Trắc nghiệm 3 điểm, mỗi câu 0,25 điểm Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1: Đặc điểm nào sau đây vừa là thế mạnh, vừa là hạn chế của người lao động Việt Nam?. Sản lượng lúa bình quân
Trang 1Phòng GD - ĐT Thanh Oai Kiểm tra học kì II
ĐỀ BÀI
I Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây vừa là thế mạnh, vừa là hạn chế của người lao động Việt Nam?
A Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật B Năng động
C Nhiều kinh nghiệm sản xuất D Số lượng lao động đông và tăng nhanh
Câu 2: Ưu thế để phát triển ngành công nghiệp dệt may nước ta là?
A Có nhiều nhà máy với quy mô lớn B Có thị trường rộng lớn
C Có nguồn nguyên liệu phong phú D Lao động khéo tay
Câu 3: Trong các chỉ tiêu về sản xuất lúa, đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước về?
A Diện tích lúa B Sản lượng lúa
C Năng suất lúa D Sản lượng lúa bình quân đầu người
Câu 4: Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta được triển khai từ năm?
A 1986 B 1968 C 1996 D 1976
Câu 5: Ý nghĩa lớn nhất của chủ trương đánh bắt thủy sản xa bờ là?
A Khai thác hợp lí tiềm năng của biển B Phát triển nhanh sản lượng đánh bắt
C Góp phần duy trì nguồn thủy sản gần bờ D Tất cả ý kiến trên
Câu 6: Khó khăn trong phát triển nông nghiệp của duyên hải Nam Trung Bộ là?
A Diện tích đồng bằng nhỏ, hẹp B Thường gặp nhiều thiên tai
C Đất xấu, cát lấn D Tất cả ý kiến trên
Trang 2Câu 7: Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước là đặc điểm nổi bật của dân tộc?
A Thái B Kinh C Tày D Ê-đê
Câu 8: Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên?
A Đắk Lắk B Kon Tum C Lâm Đồng D Gia Lai
Câu 9: Dân số nước ta hiện nay (2013) là bao nhiêu?
A 87 triệu người B 88 triệu người C 89 triệu người D 90 triệu người
Câu 10: Cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở trung du miền núi Bắc Bộ mà không
trồng được ở Tây Nguyên?
A Chè B Hồi C Cao su D Điều
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng trung du miền núi Bắc Bộ?
A Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh B Giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta
C Tập trung dân cư đông đúc D Có tiềm năng phát triển thủy điện lớn
Câu 12: Bắc Trung Bộ có các trung tâm kinh tế chính nào?
A Thanh Hóa, Huế, Hà Tĩnh B Huế, Vinh, Đà Nẵng
C Thanh Hóa, Vinh, Huế D Thanh Hóa, Nghệ An, Huế
II Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Nước ta có những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nào để phát
triển ngành thủy sản?
Câu 2 (2,5 điểm): Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?
Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
Câu 3 (3 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Một số sản phẩm nông nghiệp ở duyên hải Nam Trung Bộ
Đàn bò (nghìn con) 1026 1132,6 1008,6
Thủy sản (nghìn tấn) 339,5 462,9 521,1
a Vẽ biểu đồ hình cột (cột ghép) thể hiện số lượng đàn bò và số lượng thủy sản của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
b Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét
Trang 3ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊA LÍ 9 KÌ II NĂM 2014 - 2015
I Trắc nghiệm (3 điểm; mỗi câu 0,25 điểm)
Đáp
án
II Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
- Thuận lợi: có 4 ngư trường trọng điểm của nước ta
Đường bờ biển dài, dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn
Nhiều đảo, vũng vịnh => nuôi trồng thủy hải sản nước mặn trên biển
Nhiều sông, suối, ao, hồ…=> nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Sinh vật đa dạng, phong phú đặc biệt là sinh vật biển
- Khó khăn: thiên tai, nhiều nguồn vốn, môi trường suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm
Câu 2: (3 điểm)
* Vai trò: cung cấp nguồn lương thực lớn đáp ứng dân số đông
Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao
Tận dụng khai thác tốt được các ưu thế về điều kiện tự nhiên
* Điều kiện phát triển
- Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh
Địa hình chủ yếu là đồng bằng, đất phù sa màu mỡ
Sông ngòi với nhiều hệ thống sông lớn => cung cấp nước tưới, bồi đắp phù sa cho các đồng bằng Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Khó khăn: nhiều thiên tai, dịch bệnh phát sinh
Đất bị suy thoái, bạc màu, đang bị thu hẹp
Câu 3: (3 điểm)
- Vẽ biểu đồ hình cột ghép đúng, đẹp (có tên bản đồ và bảng chú giải)
- Nhận xét, rút ra kết luận