đúng: 0,5đ ĐỀ LẺ Câu 1(2điểm): So sánh kiểu phân bố ngẫu nhiên và kiểu phân bố đồng đều - Nêu được sự giống nhau 0,5đ - Nêu được sự khác nhau về: + Đặc điểm 0,75đ + Ý nghĩa sinh thái 0,75đ + Cho ví dụ 0,5đ Câu 2 (2,5 điểm): Trình bày sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã + Nguyên nhân có sự phân tầng 0,25 đ + Phân tầng thẳng đứng 0,25 đ + Phân tầng ngang 0,25 đ + Ý nghĩa sinh học : giảm cạnh tranh , tăng sử dụng nguồn sống 0,25 đ + Ý nghĩa thực tiễn: trong sản xuất nông nghiệp phải kết hợp trồng nhiều loài cây, nuôi thả nhiều loài con trên 1 đơn vị diện tích 0,25 đ - Cho ví dụ đúng 0,2 5 đ Câu 3 (2,5 điểm): - Phân biệt được chuỗi và lưới thức ăn 1đ - Xây dựng các chuỗi thức ăn : + 3 chuỗi: 0,25đ + 4 6 chuỗi : 0,5đ + trên 6 chuỗi: 1đ - Xây dựng một lưới thức ăn đúng: 0,5đ _____ Hết_____ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 12 – Năm học 2011 - 2012 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp I. Cá thể và quần thể sinh vật 1. Môi trường và các nhân tố sinh thái 2. Quần thể và các mối quan hệ trong quần thể 3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể 4. Sự biến động số lượng cá thể - Nêu được khái niệm môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái, ổ sinh thái - Trình bày được khái niệm quần thể, các mối quan hệ và các đặc trưng cơ bản của quần thể. - So sánh được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể - Giải thích được nguyên nhân gây biến động số lượng 30% = 3 đ 33,3% hàng = 1đ TN 4 câu 66,7% hàng = 2đ 1 câu TL Chương II: Quần xã sinh vật - Quần xã và một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Diễn thế sinh thái - Nêu được các khái niệm quần xã sinh v ật, loài ưu thế, loài đặc trưng. - Nhận biết được loài ưu thế và loài đặc trưng - Trình bày được khái niệm và diễn biến của diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh - Phân biệt được quần thể và quần xã sinh vật, các mối quan hệ sinh thái trong quần xã Vận dụng hiện tượng phân tầng và hiện tượng khống chế sinh học vào sản xuất nông nghiệp. 40% = 4đ 37,5% hàng = 1,5đ 6 câu TN 25% = 1đ 1 câu TL 37,5% = 1,5đ 1 câu TL Chương III: Hệ sinh thái và sinh quyển - Hệ sinh thái - Trao đổi chất trong hệ sinh thái - Nêu được khái niệm hệ sinh thái - Nêu được khái niệm chuỗi và lưới thức ăn - Phân biệt được 2 loại chuỗi thức ăn - Phân biệt được chuỗi và lưới thức ăn Xây dựng được các chuỗi và 1 lưới thức ăn của một hệ sinh thái 30% = 3đ 8,3% hàng = 0,25đ 1 câu TN 8,3% hàng = 0,25đ 1 câu TN 83,4 % = 2,5đ 1 câu TL . Sinh vật sản xuất IV. Sinh vật phân giải V. Sinh vật tiêu thụ Phương án đúng là: A. I, II, III, IV, V B. I, II, III, V C. I, III, IV, V D. II, III, IV, V Phần II. Tự luận (7.0 điểm). của quần xã sinh vật trên. _____ Hết_____ Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011- 2 012 Môn: SINH HỌC 12 Thời. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011- 2 012 Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHẴN (dành cho số báo danh chẵn) Phần